CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1. Tổng quan về phí bảo hiểm
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phí bảo hiểm
Khi doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm ra thị trường thì điều mà số đông người mua bảo hiểm quan tâm đầu tiên đó là giá của sản phẩm.
Như đã đề cập, phí bảo hiểm thực chất là giá của sản phẩm bảo hiểm. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các kế hoạch mục tiêu cụ thể khi đưa ra các mức giá đối với từng loại hình bảo hiểm riêng biệt. Cụ thể, đối với loại hình bảo hiểm tự nguyện thì hợp đồng bảo hiểm được giao kết dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, do đó mức phí bảo hiểm sẽ do các bên “tự do” thỏa thuận. Tuy nhiên đối với loại hình bảo hiểm
25 Bùi Thị Hằng Nga (2015), tlđd (1), tr. 05.
26 Điều 60, 61, 62 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
27 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội, tr.88
tài sản bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội nên bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.
Thứ nhất, phí bảo hiểm phụ thuộc vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Như đã đề cập, phí bảo hiểm thực chất là giá của sản phẩm bảo hiểm. Đặc trưng nổi bật của hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính là việc xác định chi phí để cấu thành nên giá cả của sản phẩm. Khi đưa ra giá cả của một sản phẩm bảo hiểm nhất định, các doanh nghiệp bảo hiểm thường xem xét dưới hai khía cạnh28:
Một là, giá bán kỹ thuật còn gọi là mức giá hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp hình thành nên quỹ tài chính và thanh toán cho các chi phí duy trì các hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân công, chi phí văn phòng, chi phí quảng cáo.
Hai là, giá bán thực tế còn gọi là giá thương mại. Đây là mức giá mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra để chào hàng và tiến hành thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với người mua bảo hiểm. Giá bán này đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, đảm bảo tính cạnh tranh, chiếm giữ thị phần trên thị trường, đồng thời giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh thu hút khách hàng.
Giá của sản phẩm được tạo nên từ tổng hợp các chí phí khác nhau, bao gồm cả chi phí hoạt động doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế và lợi nhuận. Thông thường các chi phí hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm thường được phân chia thành 02 loại: Một là, chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan đến việc bảo hiểm như bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm, thẩm định rủi ro, xử lý các tranh chấp; Hai là, chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm mà gắn liền với việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí văn phòng, nhân viên, nghĩa vụ thuế,… Theo chu trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí
28 Trần Tôn Châu Giang (2013), tldd (5), tr.08.
bảo hiểm của người mua bảo hiểm, sau đó dùng khoản phí này để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận bảo đảm cho việc thực hiện các cam kết với người mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, phí bảo hiểm phụ thuộc vào giá trị của tài sản là đối tượng được bảo hiểm
Khác với phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm thì phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào “giá trị” của tài sản. Như vậy, việc quy định mức phí mà bên mua bảo hiểm phải thanh toán cho DNBH được căn cứ trên giá trị tài sản là đối tượng bảo hiểm. Trường hợp, tài sản có giá trị “lớn” như tàu biển, nhà xưởng, hàng hoá giá trị cao, … thì bên mua bảo hiểm phải thanh toán mức phí bảo hiểm lớn, và ngược lại. Ví dụ, theo nội dung của bản án dân sự sơ thẩm số 03/2019/DS-ST, ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bị kháng cáo xác định: Ngày 10/6/ 2016, bà Nguyễn Thị P. đã ký Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (gọi tắt là Hợp đồng bảo hiểm) số: 00000159/HD/016- PKD6/TS.3.2/2016 với Công ty Bảo hiểm B Thăng Long thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm B, đối tượng bảo hiểm bao gồm: hàng hóa, nguyên vật liệu, nội thất, ghế sofa, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…(theo Danh mục tài sản đính kèm với Hợp đồng bảo hiểm) thuộc cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất Phúc Sinh (do bà P. làm chủ hộ kinh doanh). Theo Hợp đồng, điều kiện được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện cháy nổ, số tiền được bảo hiểm là 15.000.000.000 đồng, tổng phí bảo hiểm là 37.500.000 đồng; thời hạn bảo hiểm từ 16h00’ ngày 23/06/2016 đến 16h00’ ngày 23/06/2017. Hoặc, theo bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 09/2017/KDTM-ST ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng xác định: “Ngày 20-11-2015, sau khi Công ty C và Công ty B ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa số 05/HĐVC-TC để vận chuyển hàng là chân gà đông lạnh chứa trong container (số hiệu SZLU9153615) bằng xe ô tô đầu kéo mang biển kiểm soát số 15C-094.36, địa điểm giao hàng Móng Cái, Đại Vai, Bắc Phong Sinh, Lục Chắn, Đồng Văn, Hoành Mô (Quảng Ninh); Chi Ma, Hữu Nghị, Bình Nghi (Lạng Sơn); Tà Lùng, Trùng Khánh, Pò Peo, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Bát Xát, Mường Khương (Lào Cai), Công ty A Quảng Ninh đã cấp đơn bảo
hiểm cho 02 container số hiệu TTNU 8285588 và SZLU9153615 cho Công ty C.
Số tiền bảo hiểm là 60.000 USD cho 02 container”.
Tuy nhiên, có trường hợp xảy ra đó là mặc dù cùng một loại “tài sản”
được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận nhưng mức phí bảo hiểm là khác nhau, điều này phụ thuộc vào các yếu tố của tài sản như: Tài sản mới hoặc đã qua sử dụng; Thời hạn sử dụng, khai thác “còn lại” đối với tài sản đã qua sử dụng, … Bên cạnh đó, cũng có trường hợp cùng một loại tài sản, tuy nhiên khi được bảo hiểm ở các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau thì mức phí có sự quy định chênh lệch, lý giải điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó có xuất phát từ việc các DNBH sử dụng các phương pháp định giá tài sản khác nhau, dẫn đến có thể cùng một loại tài sản, tuy nhiên có doanh nghiệp định giá cao, và doanh nghiệp định giá thấp, dẫn đến mức phí bảo hiểm không đồng nhất.