Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước và địa phương
Hiến pháp năm 2013 lại một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, như đã được khẳng định tại các bản Hiến pháp trước đó: “ Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo của Nhà nước và xã hội”.
Công tác quản lý cán bộ, công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nhằm đạt mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức đủ đức, đủ tài, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, duy trì sự ổn định trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng liên tục giữa các thế hệ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho từng thời kỳ cách mạng.
Đảng đề ra các chính sách, chủ trương, đường lối, chiến lược về cán bộ, công chức; Đảng bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và giới thiệu những cán bộ, đảng viên ưu tú vào làm việc trong hê thống chính trị; Đảng lãnh đạo bằng phương pháp đặc trưng riêng đó là phương hướng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục thông qua sự nêu gương của các Đảng viên Đảng Cộng sản; Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên
trong các cơ quan nhà nước; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp bằng các biện pháp và phương tiện khác nhau.
Quan điểm của Đảng về công tác quản lý quản lý cán bộ, công chức, gồm có các điểm cơ bản như sau:
Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường cuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là quan điểm rất mới được bổ sung so với Chiến lược cán bộ trước đây. Quan điểm thứ nhất này xác định rõ vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng.
Hai là, phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam đi định cư ở nước ngoài.
Bốn là, gắn viêc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức với việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống.
Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về tuyển
chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ.
Sáu là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và cán bộ, Văn kiện Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh và Chiến lược đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức và chất lượng cán bộ, đặt công tác này ở vị trí chiến lược trên quan điểm coi con người là chủ thể, là trung tâm của phát triển, là mục tiêu và động lực mới.
Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng ta tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tổng kết 30 năm đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu; đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới, trong đó có công tác cán bộ. Đại hội đã xac định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016-2021 cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả, trong đó nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”[15].
3.1.2. Phương hướng phát triển về sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
Từ thực tế hiện nay, chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Đó là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; thừa những công chức yếu kém về trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, trong khi đó lại thiếu những công chức có đủ kiến thiết và năng lực để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Do vậy những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
công chức nói chung và đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Thông qua những phương hướng này sẽ là cơ sở để hướng hoạt động quản lý, sử dụng công chức trong thời gian tới đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Có thể nêu một số định hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của công chức và xem công tác sử dụng công chức là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Trên cơ sở đó, cần có những cơ chế, chính sách mới, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương bên cạnh việc áp dụng các quy định của cấp trên ban hành qua đó góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong công tác sử dụng công chức.
Thứ hai, trong xây dựng và sử dụng công chức cần có tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa nghề nghiệp của công chức. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có bộ máy Nhà nước chuyên nghiệp, mà
ở đó bao gồm những công chức vững về chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt thì viêc xây dựng, phát triển và nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của công chức là một yêu cầu tất yếu cấp thiết. Từ đó làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, bố trí sau tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đúng định hướng và đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, trong quản lý sử dụng công chức đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực thi công vụ. Cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng các cơ quan, các cấp; đồng thời có sự phân cấp phù hợp, linh hoạt nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của các bên, song song cùng với việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra,
giám sát, đánh giá kịp thời nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm minh trong công tác quản lý, sử dụng công chức. Đây là hoạt động quan trọng nhằm phát huy tính chủ động và hiệu quả trong việc sử dụng công chức bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện đội ngũ công chức.