Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Thứ nhất, Quy định về điều khoản “nợ phí” bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010). Về nguyên tắc, trách nhiệm bảo hiểm chỉ được phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã hoàn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định có tính chất

“ngoại lệ”, trường hợp các bên thỏa thuận về việc DNBH cho phép bên mua bảo hiểm “nợ phí” thì vẫn phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định cụ thể về việc áp dụng quy định về “nợ phí”, ví dụ DNBH có thể thỏa thuận cho phép bên mua bảo hiểm “nợ” toàn bộ hoặc “nợ” một phần phí bảo hiểm. Đồng thời, thỏa thuận về “nợ phí” bảo hiểm thì DNBH có “bắt buộc” phải ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, vấn đề này Luật KDBH không quy định rõ. Theo tác giả, mặc dù pháp luật cho phép các bên thỏa thuận về điều khoản “nợ phí”, tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng theo “mẫu” được áp dụng với các khách hàng có điều kiện thương mại tương đồng. Điều này dẫn đến trên thực tế, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì DNBH thường ghi nhận về điều khoản “nợ phí”, mặc dù giữa DNBH và bên mua bảo hiểm trước đó không thỏa thuận về vấn đề này. Do đó, để hạn chế việc xảy ra tranh chấp về điều khoản nợ phí, theo tác giả cần quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Thứ hai, Quy định về biểu phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Nhằm tạo điều kiện cho các DNBH có thể phát huy tối đa năng lực trong việc cung ứng dịch vụ bảo hiểm đến khách hàng nhằm phát triển thị trường KDBH,

do đó pháp luật cho phép DNBH được phép “chủ động” trong việc xác định mức biểu phí trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên, một số DNBH đã lợi dụng

“tùy tiện” tăng hoặc giảm phí bảo hiểm với mục đích cạnh tranh không lành mạnh và/hoặc tạo thế bất lợi cho khách hàng. Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy, việc xác định biểu phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có mỗi phương pháp và cách thức xác định “riêng biệt”.

Do đó theo tác giả, để hạn chế sự “tùy tiện” của DNBH trong việc tăng hoặc giảm phí nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh hoặc tạo thế bất lợi cho khách hàng thì pháp luật cần quy định cụ thể về biểu phí bảo hiểm tài sản “cơ bản”. Quy định này sẽ tạo sự ràng buộc nhất định cho DNBH và hạn chế những hành vi “tiêu cực” có thể xảy ra gây ảnh hướng đến quyền lợi chính đáng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba, Quy định về việc tính lại phí bảo hiểm. Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Đây là cơ sở để các bên có thể thỏa thuận lại việc tính phí bảo hiểm tài sản phụ thuộc vào sự thay đổi mức độ “rủi ro” đối với tài sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là bên mua bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ thông báo về sự

“gia tăng” rủi ro đối với tài sản khi được DNBH yêu cầu. Theo tác giả quy định này chưa thể hiện sự cân bằng về quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ở hai lý do sau đây:

(i) Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, DNBH là bên có vị thế “chủ động”

trong thỏa thuận về phí bảo hiểm, tuy nhiên bên mua bảo hiểm là chủ thể có quyền sở hữu tài sản (chiếm hữu, khai thác, và sử dụng tài sản) do đó họ là chủ thể có “hiểu biết” về rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản trong quá trình sử dụng và khai thác tài sản thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, ở phía DNBH thường xác định rủi ro dựa trên kinh nghiệm và năng lực của mình. Do đó, trong nhiều trường hợp DNBH không thể biết được khả năng có gia tăng rủi ro hoặc trách nhiệm bảo hiểm của mình sẽ bị tăng thêm.

Nếu không thể dự đoán chính xác được thì khó có thể yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin phù hợp. Vì vậy theo tác giả nên bỏ cụm từ “theo yêu cầu của DNBH”;

(ii) Quy định việc bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho DNBH về sự gia tăng rủi ro, tuy nhiên không quy định về bên mua bảo hiểm có quyền được thông báo cho DNBH về việc giảm các rủi ro xảy ra với tài sản bảo hiểm, trên cơ sở này có thể thỏa thuận để tính lại theo hướng “giảm” mức phí bảo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ cần quy định là quyền của bên mua bảo hiểm và DNBH có nghĩa vụ tiếp nhận yêu cầu này đồng thời tiến hành việc xác minh yêu cầu hoặc đề nghị của bên mua bảo hiểm, sau đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ tư, Hoàn thiện các quy định về hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản. Như đã đề cập, các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm phiên bản sửa đổi năm 2010 đã khắc phục được nhiều điểm yếu và bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc vẫn còn tồn tại như sau: (i) Nến bên mua bảo hiểm đã tiến hành đóng phí nhưng mới chỉ đóng một phần phí bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm của DNBH được xác định như thế nào. (ii) Trường hợp DNBH cho phép bên mua bảo hiểm nợ phí, nhưng nếu quá thời gian gia hạn, bên mua bảo hiểm chưa kịp đóng phí thì sự kiện bảo hiểm xảy ra, trong trường hợp này xác định trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao.

Để giải quyết các vấn đề được đặt ra thì quy định về chấm dứt hợp đồng theo Luật Kinh doanh bảo hiểm cần được xem xét lại. Cụ thể, cần xác định rõ thời điểm nào thì hợp đồng bảo hiểm tài sản thực sự chấm dứt. Theo đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm không hề đề cập đến nội dung này. Trong khi đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì việc xác định thời điểm nào hợp đồng bị chấm dứt có vai trò vô cùng quan trọng. Như đã đề cập, Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản do bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định rõ về thời điểm chất dứt hợp đồng đối với trường hợp này. Do

đó, để có cơ sở áp dụng trên thực tế, theo tác giả cần bổ sung, sửa đổi các quy định này theo hướng như sau:

Một là, Đối với quy định tại Khoản 2, Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm cần phân biệt hai trường hợp cụ thể:

(i) Nếu bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng. Với trường hợp này, cần quy định hợp đồng không chấm dứt, vì rất khó xác định thời điểm nào phải chấm dứt. Cần thiết phải thừa nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng này kể từ thời điểm đóng phí. Tuy nhiên, vì không đóng đủ phí bảo hiểm nên bên mua bảo hiểm chỉ được chi trả tiền bảo hiểm cho một phần giá tri tài sản. Do đó, DNBH chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên tỉ lệ phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm.

(ii) Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Trường hợp này, chưa phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm vì bên mua chưa đóng phí bảo hiểm;

Hai là, Đối với quy định tại Khoản 3, Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm cần phân biệt 02 trường hợp cụ thể:

(i) Khi bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi hết thời hạn gia hạn. Cụ thể, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí đến hết thời gian gia hạn. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường và bên mua bảo hiểm phải đóng phí cho toàn bộ thời gian bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng

(ii) Đóng phí sau thời gian gia hạn. Trường hợp hết thời gian gia hạn, bên mua bảo hiểm mới đóng phí và doanh nghiệp bảo hiểm có thu phí thì coi như hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm đóng phí. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra kể từ thời điểm kết thúc thời gian gia hạn đến trước thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí sẽ không phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm.

Thứ năm, Hoàn thiện quy định về thỏa thuận các điều khoản phí bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản. Phần lớn nội dung hợp đồng bảo hiểm là

do DNBH soạn thảo và ban hành, thường được gọi là những điều khoản mẫu.

Điều này được lý giải bởi tính tiện ích, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công bằng78. Tuy nhiên, trên thực tế, DNBH có thể lợi dụng vị trí là người ban hành các điều khoản mẫu của HĐBH để đưa ra những thỏa thuận không công bằng.

Chính vì vậy, pháp luật cần phải xác lập các cơ chế để điều tiết và cân bằng lợi ích giữa các bên khi tiến hành thỏa thuận các điều khoản phí bảo hiểm trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản. Thực tiễn cho thấy, thông thường sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm đã hoàn tất nghĩa vụ về phí bảo hiểm, do đó, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra thì họ có quyền lợi theo HĐBH. Chính vì sự lệ thuộc này mà DNBH có thể đưa ra các thỏa thuận hoặc có những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm, ví dụ như những đòi hỏi quá mức trong các thủ tục khai báo hoặc chậm trễ trong việc quyết định trả tiền bảo hiểm, ...

Nghiên cứu so sánh cho thấy, pháp luật các quốc gia đều rất chú ý đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trước những điều khoản không công bằng, đặc biệt là đối với những điều khoản không được đàm phán riêng lẻ (tức là điều khoản mẫu). Liên minh Châu Âu định nghĩa trong Chỉ thị 93/13/EEC ngày 05/4/1993 (Điều 3) về những điều khoản không công bằng trong hợp đồng với khách hàng như sau: “Một điều khoản hợp đồng không được đàm phán riêng lẻ được coi là không công bằng nếu như nó trái với yêu cầu của một giao dịch đúng đắn, gây mất cân bằng đáng kể trong các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo hợp đồng, từ đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng79”. Chỉ thị này cũng giải thích điều khoản được coi là không đàm phán riêng lẻ khi điều khoản đó được soạn thảo trước và người tiêu dùng không thể tác động đến nội dung của các điều khoản, đặc biệt là trong bối cảnh của hợp đồng theo mẫu (standard contract).

Thậm chí, theo chỉ thị này thì ngay cả khi một số phần của hợp đồng được đàm phán riêng lẻ thì cũng không loại trừ việc áp dụng quy định về điều khoản không công bằng cho phần còn lại của hợp đồng, nếu như đánh giá tổng thể thì hợp đồng đó vẫn là một hợp đồng theo mẫu. Chỉ thị cũng ghi nhận ở phần phụ lục

78 Trần Vũ Hải (2008), “Một số vấn đề lý luận pháp lý về điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm”, Tạp chí Luật học, số 8, tr.25-30.

79 Dominique Ponsot (2010), “Bảo vệ người tiêu dùng chống lại các điều khoản lạm dụng”, Hội thảo Pháp ngữ khu vực với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ hai góc nhìn Á - Âu”, Nhà Pháp luật Việt Pháp tổ chức, Hà Nội, ngày 28/9/2010

một danh mục các điều khoản trong đó có thể được coi là không công bằng. Sau khi được ban hành, các nước thuộc Liên minh Châu Âu đều nội luật hóa quy định này trong pháp luật nước mình. Ví dụ, theo Dominique Ponsot (2010) thì pháp luật Pháp hiện nay đã định nghĩa về điều khoản không công bằng tương tự như Liên minh Châu Âu, mặc dù trước đó pháp luật Pháp cũng đã có những nhận thức và điều chỉnh khá rõ về vấn đề này80.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)