CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
2.1.3. Hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản
Dưới góc độ pháp lý, bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là căn cứ để chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, Khoản 2 và khoản 3 Điều 23
70 Tòa án nhân dân TP. Hải Phòng (2019), “Bản án số 04/2019/KDTM-PT ngày 30-01-2019 về Hợp đồng Bảo hiểm”.
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (i) Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
(ii) Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Như vậy, từ quy định này có thể thấy việc bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ khoản tiền phí bảo hiểm trong thời gian thỏa thuận, kể cả khoảng thời gian được gia hạn thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực. Vấn đề chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm có thể căn cứ trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật, nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý, các bên chỉ được phép sử dụng các căn cứ chấm dứt theo quy định của Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) để thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Thực tiễn giao kết hợp đồng bảo hiểm đã cho thấy điều này. Điển hình, nghiên cứu mẫu hợp đồng bảo hiểm “Mọi rủi ro tài sản” được ban hành kèm theo quyết định số 726/2013/QĐ/TSC/TGĐ ngày 10/09/2013 của Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) quy định:
“Trong mọi trường hợp, nếu quá thời hạn nộp phí trên, bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc đóng phí bảo hiểm không đầy đủ cho doanh nghiệp bảo hiểm và hai bên không có thoả thuận bằng văn bản về việc gia hạn nợ phí thì Hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động chấm dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày cuối cùng phải nộp phí”71.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định về hậu quả pháp lý do chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản phát sinh từ việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cụ thể đóng phí bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo
71 Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (2013), Quy tắc bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản ban hành kèm theo Quyết định số 726/2013/QĐ/TSC/TGĐ ngày 10/09/2013, [http://thegioibaohiem.net/vi/tin- tuc/2025/mau-hop-dong-bao-hiem-tai-san-2019.html], (truy cập ngày 22/1/2020)
thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm72. Như vậy, mặc dù hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt nhưng bên mua bảo hiểm vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền phí bảo hiểm đã “nợ” doanh nghiệp bảo hiểm được tính cho đến thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy, việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán “đầy đủ” số tiền phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm có thể là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm từ chối thực hiện trách nhiệm bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Cụ thể, theo bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2018/KDTM-ST ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng thì trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, những người đại diện hợp pháp của bị đơn là Tổng Công ty BHBV thống nhất trình bày: “Ngày 21/5/2018 Bảo Việt đã gửi công Văn số 4929/BHBVGĐBTHH ngày 23/5/2018 từ chối bồi thường vụ tổn thất Mắc cạn tàu SH 26-ALCI do chủ tàu không thanh toán phí đúng quy định. Căn cứ xác nhận phí, hạn nộp phí bảo hiểm thân tàu SH 26-ALCI kỳ 3 vào ngày 02/11/2017. Ngày 04/11/2017 sau thời điểm tổn thất, chủ tàu mới tiến hành nộp phí bảo hiểm. Căn cứ Điều 4 của Hợp đồng bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu số TCT.TB.17.HD110 ngày 21/4/2017; căn cứ khoản 2-a, điều 17 theo quy tắc bảo hiểm mà tàu tham gia, xác định đơn bảo hiểm thân tàu số 807579 cấp ngày 27/4/2018 đã bị mất hiệu lực do không thanh toán phí bảo hiểm thân tàu kỳ 3 đúng hạn vào ngày 02/11/2017. Do vậy, tổn thất tàu mắc cạn SH 26-ALCI không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Đơn bảo hiểm thân tàu73”.
Thứ hai, Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
72 Khoản 2, Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010).
73 Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (2018), “ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2018/KDTM-ST ngày 18 tháng 10 năm 2018 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”.
hiểm74. Như vậy, mặc dù hợp đồng bảo hiểm tài sản đã chấm dứt, tuy nhiên bên mua bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền phí bảo hiểm đã “nợ”
doanh nghiệp bảo hiểm trong khoảng thời gian được “gia hạn”. Đồng thời, dựa trên nguyên tắc, thỏa thuận về gia hạn thời hạn đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được xác định là phụ lục hợp đồng bảo hiểm tài sản [Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng75], do đó, trong khoảng thời gian này nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường.