Lịch sử nghiên cứu u lành tính dây thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 29 - 33)

Các khối u lành tính thanh quản là bệnh thường gặp trong bệnh học thanh quản đã đƣợcnghiêncứu từ lâu.

- Năm 1868: Hạt xơ dây thanh còn gọi là hột thanh đới (Vocal nodules) là một loại u nhỏ lành tính ở dây thanh đƣợc mô tả lần đầu bởi Turekvà sau đó được nhiều tác giả ở nhiều nước nghiên cứunhư: Jackson, Tarneaud, Mayoux, Giraad, Frankel, Leroux Robert, Kelimant, Garde…,[31].

- Năm 1982: Kawase và cộng sự đã nghiên cứu thống kê về hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, đã có những nhận xét về tuổi, giới và các yếu tố liên quan đến từng loại bệnh như: Những viêm cấp tính đường hô hấp trên, lạm dụngtiếng nói, tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh [23].

- Năm 1999: Hửrmann K.A. và cộng sự đó so sỏnh23 trường hợp polyp dõy thanh được phẫu thuật bằng phương pháp vi phẫu thanh quản và 21 trường hợp polyp dây thanh được phẫu thuậtbằng phương pháp Laser CO2 thấy tiến bộ về giọng nói của cả hai nhóm [32].

- Năm 2000: Anthony J. Cuvovà cộng sựđã phân tích âm giọng nói để đánh giá mức độ nhƣợc cơ dây thanh của học sinh thanh nhạc [33].

- Năm 2004: Sakae F. A. và cộng sự nghiên cứu 68 trường hợp PLDT về đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và những yếu tố liên quan nhƣ hội chứng trào ngƣợc dạ dày thực quản và khói thuốc [34].

- Năm 2004: Zhang Y. và cộng sự đã phân tích âm giọng nói. Các chỉ số Jitter, Shimmer được sử dụng để phân tích giọng nói trước và sau phẫu thuật polyp dây thanh và đƣa ra kết luận giọng nói sau phẫu thuật tốt lên đặc biệt là chỉ số Jitter [35].

- Năm 2009: Klein và cộng sự, báo cáo tỷ lệ polyp dây thanh xuất huyết ở nam giới cao hơn (69,0%; tuổi trung bình là 48,3 tuổi) so với nữ giới (31,0%;

tuổi trung bình là 39,6 tuổi) [36].

- Năm 2009: Gnjatic và cộng sự nghiên cứu những bệnh nhân bị polyp nếp gấp thanh quản và thấy rằng 67,5% đối tượng là người hút thuốc tích cực và 59,0% người tham gia báo cáo rằng lạm dụng giọng nói [37]

- Năm 2010: Ming-Chin Lan và cộng sự đã nghiên cứu về phương pháp nội soi ống mềm điều trị polyp dây thanh và đưa ra kết luận rằng phương pháp này có tính ứng dụng cao, hiệu quả, ít xâm lấn và đặc biệt có thể áp dụng cho những bệnh nhân có chống chỉ định với nội soi ông cứng [30]

- Năm 2013: Filho và cộng sự đã phân tích đặc điểm của polyp dây thanh ở những bệnh nhân đến phẫu thuật thanh quản và phát hiện ra 67,7% polyp dạng mạch và 32,3% polyp dạng gel (54,8% ở nam và 45,2% ở nữ) [38]

1.4.2 Việt Nam

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về các u lành tính thanh quản:

- Năm 1964: Phạm Kim và Nguyễn Thị Liên đã nhận xét về 89 trường hợp hạt thanh đới. Các tác giả nhận thấy HXDT là một bệnh phổ biến gây khàn giọng

ở nước ta. Các tác giả cũng đề cập đến một số lý luận về cơ chế bệnh sinh và những nhận xét bước đầu về điều trị[31].

- Năm 1999: Nguyễn Phương Mai đã tiến hànhnhận xétlâm sàng và đưa ra kết quả điều trịtổn thương u lành tính dây thanh tại trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh [3].

- Năm 2000: Nguyễn Giang Long đã nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học ảnh hưởng đến thanh điệu ở hạt xơ dây thanhvà đưa ra nhận xét hạt xơ dây thanh chủ yếu ảnh hưởng đến thanh điệu của bệnh nhân nhất là thanh ngã và thanh hỏi [39].

- Năm 2003: Nguyễn Đức Tùng thực hiện đề tài “vi phẫu thanh quản kết hợp ống nội soi quang học cứng ” tại bệnh việnĐại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minhcơ sở II từ tháng 9/2002 đến9/2003 . Theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng tỷ lệ hết và giảm khàn tiếng trên 110 bệnh nhânlà90% [40].

- Năm 2004: Nguyễn Tuyết Xươngnghiên cứu 50 trường hợp ULTTQ và đánh giá kết quả vi phẫu qua phân tích ngữ âm, đã đƣa ra kết luận rằng ULTTQ ảnh hưởng đến tất cả các tần số âm học. Vi phẫu thanh quản là phương pháp điều trị hiệu quả để hồi phục chức năng phát âm [41].

- Năm 2006: Tăng Xuân Hảitiến hành “Nhận xét lâm sàng mô bệnh của polyp dây thanh và ảnh hưởng đến đặc trưng bệnh lý của chất thanh” đãđưa ra kết luận: PLDT làm ảnh hưởng đến tần số rung của dây thanh và đặc điểm chất thanh của BN polyp dây thanh [5].

- Năm 2006: Nguyễn Quang Hùng đã nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và sự biến đổi chất thanh ở bệnh nhân bị u nang dây thanh” đƣa ra kết luận về đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của u nang dây thanhchất thanh của BN u nang dây thanh [42].

- Năm 2009: Vũ Toàn Thắng thực hiện “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học các khối u lành tính dây thanh” đã đƣa ra đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ống mềmcủa các khối ULTTQ và thấy đƣợc mối liên quan giữa lâm sàng và mô bệnh học [25].

- Năm 2010: Trần Việt Hồng và cộng sự thực hiện “phẫu thuật nội soi điều trị bệnh dây thanh tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện nhân dân Gia Định từ năm 2000- 2010” đã nghiên cứu 415 bệnh nhân có các bệnh lý dây thanh. Kết quả sau phẫu thuật u lành tính dây thanh 93,12% đƣợc cải thiện giọng thành công [7].

- Năm 2011: Nguyễn Nhƣ Đua tiến hành:“Nghiên cứu hình thái lâm sàng nội soi và mô bệnh học một số u lành tính dây thanh ở trẻ em”. Đãđƣa ra đặc

điểm về hình thái lâm sàng, hình ảnh nội soi ULTTQ ở trẻ em. Và thấy tổn thương qua nội soi ống mềm có sự phù hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và kết quả mô bệnh học [43].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w