Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 63 - 66)

4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ống mềm và nội soi hoạt nghiệm

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Khàn tiếng là triệu chứng cơ bản nhất, đôi khi là duy nhất và luôn xuất hiện ở bệnh nhân bị polyp dây thanh.

Trong nghiên cứu này có tất cả 32/32 BN đều có dấu hiệu khàn tiếng.

Chúng tôi đánh giá giọng của BN theo 3 mức khàn nhẹ, vừa và nặng. Mức độ khàn vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 19/32 (59,3%) BN, khàn nặng 7/32 trường hợp

(21,9%) và khàn nhẹ 6/32chiếm 18,8%.

Kết quả này, tương đương nghiên cứu của Tăng Xuân Hải [5] trong 41 trường hợp polyp DT có 56,1% khàn vừa, khàn nặng 17,1%, khàn nhẹ 17,1%.

Theo Nguyễn Tuyết Xương[41]khàn tiếng vừa chiếm đa số 62,2%, nặng 28% và nhẹ là 10%.

Theo Lê Văn Lợi [29] về mặt sinh lý khàn tiếng có thể do:

+ Các bờ của dây thanh không thẳng hàng

+ Tính đàn hồi của dây thanh không bình thường.

+ Khe thanh môn khép không kín.

Khàn tiếng là triệu chứng sớm có thể xảy ra từ một vài ngày đến một vài tuần, có BN để khàn tiếng vài tháng hoặc vài năm mới đi khám bệnh. Khàn tiếng có thể gặp ở nhiều bệnh lý thanh quản nhƣ viêm thanh quản cấp hay mạn tính, lao thanh quản, nấm thanh quản... Đặc biệttrong ung thƣ thanh quản, khàn tiếng nhiều khi là dấu hiệu duy nhất. Tuy nhiên khàn tiếng trong nhóm bệnh các khối ULTDT(trong đó có polyp dây thanh) có đặc điểm: khàn tiếng “mềm”, chủ yếu ở mức độ vừa khàn tiếng kéo dài, tăng dần. Còn trong ung thƣ thanh quản là khàn tiếng “cứng”, mức độ nặng do tổn thương lớp cơ dây thanh. Dấu hiệu khàn tiếng đƣợc Sakaé[22] giải thích là do khối u lành tính của dây thanh làm giảm sự rung động của dây thanh và làm dây thanh khép không kín khi phát âm. Điều này dẫn đến bệnh nhân nói khàn và không rõ âm sắc.

Nhƣ vậy tất cả bệnh nhân PLDT đều có khàn tiếng và đa số có mức độ khàn vừa. Nhiều khi khàn tiếng là lý do duy nhất đưa người bệnh đi khám.

4.1.2.2. Các triệu chứng kèm theo khác

- Mệt khi phát âm là cảm giá hụt hơi khi nói nhiều. Trong nghiên cứu của

chúng tôicó tới 14/32 trường hợp (43,6%) có dấu hiệu hụt hơi, cảm giác nói mệt.

Tỷ lệ này của chúng tôi phù hợp nghiên cứu của Vũ Toàn Thắng [25] trong 50 ca ULTDT có 53,3% cảm giác hụt hơi. Cảm giác hụt hơi này có thể là do khối u ở dây thanh cản trở sự rung động của dây thanh làm dây thanh khép không kín khi phát âm. Đồng thời, sự mất hơi qua khe hở thanh môn diễn ra liên tục và trong thời gian dài làm bệnh nhân mệt mỏi, nhiều khi có cảm giác khó thở.

- Đau, vướng họng là cảm giác chủ quan của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 19/32 trường hợp (59,4%) nguyên nhân có thể do viêm họng mạn tính hoặc do viêm xoang BN có rối loạn về cảm giác.

- Khó thở TQ trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.

Tương tự kết quả của Vũ Toàn Thắng [25]. Polyp dây thanh chỉ gây khó thở thanh quản khi kích thước quá to khi che lấp gần kín thanh quản, trong nghiên cứu này không gặp trường hợp nào gây khó thở do đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có polyp dây thanh kích thước không lớn (đường kính <

5mm). Trong các khối u lành tính của dây thanh thì papillom hay gây khó thở TQ nhất do đặc điểm lan tràn tái phát nhanh

4.1.2.3. Thang điểm khiếm khuyết giọng nói VHI-30 (Voice handicap index-30) Thang điểm VHI-30 giúp đánh giá chủ quan những ảnh hưởng của polyp dây thanh đến giọng nói của người bệnh thông qua 30 câu hỏi về chức năng (Functional), cơ năng (Physical) và cảm xúc (Emotional).

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 68,8% trường hợp bệnh nhân polyp dây thanh bị tác động đến giọng nói của họ. Và đặc biệt có 4/32 trường hợp giọng nói bị tác động nghiêm trọng chiếm 12,5%. Điều này có thể giải thích bởi polyp dây thanh làm cho hai dây thanh khép không kín, sự đóng mở dây thanh khó khăn. Các xung thanh môn không ổn định, lƣợng không khí qua thanh

môn không điều hòa, tạo ra có nhiều tiếng ồn, tiếng thở. Khiến người đối diện khó có thể nghe rõ lời nói của bênh nhân. Mặt khác, polyp dây thanh còn ảnh hưởng đến tần số rung của dây thanh, ảnh hưởng đến tần số thanh cơ bản (Fo) và ảnh hưởng đến cách thức rung của dây thanh làm cho đặc trưng của chất giọng bị thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w