Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3.5. Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy

Để bảo vệ, bảo tồn được các di tích lịch sử, các di sản văn hóa thì một vấn đề rất quan trọng đó là cần phải có sự ủng hộ của Nhà nước và toàn thể nhân dân bằng cả vật chất và tinh thần. Mỗi địa phương cần có kế hoạch dự trù những khoản trợ cấp nhất định để bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Vì vậy, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đông phương Bác cổ học viện (Vietnam On ental Institute) có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam... Chính phủ vẫn công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi cho Đông phương Bác cổ học viện. Khi dự thảo ngân sách toàn quốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, ông ủy viên tài chính của mỗi kỳ hay của mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông phương Bác cổ học viện” [7, tr.120].

Hiện nay, Khu Di tích đang xuống cấp theo thời gian và do tác động của con người, vì vậy rất cần nguồn kinh phí dành cho việc tìm kiếm, bổ sung các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh;

nguồn kinh phí phục vụ cho việc tôn tạo, tu bổ các di tích nhằm hạn chế sự xuống cấp và hư hỏng của các di sản. Để thực hiện được, Khu Di tích cần tìm kiếm các nguồn tài trợ bằng cách kêu gọi các tổ chức và cá nhân ủng hộ cho việc tìm kiếm, trùng tu, tôn tạo Khu Di tích. Xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Cần xây dựng cộng đồng ở các

tầng lớp nhân dân có trách nhiệm trong xã hội, tự nguyện tham gia ủng hộ để cải thiện môi trường xã hội lành mạnh và thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như việc tìm kiếm, trùng tu tôn tạo di tích. Nhờ thế mà có thể thu hút các nguồn lực, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tham gia bảo tồn bền vững kho tàng di sản văn hóa đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa đa dạng của công chúng. Tăng cường sự hướng dẫn về phương pháp và giám sát trong quá trình tìm kiếm, bổ sung các tài liệu hiện vật và tu bổ, tôn tạo Khu Di tích để đảm bảo sự đóng góp trí tuệ và tiền của quý báu của nhân dân sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp này, đồng thời thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân là được tận hưởng thành quả do chính sự đóng góp chung tay góp sức của cộng đồng.

Đặc biệt, cần thực hiện tốt việc động viên, khen thưởng, tôn vinh kịp thời đối với tất cả các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp kinh phí cho việc tìm kiếm bố sung các tài liệu hiện vật và trùng tu, tôn tạo Khu Di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự thu hút các lực lượng trong xã hội tham gia. Việc khuyến khích đầu tư cho chỉnh trang, tu bổ Khu Di tích phù hợp với tính nguyên gốc đáp ứng được yêu cầu nguyên vẹn phù hợp với di sản văn hóa dân tộc đã tạo cho Khu Di tích có hướng tiếp cận mới, có khả năng quy tụ các nguồn lực trong nhân dân với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức hoạt động, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội.

Đồng thời, Khu Di tích cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu được từ khách đến thăm quan. Thực hiện tốt những văn bản hướng dẫn về công tác quản lý nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đảm bảo quản lý thu và chi từ các nguồn tài trợ. Tất cả các nguồn thu-chi được thực hiện minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí vào công tác tu bổ các di tích. Cần rà soát, lập danh sách các di tích, các tài liệu hiện vật bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng trước khi tiến hành tu bổ.

Tiểu kết chương 2

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là đơn vị sự nghiệp văn hóa trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, các tài liệu hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến năm 1969.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động, Khu Di tích đã không ngừng đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể như: việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ đến các công việc trọng tâm như công tác bảo quản tài liệu hiện vật, công tác sưu tầm kiểm kê tư liệu, công tác trưng bày tài liệu và bảo vệ cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, Khu Di tích vẫn còn gặp phải những khó khăn và có những hạn chế nhất định. Vì vậy Khu Di tích cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh; Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất; Tiến hành tìm kiếm, bổ sung các di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích; Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích; Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích nhằm giữ gìn lâu dài và phát huy những giá trị của di sản Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)