Những quan điểm mang tính định hướng của Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích (Trang 45 - 56)

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

1.3. Những quan điểm mang tính định hướng của Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa. Hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 23/11/1945, Người đã ký ban hành sắc lệnh số 65/SL về việc Ấn định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ Học viện.

Trong đó ghi rõ “Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam… Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi

ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn” [7, tr.120]. Sắc lệnh được ban hành trong những ngày đầu thành lập Nhà nước đã đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh thấu hiểu rất rõ giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần của các di sản văn hóa và coi việc bảo tồn là việc cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước nhà.

Từ vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn mang tính định hướng về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc như sau:

Một là, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Ngay từ khi tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một xã hội tương lai, trong đó việc xây dựng một nền văn hóa mới đóng vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng, văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc. Tính chất dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa mới, lấy đó làm điều kiện để tiếp thu văn hóa nhân loại. Vì vậy, để xây dựng nền văn hóa mới phải thực hiện ba nhiệm vụ chính: Thứ nhất là củng cố, bảo tồn, phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc. Thứ hai là khắc phục những thiếu hụt của văn hóa truyền thống. Và cuối cùng là tạo ra những giá trị văn hóa tương lai, hoàn thiện nhân cách, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng” [68,

tr.40]. Chủ trương trên thể hiện rõ ràng quan điểm của Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người cho rằng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc bấy nhiêu.

Người đòi hỏi “Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân” [66, tr.290]. Đảng và Nhà nước không thể thờ ơ hay “bỏ trống trận địa văn hóa” và càng không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với việc phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Trong Thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam Bộ ngày 25/5/1947, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ cùng toàn thể đồng bào Việt Nam kiên quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hoá cũng như chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do” [66, tr.157].

Rất nhiều bài viết, tác phẩm của Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm của Người về xóa bỏ những tàn dư tư tưởng, thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, xây dựng một nền văn hóa mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới, lối sống mới và đạo đức mới xã hội chủ nghĩa: “Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc”

[65, tr.131]; “Thực hành chế độ giáo dục bắt buộc, mở nhiều trường học, rạp hát, tổ chức các lớp bình dân học vụ, giúp đỡ những người nghèo mà hiếu học. Phát triển thể dục, đức dục, bãi bỏ học phí nhập học do người Pháp đặt ra” [65, tr.138].

Hồ Chí Minh cho rằng, phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, phải thẩm thấu vào toàn xã hội và đến với từng thành viên để phát huy tiềm năng sáng tạo. Người nói: “Phải có chính sách rõ ràng, phương châm đúng đắn, kế hoạch đầy đủ, có tổ chức, có lãnh đạo” [69, tr.46] và “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của

quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng” [66, tr.288].

Hai là, tuyên truyền, giáo dục nhân dân có ý thức coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thông qua tuyên truyền, giáo dục nhân dân về lòng yêu nước, đoàn kết, nhân ái, tinh thần tự hào, tự tôn của dân tộc, sẵn sàng hy sinh quên mình vì nước, vì dân. Những giá trị truyền thống đó là tinh hoa, là vốn quý và chính là cái làm nên hồn cốt của quốc gia, của dân tộc. Trong bài Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc, Người nêu rõ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai có cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng” [55, tr.90].

Để nhân dân có ý thức coi trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì phải tăng cường tuyên truyền giáo dục nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh phương pháp tuyên truyền giáo dục là đề cao yếu tố nêu gương, giáo dục bằng việc làm, hành động và hướng dẫn cụ thể, lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục có sức thuyết phục và hiệu quả nhất. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất” [76, tr.672] và “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [62, tr.284]. Những tấm gương sáng, những hành động tiêu biểu và việc làm tốt đều rất đáng được trân trọng. Do đó tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân là việc làm thiết thực, Người chỉ rõ việc tuyên truyền giáo dục phải cụ thể, không được trống rỗng, không rõ mục đích. Ở bài viết Người tuyên truyền và cách tuyên truyền, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [66,

tr.191]. Người căn dặn phải tìm tòi phương pháp tuyên truyền cụ thể, phải có kế hoạch rõ ràng: “Phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được” [67, tr.233]. Và “Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng” [66, tr.127].

Biện pháp hiệu quả nhất, theo Hồ Chí Minh là phải nâng cao dân trí để nhân dân hiểu được quyền lợi, bổn phận, kiến thức, sự hiểu biết về lịch sử, về văn hóa phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, từ già đến trẻ, đàn ông hay đàn bà đều hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong bài Chống nạn thất học, Người viết: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” [65, tr.40]. Khi dân trí được nâng cao thì các vấn đề về kinh tế, chính trị xã hội của đất nước mới được giải quyết một cách hiệu quả. Ở đâu có trình độ dân trí được nâng cao thì ở đó thực hiện tốt việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, Người căn dặn: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [72, tr.92]. Trong chuyên mục Thường thức chính trị, Người đã nói: “Phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. Phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. Phải đề xướng đạo đức công dân tức là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân” [69, tr.265]. Người khẳng định phải phát triển nền giáo dục thì mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [65, tr.7]. Người cho rằng sự dốt nát cũng là kẻ địch cần phải loại bỏ: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”[67, tr.128].

Ngoài ra, việc tăng cường giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong Bài nói chuyện với các đại biểu nhân dân Hải Phòng, Người nói:

“Văn hóa dân tộc của ta, tẩy trừ văn hóa truỵ lạc của đế quốc, giáo dục con em thành những công dân tốt”[70, tr.504]. Bởi lẽ “Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc” [73, tr.76]. Người luôn nhắc nhở phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nước nhà và khẳng định nền giáo dục mới đem lại các giá trị tinh thần tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam. Người còn lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ” [71, tr.185]. Vì vậy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Qua đó có thể xây dựng cho thế hệ trẻ có lý tưởng, có khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà. Hướng cho các thế hệ trẻ thấy được cội nguồn tạo nên bản sắc, cốt cách và các giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời, phát động nhiều phong trào có ý nghĩa như “Uống nước nhớ nguồn” [76, tr.392], “Mở rộng phong trào thi đua yêu nước” [68, tr.299], phong trào xây dựng “Đời sống mới” [65, tr.163]... để lôi kéo, thu hút nhân dân tham gia xây dựng lối sống văn hóa, hướng người dân có những cách cư xử và hành động nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân. Người căn dặn:

“Muốn cải tạo phong tục tập quán được tốt, thì tuyên huấn phải làm, mà phải làm bền bỉ liên tục, làm dần dần, chứ không thể chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc” [75, tr.165].

Ba là, giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc phải gắn liền với loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu trong nhân dân.

Trải qua bao biến động của lịch sử, nhân dân Việt Nam vẫn giữ gìn được những phong tục tập quán tốt đẹp. Phong tục không mang tính cố định bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Vì vậy phong tục đã trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Trên con đường đưa nhân dân “thoát khỏi dã man’’dưới ách thực dân để vươn tới văn minh trong một đời sống mới, Hồ Chí Minh chủ trương phải kế thừa và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo Người cần biết trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp, quý báu, đồng thời phải loại bỏ những gì lỗi thời, lạc hậu của truyền thống cũ. Người căn dặn: “Cần xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục” [71, tr.603]. Người nói cái gì tốt chúng ta nên giữ gìn, cái gì xấu thì nên loại bỏ. Phải đón nhận những cái mới nhưng phải tiếp thu có chọn lọc nhằm bổ sung những cái còn thiếu. Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hóa, Người nói: “Nói là khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” [72, tr.557]. Người phê phán những cái xấu, cái hèn, cái ác trong con người và trong xã hội, đồng thời nêu những cái tốt, cái hay của dân tộc, nhưng nêu cái hay, cái tốt cũng phải có chừng mực không được phóng đại cũng không nên bịa đặt. Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống thì không nên giữ nguyên xi những yếu tố cũ mà phải lựa chọn, sàng lọc những yếu tố tích cực để phù hợp với thời đại mới. Người biết làm giầu vốn kiến thức của mình bằng cách không sao chép máy móc mà phê phán có chọn lọc để phân tích sâu sắc tìm ra những yếu tố tích cực để giữ gìn và phát huy di sản quý báu của văn hóa dân tộc. Người nói: “Việc phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc (nhưng tránh “phục cổ” một cách máy móc) và học tập văn hóa tiên tiến của các nước (trước hết là các nước bạn) cũng chưa làm được nhiều” [71, tr.514]. Người nhấn mạnh đến những truyền thống tốt đẹp là những vốn cũ là của báu của dân tộc mà cha ông để lại. Trong bản Di chúc Người viết: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” [76, tr.617].

Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đồng thời bổ sung những cái tiến bộ và loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu. Trong tác phẩm Đời sống mới, Người cho rằng xây dựng lối sống mới

phải phù hợp với điều kiện mới trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền thống dân tộc. Người nêu ra những thói quen trong xây dựng Đời sống mới đó là cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu, cái xấu mà quen người ta cho là thường. Để sửa thói quen, phong tục, tập quán, xây dựng lối sống mới là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp và cần phải kiên trì, có biện pháp cụ thể, phù hợp. Người nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng lối sống mới, nếp sống mới là vận động tự nguyện, không áp đặt, không bắt buộc và phải phù hợp từng đối tượng. “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm” [66, tr.112-113]. Chính vì vậy, để giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc phải loại bỏ những phong tục lạc hậu, Người yêu cầu phải: “Sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [56, tr.113]. Xây dựng nếp sống mới, nếp sống văn minh là làm cho lối sống trở thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp kế thừa những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Người cho rằng:

“Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm” [72, tr.92]. Người lên án thói cờ bạc, trộm cắp, hút sách, đánh chửi, kiện cáo nhau đồng thời đề nghị xây dựng làng kiểu mẫu và tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu được những tiêu cực và hậu quả của những thói quen lạc hậu để nhân dân thấy được sự cần thiết phải thay đổi trong nhận thức và hành vi.

Để thay đổi một thói quen xấu, cách tốt nhất là phải xây dựng được nếp sống mới, phong cách mới thể hiện trong cuộc sống hằng ngày dần dần trở thành nề nếp, phong tục tập quán. Người luôn chủ trương phát triển văn hóa, giữ gìn cốt cách dân tộc và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước, chống lại mọi kỳ thị,

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)