Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 60 - 63)

4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ống mềm và nội soi hoạt nghiệm

4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Trong 32 trường hợp nghiên cứu, tuổi thấp nhất là 9 tuổi, cao nhất là 67 tuổi, trung bình 42,2± 12,3 tuổi. Độ tuổi hay gặp nhất là từ 36 đến 45 tuổi chiếm 43,75%.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả. Theo Gnjatic

[37] lứa tuổi hay gặp nhất là 35 - 50 tuổi. Theo SaKae [22] nghiên cứu 68 trường hợp PLDT thì tuổi trung bình là 39,5.

Theo Nguyễn Khắc Hòa, Trần Công Hòa và cộng tác viên [6] độ tuổi hay gặp nhất trong 315 trường hợp tổn thương lành tính ở dây thanh là 20-50 tuổi chiếm 82,5%.

Điều này giải thích bởi 36-45 là độ tuổi lao động chính, nhất là những nghề phải sử dụng giọng nói ở cường độ cao, dẫn đến những tổn thương dây thanh nhƣ: phù nề, sung huyết. Do đó việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp bệnh nhân khỏi bệnh là vô cùng quan trọng.

4.1.1.2. Đặc điểm về giới

Trong 32 trường hợp nghiên cứu có số trường hợp nam và nữ là bằng nhau với 16/32 trường hợp, tỷ lệ 50%.

Theo SaKae[22] trong 68 trường hợp PLDTnam chiếm 41,5%.

Theo Tăng Xuân Hải [5] trong 41 trường hợp PLDT nam chiếm 39%.

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với với 2 tác giả trên.

4.1.1.3. Mức độ sử dụng giọng nói

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 9/32 trường hợp (28,1%) có nghề nghiệp thường xuyên sử dụng tiếng nói để giao tiếp.

Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kawase N.và cộng sự [4] trong 227 trường hợp PLDT chỉ có 31% BN liên quan sử dụng tiếng nói nhiều. Kết quả của chúng tôi thấp hơn Nguyễn Tuyết Xương [41] trong 50 trường hợp ULTTQ có 74% BN liên quan đến sử dụng tiếng nói nhiều và Tăng Xuân Hải [5]

trong 41 bệnh nhân PLDT có 51,2% BN liên quan đến nghề nghiệp sử dụng giọng nói.

Như vậy có thể thấy rằng tổn thương polyp DT ít chịu ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp liên quan đến tiếng nói nhƣ các bệnh khác của TQ nhƣ viêm TQ mạn tính, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh. Theo Phạm Thị Ngọc [44] cơ quan phát âm làm việc liên tục trong một ngày và sử dụng giọng quá tải trong quá trình làm việc gây nên các tổn thương thực thể trên hai dây thanh. Tuy nhiên, do sự hiểu còn hạn chế, ý thức giữ gìn giọng nói chƣa tốt, nói không đúng cách. Đặc biệt nhiều bệnh nhân lạm dụng giọng vẫn cố nói có khi là hát ngay cả khi có bệnh về TQ. Vì vậy nhiêm vụ của chúng ta là giúp cho người bệnh thấy được hậu quả của việc lạm dụng giọng nói và cần kịp thời tƣ vấn giúp họ cách phát âm để phòng mắc bệnh.

4.1.1.4. Thời gian mắc bệnh

Chúng tôi có 19/32 BN(59,38%) đến trước 6 tháng, có 3/32 BN(9,4%)đến từ 6-12 tháng chỉ có 10/32 trường hợp (31,3%) đến sau 12 tháng.

Kết quả này tương tự của Vũ Toàn Thắng [25] trong 60 ca nghiên cứu tỷ

lệ đến khám trước 1 năm là 68,3%, cao hơn của Nguyễn Quang Hùng [42]45,0%

BN u nang dây thanh bị bệnh từ 1 đến 2 năm, Nguyễn Tuyết Xương [41] 48%

BN bị bệnh từ 1 đến 2 năm.

Theo Nguyễn Khắc Hòa [6] số BN mắc bệnh từ 1 đến 2 năm chiếm đa số còn theo Tăng Xuân Hải [5] trong 41 ca polyp DT có 63,4% mắc bệnh từ 6 tháng đến 3 năm.

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương tự Vũ Toàn Thắng[25] nhưng lệ phát hiện sớm cao hơn Nguyễn Quang Hùng[42], Nguyễn Tuyết Xương[41], Tăng Xuân Hải và Nguyễn Khắc Hòa[6].

Điều này có lẽ do đời sống xã hội ngày càng phát triển vì vậy người dân có điều kiện chăm lo sức khỏe sớm. Cùng với sự tuyên truyền, phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư thanh quản trên các phương tiện thông tin đại chúng, do vậy khi có biểu hiện khàn tiếng bệnh nhân đi khám sớm do vậy tỷ lệ phát hiện sớm ngày càng tăng.

4.1.1.5. Các bệnh mũi xoang và bệnh nội khoa có liên quan

Qua 38 trường hợp khai thác bệnh sử và khám lâm sàng, thấy có 21/32(65,6%) BN có viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amydal mạn tính, hội chứng trào ngược họng – thanh quản 23/32 (71,9%) trường hợp, hen phế quản 2/32 (6,3%) trường hợp và có 2/32 (6,3%) trường hợp không có bệnh liên quan.

Hút thuốc lá có 9/32 (28,1%) trường hợp và uống rượu bia 13/32 (40,6%) trường hợp.

Viêm là yếu tố quan trọng tạo điều kiện hình thành polyp và là yếu tố thúc đẩy bệnh nặng lên. Nghiên cứu của chúng tôi, tương tự nghiên cứu Vũ Toàn Thắng [25] trong 60 ca ULTTQ có 50% BN có viêm họng, viêm TQ hoặc viêm xoang sau. Theo Đặng Hiếu Trưng [45] trong 72 trường hợp ulành tính dây

thanh, chứng viêm họng- TQ tái phát nhiều lần tới 83,3%. Tác giả Võ Tấn [17]

không đƣa ra chỉ số cụ thể nhƣng cũng rất chú trọng yếu tố viêm nhiễm này.

Các tác giả nước ngoài ít đề cập đến yếu tố viêm nhiễm. Có thể do ở nước ta khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém dễ bị viêm mũi xoang, viêm họng - TQ. Do vậy khi có viêm nhiễm nên điều trị sớm bằng kháng sinh và giảm viêm sẽ làm giảm bớt dấu hiệunề, sung huyết và tiêu nhày.

Hội chứng trào ngƣợc họng thanh quản là một trong những yếu tố liên quan đến nhóm bệnh khối u lành tính DT. Trong hội chứng LPR, dịch dạ dày trào ngƣợc lên họng thực quản gây viêm TQ, viêm họng - TQ, viêm mũi xoang mạn tính... Là tiền đề hình thành các bệnh lý TQ mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi dù chƣa có điều kiện để đo pH dịch dạ dày nhƣng qua khai thác có 3 BN (7,9%) có tiền sử đau dạ dày hay bị ợ hơi, ợ chua. Tương đương với nghiên cứu của Vũ Toàn Thắng có 2 BN u hạt bị LPR. Thấp hơn tác giả Hoàng Hòa Bình [46] trào ngƣợc đơn thuần chiếm 13,3%.

Như vậy các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi xoang, viêm họng- TQ, viêm amydal mạn tính, hội chứng trào ngƣợc họng thanh quản, yếu tố dị ứng nhƣ viêm mũi xoang di ứng, hen phế quản là những yếu tố thuận lợi hình thành polyp DT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w