Các nội dung thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao vào trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 40 - 45)

1.4.1. Tuyển dụng

Tuyển dụng NNL CLC là quy trình tuyển chọn nhân sự, nhằm đánh giá các ứng viên được xác định là NNL CLC dựa theo yêu cầu của công việc, tiêu chí về trình độ chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo để tìm ra được những người phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Để thực hiện được việc tuyển dụng phải phải căn cứ vào cơ cấu, chỉ tiêu biên chế được giao của cơ quan sử dụng công chức, viên chức. Quá trình tuyển dụng phải công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, đúng tiêu chuẩn và tuân thủ quy định pháp luật. Tuyển dụng có vai trò rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, vì vậy phải thực hiện quy trình tuyển dụng chặt chẽ để có thể lựa chọn ra được những ứng viên tốt nhất. Kết quả cuối cùng là khâu quan trọng nhằm giúp cho các lãnh đạo xem xét đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Để tuyển dụng đạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển dụng phù hợp, các phương pháp thu thập, xử lý thông tin chính xác và tổng hợp đánh giá các thông tin một cách khoa học.

Tuyển dụng đúng người đúng việc sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực thi công vụ.

1.4.2. Sử dụng trọng dụng

Trọng dụng nhân tài là một chủ trương nhất quán, bền vững của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện rõ nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các nghị quyết lớn của Đảng qua từng thời kỳ. Vì vậy, những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút phải được bố trí công việc phù hợp để phát huy tối đa chuyên môn đã được đào tạo, được tạo điều kiện để tiếp cận khai thác

30

thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học, được bảo đảm các điều kiện cần thiết để phát huy tài năng và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý:

Những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và sử dụng đánh giá cao về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, sau 02 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng phải được ưu tiên lựa chọn đưa vào diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, sau 03 năm (từ ngày có quyết định tuyển dụng) nếu liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể được xem xét, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó phòng và tương đương từ cấp huyện trở lên. Cán bộ khoa học trẻ có năng lực được ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp tỉnh trở lên đào tạo để trở thành chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực công tác ở Trung ương và địa phương. Quan tâm trọng dụng, sử dụng nhằm mục đích gắn kết giữa cá nhân với tổ chức, tạo sự tích cực với công việc và chuyên tâm hơn với nghề nghiệp.

Ngoài cơ hội thăng tiến, những người được tuyển dụng theo chính sách thu hút được đánh giá cao về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, năng lực chuyên môn đáp ứng vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành, đáp ứng yêu cầu về văn bằng chứng chỉ, đủ thời gian công tác trong ngạch theo quy định của pháp luật thì được ưu tiên cử đi thi nâng ngạch.

1.4.3. Tiền lương và các chế độ theo lương

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiền lương có ảnh hưởng nhất định đến việc tuyển dụng và giữ chân người lao động, do đó nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác nhân sự. Có thể nói, chính sách tiền lương thuộc một trong các chính sách kinh tế - xã hội quan trọng, trực tiếp liên quan đến lợi ích của hàng triệu người, ảnh hưởng đến sự ổn định về

31

kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tiền lương đúng đắn, có cơ sở khoa học là hết sức cần thiết nhằm tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chính sách tiền lương với người được tuyển dụng lần đầu theo chính sách thu hút quy định hiện hành thì người có trình độ đại học phù hợp với yêu cầu tuyển dụng được hưởng 100% mức lương bậc 1; trình độ thạc sĩ và tương đương được hưởng 100% mức lương bậc 02; trình độ tiến sĩ và tương đương được hưởng 100% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng và “phải thực hiện chế độ tập sự trong thời gian ít nhất là 03 tháng và không quá 12 tháng, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng”[12]. Các khoản phụ cấp khác được hưởng theo quy định của pháp luật. Tùy theo điều kiện của từng địa phương người được tuyển dụng thu hút có thể được nhận mức hỗ trợ tài chính một lần sau khi tuyển dụng.

Ngoài ra, công chức, viên chức được nâng lương thường xuyên, được xét nâng bậc lương trước thời hạn, được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Nếu làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

1.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã chỉ rõ:

“Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Đó là kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức ở các trường

32

học với rèn luyện trong thực tiễn. Phải căn cứ vào chỗ mạnh, chỗ yếu và triển vọng phát triển của cán bộ mà mạnh dạn bố trí vào những cương vị công tác phù hợp, sau đó, liên tục theo dõi, kiểm tra, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho họ trưởng thành”[16, tr.468].

Trên cơ sở định hướng đường lối của Đảng, Nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong đó coi việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của CBCCVC được thể chế hóa trong Luật Cán bộ, công chức trong đó tại Điều 11 quy định “Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”, Điều 11 “Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật…” và tại Luật Viên chức Điều 11 quy định “Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ”, Điều 15 “Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật...”. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng, Điều 48, Luật Cán bộ, công chức còn quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật” và Điều 34, Luật viên chức “Đơn vị sự nghiệp công

33

lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm”.

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng nói chung là một quá trình học tập nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, chất lượng thực thi công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC là trang bị, bổ sung những kiến thức kỹ năng còn thiếu trong quản lý, điều hành, tiến tới chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu quy định theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng, năng lực thực thi công vụ và tăng cường tính chủ động trong công việc. Đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC ở các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, nâng cao kiến thức, tri thức, trau dồi các kỹ năng, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Có thể thấy, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng là để khơi dậy tiềm năng nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực của mỗi con người, là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả công tác, chất lượng thực thi công vụ, là nhiệm vụ thường xuyên của công tác cán bộ và là yêu cầu khách quan trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC ở các cơ quan hành chính nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.4.5. Khen thưởng

Khoản 2, Điều 3, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

34

“Khen thưởng là biện pháp nhằm kích thích về tinh thần và vật chất đối với các cán bộ, công chức nhà nước, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tận tâm, tận tụy của cán bộ, công chức nhà nước đối với nghề nghiệp và với nhiệm vụ được giao” [34, tr.167].

Tôn vinh khen thưởng kịp thời sự cống hiến của cá nhân, đãi ngộ tương xứng với công sức và khả năng đóng góp sẽ góp phần phòng, chống tư tưởng tham nhũng trong xã hội. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa ưu đãi về tài chính, coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ việc tạo lập môi trường làm việc dân chủ thì việc thu hút và trọng dụng nhân tài khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí người đã được thu hút sẽ sẵng sàng rời khỏi cơ quan, đơn vị công tác. Việc khen thưởng đúng người, đúng việc và kịp thời còn phát huy tốt vai trò tích cực của mỗi cá nhân trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, làm cho người được khen thưởng thấy được những đóp góp cống hiến của mình thực sự đã có ích cho tổ chức.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2017 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)