CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÍ BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.2. Tổng quan pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Là một bộ phận của pháp luật bảo hiểm tài sản, do đó, theo tác giả thì pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản liên quan đến phí bảo hiểm.
Pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản có điểm đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Bảo hiểm tài sản được ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn bảo vệ tài sản, và các quyền lợi liên quan đến tài sản của chủ sở hữu, hoặc người sử dụng, quản lý, khai thác hợp pháp tài sản. Để được đảm bảo việc nhận cam kết bồi thường khi phát sinh sự kiện bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tài sản thì bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm theo điều khoản đã thiết lập trong hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giá trị của “tài sản” được bảo hiểm thì người mua bảo hiểm sẽ thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thỏa thuận các mức phí bảo hiểm khác nhau. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường quy định các mức biểu phí bảo hiểm khác nhau phụ thuộc vào phương pháp được áp dụng để tính phí, vì vậy để lựa chọn cho mình mức phí bảo hiểm phù hợp thì cần phải có sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, pháp luật quy định phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm là
hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, việc thỏa thuận về mức phí bảo hiểm cần tuân thủ các quy định của pháp luật:
Một là, tài sản chỉ được bảo hiểm khi xác định dưới giá trị, có nghĩa là giá trị của đối tượng bảo hiểm cần phải được tính ra bằng tiền cụ thể. Điều này xuất phát từ việc tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản, yếu tố mà bên mua bảo hiểm muốn bảo vệ là quyền lợi vật chất đối với tài sản của họ. Do đó, giá trị của tài sản là yếu tố quyết định đến việc thỏa thuận về số tiền bảo hiểm, tức là giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm.
Theo TS Nguyễn Thị Thủy: “Thực tế cho thấy giá trị của tài sản có thể thay đổi theo thời gian. Có nghĩa là, trong quá trình thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thì quyền lợi vật chất của người sở hữu đối với tài sản sẽ thay đổi theo giá trị của tài sản. Do đó, khi mua bản hiểm bên mua bảo hiểm chỉ được mua tối đa không quá giá trị tài sản tại thời điểm bảo hiểm. Đồng thời doanh nghiệp cũng chỉ bồi thường tối đa không quá giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. Đặc trưng này xuất phát từ quan điểm tại thời điểm tổn thất, bên mua bảo hiểm sở hữu tài sản có giá trị bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu. Bởi không có lý do gì mà một người sở hữu một tài sản có giá trị thấp lại hưởng một số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị tài sản khi gặp tổn thất”37. Ở góc độ pháp lý, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm38”.
Hai là, phí bảo hiểm tài sản phụ thuôc vào các yếu tố số tiền bảo hiểm, tỉ lệ bảo hiểm, và thời hạn bảo hiểm. Theo đó, số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên
37 Nguyễn Thị Thủy (2016), “Mối quan hệ pháp lý giữa quyền lợi được bảo hiểm và hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản”, Tạp chí Luật học, Số 10, tr. 52 – 61.
38 Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.
mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó39. Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian nhằm xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và thời điểm chấm dứt trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là khoảng thời gian mà nếu rủi ro trong phạm vi bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường40.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản các bên có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung về mức phí bảo hiểm, nói cách khác các bên có quyền thỏa thuận “lại” về mức phí bảo hiểm. Bởi vì trong quá trình sử dụng tài sản của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng, quản lý, khai thác tài sản hợp pháp không thể tránh khỏi những hao mòn tài sản cố định hoặc hao mòn không cố định xuất phát từ các yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tài sản.
Do đó, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến việc giảm thiểu các rủi ro hoặc gia tăng các rủi ro thì các bên có quyền thỏa thuận “lại” về mức phí bảo hiểm cho hợp lý đảm bảo sự phù hợp, và cân bằng lợi ích các bên.
Thứ hai, phí bảo hiểm tài sản là một trong các căn cứ xác định số tiền bồi thường. Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường. Nguyên tắc bồi thường là nguyên tắc chủ đạo chi phối đến các quy định về bồi thường trong bảo hiểm tài sản. Theo đó, tổng số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản không vượt quá giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổn thất và nơi xảy ra tổn thất. Các bên có thể thỏa thuận một trong các phương pháp bồi thường: (i) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; (ii) Thay thế tài sản khác; (iii) Bồi thường bằng tiền. Trường hợp không có thỏa thuận thì bồi thường bằng tiền. Việc xác định số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là việc làm dễ dàng cho tất cả các trường hợp41. Nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản về xác định tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường thường mang tính chất “định tính”42;
39 Điều 41 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.
40 Bùi Thị Hằng Nga (2015), tlđd (1), tr.130.
41 Bùi Thị Hằng Nga (2015), tlđd (1), tr.197.
42 Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (2017), “Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu, thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy và vùng biển Việt Nam”, [https://www.pjico.com.vn/ ], (Truy cập ngày 22/4/2020).
Cơ sở để xác định số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thường dựa trên mức phí bảo hiểm, hình thức bảo hiểm và thiệt hại thực tế do rủi ro gây ra, thời gian đóng phí, quy định về giới hạn trách nhiệm. Thực tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy, trong thời gian đóng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp vẫn phải bồi thường trả tiền khi có sự kiện xảy ra 43;
Thứ ba, phí bảo hiểm là điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm tài sản. Vì vậy, các bên phải thỏa thuận với nhau về điều khoản này thì hợp đồng mới được coi là đã được giao kết. Điều khoản về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là điều khoản xác định bên mua bảo hiểm phải trả phí bao nhiêu và cách thức đóng như thế nào cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, phí bảo hiểm thường tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá trị tài sản bảo hiểm. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm (tài sản bảo hiểm) mà tỉ lệ phần trăm này có thể cao hoặc thấp khác nhau. Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về phương thức đóng khoản phí bảo hiểm hàng tháng, hàng quý (03 tháng); nửa năm (06 tháng), nộp phí bảo hiểm hàng năm, nộp phí bảo hiểm một lần. Vì phí bảo hiểm được tính vào mức độ rủi ro của tài sản bảo hiểm nên khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm44.
Thứ tư, phí bảo hiểm là căn cứ xác định thời điểm trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nghĩa vụ đóng
43 Trần Phước Thu (2014), tlđd (4), tr. 16.
44 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung 2010.
phí bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc phải có đối với bên mua bảo hiểm. Đây là yếu tố quyết định đến thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Chủ thể được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm trong suốt cả thời gian hợp đồng có hiệu lực45. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, đối với bên mua bảo hiểm, nghĩa vụ đóng phí là nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm và khi bên mua thực hiện nghĩa vụ đóng phí đầy đủ sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm mới làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
45 Bạch Thị Nhã Nam (2019), “Rủi ro trong việc đóng phí của bên mua bảo hiểm và điều khoản miễn đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm “, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 5, tr.16-21.
Kết luận Chương 1
Bảo hiểm tài sản là một cơ chế mà theo đó người nhận bảo hiểm (hay doanh nghiệp bảo hiểm) vì nhận một khoản tiền (được gọi là phí bảo hiểm) từ người mua bảo hiểm mà phải bồi thường số tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra (có nghĩa là có rủi ro xảy ra gây thiệt hại về tài chính cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng bảo hiểm). Phí bảo hiểm là căn cứ để xác lập và hình thành quan hệ bảo hiểm. Do đó, quy định về phí bảo hiểm là chế định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm; đồng thời phí bảo hiểm là điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm tài sản. Trong phạm vi Chương 1, Luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Làm rõ khái niệm, đặc điểm của phí bảo hiểm và các yếu tố tác động đến nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Theo đó, phí bảo hiểm được hiểu là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
Thứ hai, Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghĩa vụ phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được hình thành dưới 02 góc độ: (i) Phương diện kinh tế;
và (ii) Phương diện pháp lý.
Đồng thời, luận văn đưa ra khái niệm và đặc điểm pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Theo đó, pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản liên quan đến phí bảo hiểm.
CHƯƠNG 2