CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.2.2. Kịch bản, ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với tỉnh Bình Định [1]
1.2.2.1. Diễn biến khí hậu trong thời gian qua và tình hình hiện nay a) Xu thế biến đổi nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Quy Nhơn vào khoảng 27.20C. Trong xu thế biến đổi khí hậu chung của toàn cầu nhiệt độ ở Quy Nhơn có sự thay đổi đáng kể, đó là sự gia tăng của nhiệt độ đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây. Nhiệt độ trung bình năm ở Quy Nhơn từ 1979 đến 2010 có xu thế tăng, mức tăng trung bình là 0.007oC/năm.
b) Xu thế biến đổi mưa
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên lượng mưa ở Quy Nhơn có những thay đổi đáng kể, trong chuỗi số liệu đến năm 2030 lượng mưa ở Quy Nhơn có xu hướng tăng với tốc độ dao động 1715mm đến 1812mm
c) Xu thế dâng lên của mực nước
Tốc độ biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Quy Nhơn giảm khoảng -0.165cm/năm, trong khi mực nước tối cao dâng lên khoảng 0.095 cm/năm và mực nước tối thấp hạ xuống khoảng -0.6cm/năm. Giá trị cực đại của trạm Quy Nhơn không tăng liên tục, có năm tăng có năm giảm nhưng nhìn chung xu thế trong nhiều năm thì lại tăng, còn xu thế của giá trị mực nước trung bình và mực nước cực tiểu lại giảm.
1.2.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định a) Gió tây khô nóng
Hạn hán và gió Tây khô nóng hoành hành sớm từ đầu tháng 5 và kéo dài theo từng đợt từ 7 - 9 ngày, có năm hiện tượng nắng kéo dài suốt cả tháng.
b) Bão và áp thấp nhiệt đới
Mùa bão ở thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng X và tháng XI,
11
nhưng cũng có năm từ giữa tháng VI đã có bão đổ bộ (bão số 2 ngày 12/VI/2004, bão số 2 ngày 30/VI/1978 đều đổ bộ vào Bình Định).
c) Mưa lớn
Đây là dạng đặc thù thiên tai nguy hiểm thứ hai cho Quy Nhơn (sau bão), một năm trung bình có tới 137 ngày mưa, lượng mưa năm trung bình lớn nhất của Quy Nhơn xuất hiện vào năm 1998 đạt 2.889mm. Bên cạnh đó còn có các tác động đáng kể như xói lở, sạt lở bờ biển và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt thủy sản, tiêu thoát nước, giao thông, thủy lợi. Mưa lớn cũng xảy ra bất thường trong 3 năm gần đây.
d) Lũ, lụt
Diện tích chịu ngập lũ hàng năm ước tính chiếm 30% diện tích tự nhiên của thành phố Quy Nhơn. Vùng thường xuyên ngập vào mùa lũ thuộc hạ lưu các sông và ven đầm Thị Nại bao gồm Phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Trần Quang Diệu.
e) Hạn hán
Nắng nóng gió Tây trong mùa khô, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn kéo dài và thêm vào đó là địa hình dốc, ngắn các lưu vực sông nên các con sông không trữ được nước trong mùa mưa gây nên tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng tại Quy Nhơn. Mùa khô kéo dài 8 tháng, hàng năm thường bị hạn hán xảy ra vào vụ hè thu và vụ mùa.
f) Nước biển dâng
Phân tích hiện trạng tại xã bán đảo Nhơn Lý (Thành phố Quy Nhơn) cho thấy:
So với 15-20 năm trở về trước trình trạng triều cường ngày một dâng cao sát vào nhà dân. Cách đây 20 năm các hộ dân sống ở vùng sát biển cách xa mặt nước biển khoảng chừng 500m, mặt nước thấp hơn khoảng 2-3m so với hiện nay. Hiện tượng xâm thực của thuỷ triều đã tàn phá khoảng 3 lớp nhà và một số công trình công cộng.
1.2.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn a) Kịch bản về nhiệt độ
Từ kết quả tính toán kịch bản nhiệt độ không khí bề mặt trung bình theo các kịch bản phát thải khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định trong thế kỷ 21 có xu hướng tăng dần theo thời gian, với mức tăng trong mùa tháng III – V cao hơn so với các mùa khác trong năm, thấp nhất là mùa tháng VI – VIII. Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản phát thải cao (A1FI), trung bình (B2) và thấp (B1) có khả năng tăng khoảng
12
1,30C, 1,20C và 1,10C. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản là 2,90C, 2,30C và 1,50C.
b) Kịch bản lượng mưa
Lượng mưa qua các thập kỷ ở Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong mùa khô có xu hướng giảm, mùa mưa có xu hướng tăng, trong đó tốc độ tăng ở mùa mưa nhanh hơn so với mức giảm vào mùa khô. Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm theo kịch bản phát thải cao (A1FI) là 3,8%, kịch bản phát thải trung bình (B2) là 3,6 và kịch bản thấp (B1) là 3,4%. Đến cuối thế kỷ, mức tăng lượng mưa theo các kịch bản này là 8,9%, 7,0% và 4,6%.
c) Nước biển dâng
Theo kết quả tính toán, mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu cao nhất vào năm 2100 cho khu vực Bình Định khoảng 83 - 97 cm đối với kịch bản cao(A1FI) và 52 - 65 cm đối với kịch bản thấp (B1), đối với kịch bản trung bình (B2), mực nước dâng 61 -74 cm. Trong 50 năm đầu của thế kỷ, mực nước biển dâng với tốc độ chậm hơn (chỉ khoảng 15-20 cm/50 năm) so với 50 năm sau của thế kỷ.
1.2.2.4. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu
Bảng 1.1. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương cho thành phố Quy Nhơn
Loại thiên
tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương
Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế/thu nhập
Tác động đối với cơ sở hạ tầng
Bão
Xói lở bờ biển
- Các xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu
- Các phường: Hải Cảng, Ghềnh Ráng, Trần Phú
- Những người nghèo, ngư dân sống trong khu vực,
- Đổ nhà cửa, mất tài sản - Mất diện tích, canh tác, NTTS
- Giảm sản lượng, thu nhập - Du lịch:
giảm nguồn thu từ du lịch (phường Ghềnh Ráng)
- Sạt lở đường ven biển.
- Trôi bãi thể thao (Nhơn Hải)
- Sạt lở hệ thống đê biển (đê Đông) - Sạt lở cảng cá.
(Cảng cá Cù Lao Xanh, Xã Nhơn Châu)
Mưa, gió lớn gây ngập lụt, lũ
quét
Các phường: Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Thị
- Người nghèo - Người già, trẻ em, người tàn tật - Nhóm lao động tự do, nhập cư không hợp pháp
- Đổ nhà cửa gây chết người (2008).
- Thiệt hại hoa màu,
- Sập các chuồng
- - Giao thông: Sạt lở, mất một số đoạn đường, phá hủy bề mặt, taluy đường (phường Nhơn Bình); bồi lấp các
13 Loại thiên
tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương
Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế/thu nhập
Tác động đối với cơ sở hạ tầng Nại, Trần Phú.
Các xã: Nhơn Hội, Phước Mỹ, Nhơn Lý.
- Nhóm diêm dân chăn nuôi (P.
Trần Hưng Đạo) - NTTS: Vỡ các ao, đầm nuôi (phường Đống Đa, xã Hoài Nhơn) - Mất tài sản: tàu bè đánh cá, phụ nữ bị mất việc làm, ảnh hưởng thu nhập của cả gia đình…
- Du lịch:
giảm lượng khách du lịch
âu tàu.
- - Điện: đổ cột, đứt dây, hư hỏng TBA - Thông tin liên lạc:
gãy trụ ăng ten (Nhơn Hội)
- - Thủy lợi: sạt lở đê sông, đê biển (Nhơn Phú); sạt lở kênh (Phước Mỹ); sạt lở mặt đê hồ Phú Hòa;
- - Hệ thống thoát nước: mất nắp cống, (phường Quang Trung)
- - Trường học, bệnh, chợ viện bị hư hỏng - - Các cảng cá, khu
neo đậu tránh bão, trên địa bàn TP Quy Nhơn đều bị tác động.
-
Ô nhiễm môi trường
Phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Xã Nhơn Hội, xã Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải.
- Trẻ em, người già - Nhóm lao động tự do, nhập cư không hợp pháp
- Nhóm dân sống ở gần khu vực tiêu thoát nước (hồ Bàu Sen, Hồ Phú Hòa…)
- Dịch bệnh, sức khỏe - Tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường
- Giảm năng suất lao động - Chi phí quản lý, vận hành các hệ thống tiêu thoát nước tăng - Giảm nguồn hải sản đánh bắt
- - Ăn mòn các công trình cấp, thoát nước.
Triều cường gây
ngập lụt
Các phường xã trực tiếp với biển như P.
Nguyễn Văn Cừ, Ghềnh Ráng, Trần Phú, Hải Cảng, Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu
- Những người nghèo, ngư dân sống trong khu vực - Người già, trẻ em, người tàn tật - Nhóm lao động tự
do, nhập cư không hợp pháp
- Đổ nhà cửa.
- Mất đất do bị xói lở,
- Thiệt hại hoa màu, - Mất tài sản:
tàu bè đánh cá, - Du lịch: giảm lượng khách du
-
14 Loại thiên
tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương
Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế/thu nhập
Tác động đối với cơ sở hạ tầng lịch
Mưa lớn
Xói, sạt lở bờ biển
- Xã Nhơn Lý - Xã Nhơn Hải - Xã Nhơn Châu - - P. Hải Cảng - - Phường
Ghềnh Ráng - - Trần Phú
Những người nghèo, ngư dân sống trong khu vực
- Đổ nhà cửa, mất tài sản (chìm tàu, thuyền...) - Giảm diện tích: canh tác, NTTS, làm muối
- Mất giống do lụt tiểu mãn;
- Giảm sản lượng, thu nhập - - Du lịch: giảm
nguồn thu từ du lịch (phường Ghềnh Ráng) -
- Giao thông: sạt lở đường ven biển.
- - Thủy lợi: sạt lở hệ thống đê biển (đê Đông), công trình dưới đê
Tác động trực tiếp đến các
ngành đánh bắt Thủy sản,
tiêu thoát nước, giao thông, thủy lợi
Phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Xã Nhơn Hội, xã Phước Mỹ
- Ngư dân - Người nghèo - Diêm dân - Dân sống vùng trũng
- Thiệt hại hoa màu;
- Giảm sản lượng đánh bắt - - Tăng chi phí
vận hành tiêu thoát nước
- Giao thông: phá hủy bề mặt, ta luy đường
- Thủy lợi: sạt lở đê sông, đê biển, sạt lở kênh;
- - Xâm thực công trình xây dựng: hệ thống thoát nước, thủy lợi
-
Ngập lụt
Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nhân Hội, Phước Mỹ, Nhơn Lý.
- Người nghèo - Người tàn tật - Người già, trẻ em.
- - Nông dân, diêm dân (Nhơn Bình, Đống Đa)
- Thiệt hại về hoa màu.
- Giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp, NTTS, làm muối.
- Vỡ chuồng, đầm nuôi.
- Giảm lượng khách du lịch.
- Đình trệ sản xuất.
- Tăng chi phí vận hành tiêu thoát nước
- Sạt lở đường giao thông.
- Giảm tuổi thọ các công trình xây dựng
15 Loại thiên
tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương
Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế/thu nhập
Tác động đối với cơ sở hạ tầng
Xâm nhập mặn
Các vùng cửa sông của các xã ven biển:
Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Hải Cảng, Ghềnh Ráng, khu vực 2 Tuy Hòa
- Các hộ dân sản xuất nông nghiệp, NTTS
- - Các hộ dân khai thác sử dụng nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan
- Giảm sản lượng cây trồng - Thiếu nước sinh hoạt phát sinh các bệnh liên quan đến nguồn nước.
Nhiệt độ tăng
Toàn thành phố - Người già, - Trẻ em, - Người nghèo, - Người tàn tật, - Người dễ bị mắc bệnh tim mạch;
- Người nuôi trồng thủy sản
- Chi phí khám chữa bệnh tăng;
- Giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản;
- Tăng chi phí quản lý vận hành các hệ thống công trình thủy lợi;
- Các công trình xây dựng cho tất cả các ngành: giảm tuổi thọ.
- - Nhu cầu về điện tăng làm tăng áp lực đối ngành điện
Hạn hán
- Nhơn Hội - Nhơn Bình - Phước Mỹ, - Nhơn Phú, - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân
- Người nghèo;
- Nông dân;
- Giảm năng suất cây trồng, nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Nước sinh hoạt nhiễm mặn;
- Thiếu nước cho người và vật nuôi;
- Kết hợp với nhiệt độ cao dễ nhiễm các loại dịch bệnh.