CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa. Chính vì vậy, trong thực tiễn lãnh đạo đất nước, Người đã ban hành rất nhiều các Sắc lệnh để bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc như:
Sắc lệnh số 65, ngày 23-11-1945; Sắc lệnh công nhận lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương… Người cho rằng, Đảng và Chính phủ phải quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, phải có những cơ chế, chính sách để bảo tồn các di tích lịch sử của dân tộc. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng mang tính định hướng cho việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016 khẳng định: “Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội” [11, tr.126]. Đại hội chỉ rõ, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc: “Mọi hoạt động văn hóa, từ bảo tồn, phát huy các di sản lịch sử, văn hóa; phát triển văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đến bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa tôn giáo, xây dựng thiết chế văn hóa đều phải phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người” [11, tr.29].
Để bảo vệ các di tích, sản phẩm có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TW năm
1970 về việc thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh nhằm “Bảo quản tốt Khu lưu niệm, các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” [5]. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Thông qua những di tích, những tài liệu, hiện vật có quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh để thực hiện chức năng nghiên cứu và giáo dục, hướng dẫn tham quan.
Nghị định số 375/CP ngày 15/10/1979 về Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của viện Bảo tàng Hồ Chí Minh ghi rõ: “Ban phụ trách di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch có nhiệm vụ bảo quản và hướng dẫn khách tham quan Khu Di tích” [21]. Tháng 9/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 3399/QĐ-BVHTTDL quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khẳng định: “Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là đơn vị công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến tháng 9 năm 1969”[6].
Có thể nói rằng, với các hệ thống văn bản pháp quy do Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành đã khẳng định ngày càng đúng hướng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong quá trình hình thành và phát triển, khẳng định sự trường tồn của một di sản văn hoá vô giá về Hồ Chí Minh.
Để Khu Di tích ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình, cần có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc thực hiện giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích. Để làm được điều đó cần: nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tinh thần trách nhiệm của các thế hệ cán bộ Khu Di tích trong việc
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Khu Di tích; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa; thực hiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục đưa pháp luật về di sản văn hóa vào Khu Di tích. Phải khơi dậy ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn di tích và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ Chủ tịch không chỉ minh chứng cho những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với Tổ quốc và nhân dân mà còn là một trường học đạo đức cách mạng có sức hấp dẫn và hiệu quả giáo dục cao đối với người dân Việt Nam. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ của Khu Di tích mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội.
2.3.2. Tiến hành tìm kiếm, bổ sung các di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích
Khu Di tích không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam, bởi nơi đây chứa đựng giá trị tinh thần, triết lý nhân văn, bài học thiết thực về tư tưởng đạo đức để hướng con người đến chân-thiện-mỹ, là ngôn ngữ minh chứng cho những hoạt động sinh hoạt đời thường của Hồ Chí Minh. Hiện nay, Khu Di tích trưng bày các tài liệu hiện vật chưa được đầy đủ, còn thiếu rất nhiều đầu mục hiện vật cần được sưu tầm, tìm kiếm và bổ sung. Vì vậy, để bổ sung, hoàn thiện được những di sản mà Hồ Chí Minh để lại Khu Di tích cần:
Một là, xây dựng kế hoạch sưu tầm, tìm kiếm những tài liệu, hiện vật hoặc những kỷ vật của Người ở trong và ngoài nước. Đây là những tài liệu hiện vật quý báu làm phong phú nội dung trưng bày và giúp bổ sung những tài liệu hiện vật còn thiếu ở Khu Di tích.
Hai là, có nhiều tài liệu hiện vật đã được bổ sung vào hồ sơ khoa học, xác định được nguồn gốc nhưng vẫn còn một số tài liệu hiện vật trước đây đã vào sổ kiểm kê nhưng chưa xác định được ở di tích nào của Khu Di tích. Một số tài liệu hiện vật vốn có đang lưu giữ tại kho Bảo tàng Hồ Chí Minh nhưng vẫn chưa nằm trong danh mục tài liệu hiện vật vốn có ở sổ kiểm kê bước đầu.
Ngoài ra còn hơn 1000 tài liệu hiện vật là quà tặng của bạn bè quốc tế tặng Hồ Chí Minh cũng vẫn chưa vào danh mục kiểm kê và đang được bảo quản ở kho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Vì vậy cần đề xuất với Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi đang lưu giữ, bảo quản các tài liệu hiện vật gốc để chuyển giao các tài liệu, hiện vật nhằm bổ sung và phát triển di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích.
Ba là, xây dựng dự án hiện vật với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và kinh phí.
Bốn là, tiếp tục đề xuất với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hợp lý hóa tài liệu, hiện vật gốc vốn có, hoàn thiện bộ hồ sơ khoa học, làm lại hiện vật bổ sung trưng bày di tích đáp ứng yêu cầu về học tập, nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích một cách hiệu quả nhất.
Năm là, sau khi đã sưu tầm được tài liệu hiện vật gốc, cần xây dựng phương án trưng bày bổ sung hiện đại đáp ứng được yêu cầu khoa học, mỹ thuật và hài hòa trong kiến trúc, thông qua các bản vẽ kiến trúc hay các bản vẽ hiện trạng để có hướng cải tạo nâng cấp nhưng vẫn phải giữ nội dung trưng bày đảm bảo về chủ đề và bằng ngôn ngữ kiến trúc đồng thời thể hiện đặc trưng phong cách trưng bày có ý nghĩa lịch sử dân tộc.
Như vậy, việc tìm kiếm, bổ sung các tài liệu hiện vật cơ bản vốn có của Khu Di tích sẽ làm tăng tính thuyết phục, tính chân thực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục và thậm chí là tác động đến sự trường tồn của Khu Di tích.
2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất
Khu Di tích là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, các tài liệu hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất là yêu cầu không chỉ đối với Khu Di tích mà còn là yêu cầu chung đối với tất cả các ngành, các cấp trong giai đoạn hiện nay.
Hồ Chí Minh coi cán bộ là cái gốc của sự thành công, Người khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [66, tr.280]. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ủy, Ban Giám đốc Khu Di tích đã luôn dành sự quan tâm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Để nâng cao chất lượng đào tạo phải đổi mới đồng bộ từ khâu công tác tuyển dụng, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự và thực hiện chính sách cán bộ đối với công chức, viên chức và người lao động của Khu Di tích theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Khu Di tích phải coi trọng công tác huấn luyện cán bộ, huấn luyện là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác cán bộ. Hồ Chí Minh căn dặn: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác” [67, tr.359] và theo Người huấn luyện phải học, phải bổ sung kiến thức thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người yêu cầu: “Phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình” [76, tr.117]. Vì vậy để hiện thực hóa mục tiêu phát triển cán bộ, Khu Di tích cần tạo ra cơ chế mới, môi trường mới nhằm mở rộng quy mô đào tạo cán bộ trong công tác huấn luyện đội ngũ cán bộ thông qua việc ban hành cơ chế hỗ trợ đặc biệt. Cần tổ chức các khóa học ngắn hạn, dài hạn do các cơ quan chuyên ngành hoặc các trường đại học tổ chức như: phòng Duy trì học về cách chăm sóc và bảo vệ các loại
cây trồng giữ gìn cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp; Phòng Kỹ thuật, Bảo vệ học về nghiệp vụ bảo vệ, sớm phát hiện chất nổ, kíp nổ, các vũ khí nóng và các kỹ thuật đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách tham quan. Cắt cử các cán bộ của các phòng thường xuyên thay nhau đi học các lớp di sản viên, bảo tàng viên và các lớp công nghệ thông tin...
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ có khả năng, có kiến thức và phương pháp xử lý khai thác tài liệu hiện vật di tích sử dụng thành thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thường xuyên cung cấp cho cán bộ những kết quả nghiên cứu mới nhất về khoa học bảo tồn, bảo tàng, về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh và các tài liệu tham khảo cần thiết để có kiến thức vững chắc trong công tác chuyên môn và ứng phó, giải đáp các câu hỏi còn thắc mắc của khách tham quan trong nước và ngoài nước.
Cần phải nâng cao chất lượng công tác cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học. Đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch đồng thời cần rà soát, sắp xếp lại cán bộ theo từng vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ hiệu quả đánh giá được đúng trình độ, năng lực của cán bộ. Đồng thời, phải tăng cường đào tạo những cán bộ trẻ phù hợp với công tác chuyên môn, nghiệp vụ và tránh tình trạng bố trí cán bộ không đúng chuyên ngành giúp cán bộ phát huy những điểm tốt, khắc phục nhược điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp” [9, tr.142]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã đổi mới và khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, Đại hội khẳng định: “Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài” [10, tr.261]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục đổi mới, kiện toàn, chú trọng công tác cán bộ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, Đại hội nêu rõ chủ trương: “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện hệ thống chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách” [11, tr.203].
Để đáp ứng được yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi cán bộ Khu Di tích cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có trình độ chuyên môn nhằm hoàn thành tốt mọi công việc được giao; có sự tâm huyết, yêu nghề, có sự chủ động, sáng tạo linh hoạt, có tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải tự học tập, tự giác rèn luyện để nâng cao trình độ, tăng cường giao lưu học hỏi với các cơ quan chuyên ngành như Viện Bảo tồn di tích, Cục Di sản văn hóa và các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để từ đó góp phần hiệu quả vào công tác giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Khu Di tích.
2.3.4. Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích
Công tác trùng tu, tôn tạo di tích là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước.
Nước ta có hơn 3000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nên nhu cầu bảo tồn, trùng tu và tôn tạo là việc làm cần thiết và cấp bách vì vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, vừa đảm bảo phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Do vậy, cần phải xây dựng và đề xuất các phương án thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học một cách thấu đáo. Chất lượng hoạt động trùng tu, tôn tạo phải được
thực hiện đồng bộ từ khâu chọn chủ đầu tư đến các bước thẩm định, phê duyệt, giám sát, nghiệm thu và đánh giá chất lượng bảo tồn đồng thời tăng cường hướng dẫn kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và công tác tu bổ di tích nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích. Phải thường xuyên lập kế hoạch công tác kiểm tra, khen thưởng những cán bộ, cá nhân tích cực, đồng thời phê phán những trường hợp tự ý tu bổ di tích, sự thiếu hiểu biết về công tác bảo tồn đã làm mất đi giá trị di tích làm ảnh hưởng xấu trong quá trình trùng tu phải có chế tài xử lý nghiêm những người xâm hại di tích dưới mọi hình thức.
Cần tích cực nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng ở khu vực di tích như: hệ thống chiếu sáng được bố trí, lắp đặt xung quanh khu vực phải đảm bảo ánh sáng ban đêm, cải tạo cống thoát nước mỗi khi mưa to tránh tình trạng ngập úng, nâng cấp hệ thống tuyến đường tham quan, nâng cấp cải tạo sân, đường, hè, vườn cây ăn quả theo hướng giữ gìn cảnh quan môi trường.
Một số loài cây di tích chưa được trồng lại hoặc trồng nhưng chưa đúng chủng loại, một số cây bị gãy, đổ do mưa bão gây ra phải thay thế kịp thời.
Trồng thêm nhiều thảm cỏ, cây xanh trên khoảng đất trống trong vườn để tạo thêm nét sinh động, thẩm mỹ; nên đặt các chậu hoa, cây cảnh phù hợp tôn thêm nét đẹp cho cảnh quan nơi đây. Xây dựng hệ thống biển báo chỉ dẫn, sơ đồ và tờ gấp giới thiệu nội dung trong hành trình tham quan Khu Di tích. Nhà chiếu phim đa ngôn ngữ cần được trang bị âm thanh ánh sáng chất lượng tốt, âm thanh căn chỉnh tự động bằng phần mềm điều khiển, màn hình hiện đại giúp cho khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh. Nâng cấp hệ thống kiểm tra giám sát an ninh, hệ thống trưng bày cũng phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Điều cần quan tâm hơn nữa là nâng cấp đồng bộ đảm bảo kỹ thuật an toàn cho các tài liệu hiện vật, các nhà di tích, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho công tác bảo quản, quản lý khoa học, quản lý hành chính, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ công tác hướng dẫn, các