- Ống soi mềm là thiết bị y học lần đầu tiên đƣợc sử dụng trong y học vào năm 1930 bởiHeinrich Lamn.
- Sau đó năm 1957: Basil Hirshowitz và cộng sựở trường Đại học Y khoa Michigan đã chế tạo thành công ống nội soi sợi thủy tinh mềm đầu tiên sử dụng trong y học dựa trên nguyên lý mà Heinrich Lamm đã chứng minh trước đó [25].
- Năm 1968: Sawahira và Hirose lần đầu tiên giới thiệu phương pháp soi thanh quản ống mềm trên thế giới[30].
- Năm 1975 những thử nghiệm lâm sàng ở Anh đã chứng minh phương pháp nội soi ống mềm giúp chẩn đoán các bệnh lý TQ chính xác hơn. Từ đó đến nay, phương pháp này ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới[30].
- Ở Việt Nam năm 1997: tại Viện TMH Trung ƣơng bắt đầu ứng dụng nội soi ống mềm vào chẩn đoán và điều trị các bệnh lý TMH. Hiện nay ống soi mềm thanh khí phế quản đã đƣợc sử dụng để chẩn đoánxác định rò xoang lê, các bệnh lý ở thanh khí phế quản và bắt đầu ứng dụng để phẫu thuật các khối ULTDT nhƣ u nang dây thanh, polyp dây thanh[7].
1.3.2 Quy trình phẫu thuật
- Bệnh nhân đƣợc làm xét nghiệm cơ bản nhƣ những phẫu thuật khác, đƣợc khám trước mổ.
- Buổi sáng: bệnh nhân nhịn ăn uống hoàn toàn, tiền mê bằng Atropin 1/4mg với liều 0,01mg/ kg, nếu BN lo lắng nhiều có thể tiêm Seduxen 5mg.
- BN đƣợc đặt bông tẩm thuốc co mạch Naphazolin và Xylocain 6% vào hai hốc mũi, được bơm tê trước bằng Xylocain 6% vào họng, hạ họng, thanh quản trước khi làm phẫu thuật.
- Tƣ thế BN: bệnh nhân đƣợc ngồi trên ghế, lƣng thẳng, đầu hơi ngửa ra sau.
- Thầy thuốc đứng đối diện với BN dùng ống nội soi mềm luồn qua mũi và đưa xuống vùng TQ quan sát tổn thương polyp dây thanh trên đường đi phối hợp quan sát vùng mũi xoang, các khe cuốn, vòm mũi họng...
- Người trợ thủ dùng pince dây sinh thiết luồn qua kênh làm việc của ống nội soi để cặp và cắt khối polyp (sẽ đƣợc mô tả cách thức tiến hành ở phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu).
- Có thể cắt một hoặc nhiều lần cho đến khi lấy hết hoàn toàn khối polyp, làm phẳng bờ tự do và mặt trên dây thanh, đặc biệt không làm tổn thương cơ lớp dưới niêm mạc dây thanh.
1.3.3 Ưu, nhược điểm của phẫu thuật nội soi ống mềm
Ƣu điểm:
- Bệnh nhân không phải gây mê, thời gian hậu phẫu ngắn: 2 đến 3 giờ.
- Xét về kinh tế: ít tốn kém giảm chi phí điều trịcho BN hơn do thời gian nằm viện ngắn.
- Khi soi ống mềm BN dễ chịu, ít cảm thấy đau đớn do không phải đặt ống cứng soi TQ.
- Khi nội soi bằng ống mềm hình ảnh đã đƣợc phóng đại trên màn hình nên quan sát cũng rất rõ ràng.
- Ƣu việt với các bệnh nhân hạn chế há miệng không đặt đƣợc nội khí quản hoặc ống cứng.
- Hạn chế các tai biến do gây mê nội khí quản nhƣ: dị ứng thuốc mê, chấn thương thanh quản do ống nội khí quản...
- Hạn chế các tai biến do nội soi ống cứng trực tiếp như: tổn thương răng miệng, thủng xoang lê, chấn thương khớp nhẫn phễu...
Nhƣợc điểm:
- Đòi hỏi BN cần hợp tác với phẫu thuật viên do đó gặp khó khăn với các bệnh nhân lo lắng, trẻ nhỏ, BN già yếu, nghe kém...
- Khi phẫu thuật phải đòi hỏi có 2 người: phẫu thuật viên điều khiển ống nội soi mềm và trợ thủ cầm pince dây sinh thiết để phẫu thuật khối u.
- Độ phóng đại kém hơn so kính hiển vi điện tử.
1.3.4 Chỉ định phẫu thuật phẫu thuật polyp dây thanh bằng nội soi ống mềm
- Xu hướng hiện nay là điều trị phẫu thuật chức năng do đó phương phápsoi treo vi phẫu TQdưới kính hiển vi là tốt nhất. Trên thực tế xuất phát từ những khó khăn trong khi nội soi trực tiếp nhƣ trên đã nói (ở phần tổng quan) có những chỉ định nội soi ống mềm nhƣ sau:
- BN bị polyp dây thanh mà có tổn thương bất thường về cột sống như gù, vẹo cột sống không nằm ngửa hoặc ngửa cổ đƣợc.
- BN có những bất thường về giải phẫu họng, hạ họng như cổ ngắn, nắp thanh thiệt cụp... Gây khó khăn bộc lộdây thanh khi soi TQ trực tiếp.
- Tất cả những trường hợp không có chống chỉ định phẫu thuật mà kích thước khối polyp đo theo đường kính lớn nhất không quá 5 mm.