Đánh giá kết quả phẫu thuật polyp dây thanh qua nội soi ống mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 69 - 73)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước phẫu thuật 100% BN có khàn tiếng. Sau PT 1 tuần tỷ lệ không khàn còn 5/32 chiếm 15,6%, khàn nhẹ 27/32 (84,4%), khàn vừa 6/32 (18,8%), nặng 0%.Sau 1 tháng còn khàn nhẹ 6 (18,7%), khàn vừa 2 (6,3%) và sau 3 tháng chỉ còn 2/32 trường hợp (6,3%) khàn nhẹ.

Như vậy sau phẫu thuật100% trường hợp độ khàn tiếng được cải thiện.

Đối chiếu kết quả với nghiên cứu của Trần Việt Hồng [7] trước phẫu thuật 100% BN bị khàn tiếng, sau PT theo dõi 4 tuần, số BN giảm và hết khàn là 92,98%. So với nghiên cứu của Nguyễn Tất Tùng [40] theo dõi sau PT 1 tháng, tỷ lệ giảm và hết khàn ở 110 BN là 90%. Nguyễn Đát Lý và Đặng Xuân Hùng nghiên cứu 34 trường hợp ULTDT có can thiệp phẫu thuật dây thanh qua nội soi nhận thấy tỷ lệ cải thiện khàn tiếng là 88% [45]. Theo Bouchayer M. [47] kết quả BN cải thiện giọng nói sau phẫu thuậtpolyp dây thanh là 97%.

Nhƣ vậy, xét trên tiêu chícải thiện về giọng nói sau phẫu thuật: hết khàn hoặc giảm khàn sau phẫu thuật polyp bằng ống mềm trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với các tác giả trong và ngoài nước.

Theo Nguyễn Duy Dương [48] trên dây thanh đã phẫu thuật, sự phục hồi lại giọng nói phụ thuộc phần lớn vào việc hồi phục lại hoạt động rung động của niêm mạc dây thanh. Điều này phụ thuộc vào hoạt động tái tạo của lớp niêm mạc dây thanh, thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định sau PT. Theo Friedrich [49] bờ tự do dây thanh có thể chia làm 3 phần: Trước, giữa và sau.

Trong VPTQ nếu chỉ có phần trên của bờ tự do dây thanh bị can thiệp, cơ chế rung động sẽ tiếp tục ở phần sau và giữa và giọng nói thường hồi phục sau 2 – 4 tuần. Nếu cả phần trên và phần giữa bị can thiệp đồng thời, việc tái tạo rung

động sẽ lâu hơn, thường 4 - 6 tuần. Nếu cả 3 phần của bờ tự do đềubị can thiệp phẫu thuật, thời gian hồi phục rung động của dây thanh có thể lâu hơn và sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn.

4.2.2. Đánh giá thang điểm VHI-30 trước và sau phẫu thuật

Đánh giá của bệnh nhân về chức năng, cơ năng và cảm xúc khi nói đƣợc cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật đặc biệt là sau 3 tháng điều trị, chỉ còn 5/32 trường hợp (15,6%) còn ảnh hưởng nhẹ.

Sự khác biệt giữa điểm số trước và sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng có ý nghĩa thống kê vớip < 0,05.

Theo Jingru Ma, sau 3-14 tháng phẫu thuật, tổng điểm VHI-30 ở mức ảnh hưởng nhẹ chiếm 14,3% và không ảnh hưởng chiếm 83,2%. Như vậy kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi[50].

4.2.3. Kết quả thăm khám nội soi và soi hoạt nghiệm TQ sau phẫu thuật

Sau PT 1 tuần, dây thanh còn phù nề sung huyết (65,6%), mép vết thương chƣa phẳng (15,6%), dây thanh đóng không kín (12,5%). Nhƣng sau 1 tháng, còn 31,2% bệnh nhân phù nề, sung huyết dây thanh, bờ tự do không đều ở 2/32 trường hợp (6,3%) và dây thanh đóng không kín 1/32 trường hợp (3,1%). Và sau 3 tháng.

chỉ còn 1 trường hợp chưa hồi phục hoàn toàn bởi bờ tự do dây thanh chưa thẳng.

Tương tự, kết quả soi hoạt nghiệm thanh quản của các bệnh nhân hồi phục tốt sau 1 tháng và 3 tháng. Sau PT 3 tháng, chỉ còn 2 trường hợp biên độ sóng và độ cân xứng sóng chưa trở về bình thường. Như vây, dựa trên kết quả khám lại sau mổ bằng nội soi thanh quản gián tiếp và nội soi hoạt nghiệm thanh quản, tỷ lệ điều trị thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 93,4%.

Sau PT 1 tuần có 11/38 (34,4%) trường hợp bờ tự do DT thẳng nhẵn, không phù nề không sung huyết, khép kín khi phát âm đạt kết quả tốt. Có 21 (65,6%) ca còn phù nề sung huyết đạt tiêu chí thăm khám nội soi sau PT trung

bình. 6/32 trường hợp (18,8%) bờ tự do không thẳng, dây thanh khép không kín đạt tiêu chíthăm khám nội soi thanh quản sau PT không tốt. Sau 1 tháng còn 10/32 trường hợp đạt tiêu chí trung bình và 2/32 trường hợp đạt tiêu chí không tốt. Sau 3 tháng có 31/32 trường hợp đạt tiêu chí tốt khi hình thái dây thanh phục hồi bình thường, còn 1 trường hợp đạt tiêu chí không tốt.

Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Trần Việt Hồng [7] về hình thái dây thanh qua nội soi và soi hoạt nghiệm stroboscopy sau 4 tuần, rất tốt 298/256 ca (83,71%), tốt 34/256 ca (9,55%), không tốt 24/256 ca chiếm 6,74%. Tỷ lệ thành công chung về thực thể là 93,26%. Nhƣ vậy, nghiên cứu của Trần Việt Hồng cho kết quả điều trị tương đồng với chúng tôi.

Sau 1 tháng và 3 tháng, hình thái dây thanh tốt hơn rất nhiều so với 1 tuần sau phẫu thuật. Sau 1 tuần sau PT, tỷ lệ dây thanh còn sung huyết phù nề tương đối cao, sở dĩ như vậy là vì do tổn thương dây thanh chưa hoàn toàn bình thường. Trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật vẫn còn những rối loạn giọng nhất định.

Theo Nguyễn Duy Dươngvà Ngô Ngọc Liễn [48] cần ít nhất 6 tuần để dây thanh có thể bình phục hoàn toàn. Kết quả sau điều trị còn phục thuộc vào việc tuân thủ điều trị bao gồm: sử dụng thuốc, thay đổi thói quen nói và phát âm.

4.2.4. Đánh giá các tai biến biến chứng xảy ra khi phẫu thuật:

Do BN trong phương pháp phẫu thuật nội soi ống mềm được gây tê, vì vậy để đánh giá phẫu thuật polyp dây thanh qua nội soi ống mềm chúng tôi dựa vào:

- Các tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau phẫu thuật.

Nghiên cứu của chúng tôi với 32 ca phẫu thuật nội soi ống mềm không có trường hợp nào xảy ra biến chứng chảy máu, khó thở do co thắt thanh quản, choáng xảy ra trong và sau phẫu thuật. Nhƣ vậy, tất cả các bệnh nhân đều đạt tiêu chí tốt.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản trên bệnh nhân polyp dây thanh và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi ống mềm (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w