CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
3.3. Phân tích dữ liệu
3.3.3. Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất bãi thải, xử lý chất thải trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.3.3.1. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất đất bãi thải, xử lý chất thải trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Qua nghiên cứu tài liệu liên quan đến việc quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và tham khảo các luận văn thạc sĩ về vấn đề lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia trong vấn đề này, luận văn đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải.
Dưới đây minh họa việc phân nhóm các yếu tố có tác động đến vấn đề vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý rác thải.
Lập bảng ma trận mức độ ưu tiên của 3 nhóm là kinh tế (I), môi trường (II) và xã hội (III) rồi tiến hành chuẩn hóa ma trận, tính trọng số của các nhóm.
Để kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu, thực hiện tính tỷ số CR (Nếu CR < 0,1 là chấp nhận được.
Bảng 3.10. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá QH đất bãi thải, xử lý chất thải Nhóm I Nhóm II Nhóm III Trọng số
Nhóm I 1 1/3 1/2 0.164
Nhóm II 3 1 2 0.539
Nhóm III 2 1/2 1 0.297
CR=CI/RI CR = 0.011
78
Bảng 3.11. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
Nhóm I. Kinh tế 1 2 3 4 Trọng số
1. Khoảng cách tới trạm
cung cấp điện 1 1/3 1/5 1/5
0.069 2. Khoảng cách tới
đường giao thông thường
3 1 1/2 1/3
0.172 3. Hiện trạng sử dụng
đất 5 2 1 1
0.360
4. Độ dốc của địa hình 5 3 1 1 0.399
CR=CI/RI CR = 0.016 → Thỏa mãn
Bảng 3.12. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
Nhóm II. Môi
trường 5 6 7 8 9 10 11 12 Trọng
số 5. Khoảng cách
đến các khu dân cư đô thị
1 2 2 1 3 3 2 2 0.202
6. Khoảng cách đến cụm dân cư thường
1/2 1 2 1/3 2 2 2 2 0.141
7 Khoảng cách đến nguồn nước mặt (sông, hồ, đầm, ...)
1/2 1/2 1 1/3 2 3 2 1 0.115
8. Khoảng cách tới các khu di tích, văn hoá
1 3 3 1 3 3 2 1 0.215
9. Khoảng cách đến khu công nghiệp
1/3 1/2 1/2 1/3 1 2 1/2 1/2 0.066
79
Nhóm II. Môi
trường 5 6 7 8 9 10 11 12 Trọng
số 10. Khoảng cách
tới đường giao thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt)
1/3 1/2 1/3 1/3 1/2 1 1/2 1/2 0.053
11. Độ cao (tránh
ngập lụt) 1/2 1/2 1/2 1/2 2 2 1 1 0.095
12. Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở
1/2 1/2 1 1 2 2 1 1 0.114
CR=CI/RI CR = 0.041 → Thỏa mãn
Bảng 3.13. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
Nhóm III. Xã hội 13 14 Trọng
số
13. Chấp thuận của cộng đồng 1 1 0.500
14. Chấp thuận của chính quyền địa phương 1 1 0.500
Kết quả so sánh mức độ ưu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo từng nhóm và chung cuộc của đất bãi thải, xử lý chất thải được thể hiện trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
STT Nhóm Chỉ tiêu
Trọng số của nhóm
Trọng số trong nhóm
Trọng số chung 1
Nhóm I – Kinh tế
Khoảng cách tới trạm cung cấp điện
0.164
0.069 0.011 2 Khoảng cách tới đường giao thông
thường 0.172 0.028
3 Hiện trạng sử dụng đất 0.360 0.059
80
4 Độ dốc 0.399 0.065
5
Nhóm II – Môi trường
Khoảng cách đến các khu dân cư đô thị
0.539
0.202 0.109 6 Khoảng cách đến cụm dân cư thường
(dân cư nông thôn) 0.141 0.076
7 Khoảng cách đến nguồn nước mặt
(sông, hồ, đầm, ...) 0.115 0.062
8 Khoảng cách tới các khu di tích, văn
hoá 0.215 0.116
9 Khoảng cách đến khu công nghiệp 0.066 0.036
10
Khoảng cách tới đường giao thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt)
0.053 0.029
11 Độ cao (tránh ngập lụt) 0.095 0.051
12 Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ
trượt lở, sạt lở, xói lở 0.114 0.061
13 Nhóm
III– Xã hội
Chấp thuận của cộng đồng
0.297
0.500 0.149 14 Chấp thuận của chính quyền địa
phương 0.500 0.149
Tổng 1.00 1.00
3.3.3.2. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
Dựa trên bộ chỉ tiêu đã xác định ở bước trên thì bước này sẽ tiến hành phân khoảng chỉ tiêu và tính điểm cho đất bãi thải, xử lý chất thải. Kết quả thu được là bộ raster giá trị điểm đầu vào của đất bãi thải, xử lý chất thải
Bảng 3.15. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm
1 Khoảng cách tới trạm cung cấp điện
0-500 m 4
500 -1000 m 3
1000-3000 m 2
>3000 m 1
2 Khoảng cách tới đường giao thông thường
0-50 m 0
50-200 m 4
200 - 500 m 3
500 -1000 m 2
>1000 m 1
3 Hiện trạng sử dụng đất Đất chưa sử dụng 4
Đất lâm nghiệp 3
81
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm
Đất nông nghiệp 2
Đất phi nông
nghiệp 1
Đất di tích, tôn giáo, an ninh quốc
phòng, sông hồ 0
4 Độ dốc
0-3 2
3--5 4
5--8 3
8--15 1
>15 0
5 Khoảng cách đến các khu dân cư đô thị
0-1500 m 0
1500-2000 m 1
2000-3000 m 2
3000-5000 m 3
>5000 m 4
6 Khoảng cách đến cụm dân cư thường
0-800 m 0
800-1200 m 1
1200-2000m 2
2000-3000m 3
>3000 m 4
7 Khoảng cách đến nguồn nước mặt (sông, hồ, đầm, ...)
0-100 m 0
100-300 m 1
300-500 m 2
500-1000 m 3
>1000 m 4
8 Khoảng cách tới các khu di tích, văn hoá
0-800m 0
800-1200 m 1
1200-2000 m 2
2000-3000 m 3
>3000 m 4
9 Khoảng cách đến khu công nghiệp
0-500 m 0
500-1000 m 1
1000 -2000 m 2
2000-3000 m 3
>3000 m 4
10 Khoảng cách tới đường giao thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt)
0-50 m 0
50-200 1
200-400 m 2
82
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm
400-1000 m 3
>1000 m 4
11 Độ cao (tránh ngập lụt)
0-3m 0
3--5m 1
5--7m 4
7--10m 3
>10m 2
12 Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở
0-500 m 0
500-1000 1
1000-2000 2
2000-3000 m 3
>3000 m 4
83
84
Hình 3.18. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
3.3.3.3. Tạo raster giá trị hợp lý của đất bãi thải, xử lý chất thải
Cách tạo giá trị hợp lý của đất bãi thải, xử lý chất thải giống như với đất ở đô thị, khu đô thị mới. Kết quả cho chúng ta một raster tổng hợp đất bãi thải, xử lý chất thải các giá trị cần đánh giá đã tính đến mức độ quan trọng của chúng.
85
Hình 3.19. Raster giá trị hợp lý của đất bãi thải, xử lý chất thải
3.3.3.4. Tính điểm cho phương án quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Luận văn đã thực hiện tính điểm hợp lý về vị trí không gian của đất bãi thải, xử lý chất thải. Giá trị điểm thấp nhất là 1.17 và giá trị điểm cao nhất là 1,63, đều ở ngưỡng hợp lý.
Hình 3.20. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải trong bối cảnh biến đổi khí hậu
86
3.3.3.5. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Hình 3.21. Vị trí đất bãi thải, xử lý chất thải
Dùng công cụ Zonal Statistics as Table trong ArcGIS để tính độ dốc, độ cao, khoảng cách tới khu sạt lở trung bình ở các bãi thải, xử lý chất thải. Kết quả thể hiện ở hình dưới
Hình 3.22. Kết quả giá trị trung bình của độ dốc, độ cao, khoảng cách tới khu sạt lở của đất bãi thải, xử lý chất thải
87
Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Quy Nhơn, quy hoạch sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải là một trong những quy hoạch quan trọng của thành phố. Diện tích quy hoạch loại đất này từ quy mô nhỏ đến lớn và phân bố rộng cho nên khi các nhà quy hoạch nghiên cứu các vị trí cũng đã đặt tiêu chí ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu đô thị như: xâm nhập mặn, khu vực có nguy cơ sạt lở, tránh tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường, ... ảnh hưởng tới dân cư. Từ bảng giá trị hợp lý của khu đất bãi thải (hình 3.20), xử lý chất thải trong phương án quy hoạch sử dụng đất ta thấy vị trí quy hoạch các khu đều có điểm ở ngưỡng trung bình từ 1.11 đến 1.63.
Tại nhà máy xử lý nước thải Nhơn Bình có số điểm cao nhất 1.63. công suất lên 28.000 m3/ngày đêm được Bộ TN&MT cấp giấy phép môi trường ngày 16.4.2024. Bên cạnh đó cũng có nhược điểm theo (hình 3.23) vị trí quy hoạch của nhà máy xử lý nước thải gần khu dân cư ở nên nhiều hộ dân sống tại phường Nhơn Bình đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước đọng khu vực xung quanh nhà máy. Nước thải từ nhà dân chảy ra nhánh sông Hà Thanh bị tắc nghẽn, gây ô nhiễm nặng. Trong quá trình vận hành đã gây mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người dân, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.
Hình 3.23. Vị trí quy hoạch NMXLNT Nhơn Bình so với cảnh quan
Theo kết quả (hình 3.22) cho thấy nhà máy xử lý nước thải Nhơn Bình không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách >3000m, độ dốc trung bình ở ngưỡng 0.250 và độ cao trung bình 2.54m chi phí san nền xây dựng thấp nhưng cũng cần chú ý về nguy cơ ngập lụt.
88
Hình 3.24. Nhà máy xử lý nước thải Nhơn Bình
Nhà máy xử lý nước thải 2A có điểm số 1.35 công suất nhà máy 2.350 m3 nước/ngày, nhà máy XLNT 2A tại phường Trần Quang Diệu có nhiệm vụ xử lý nước thải ở khu vực phường Trần Quang Diệu và nước rỉ rác đã được xử lý sơ bộ tại bãi rác Long Mỹ đưa về nhà máy và xử lý. Nước thải được xử lý đạt cấp độ B trước khi thải ra môi trường.
Hình 3.25. Vị trí quy hoạch NMXLNT 2A so với cảnh quan khu vực
89
Tuy nhiên vị trí nhà máy xử lý nước thải 2A gần đất mặt nước chuyên dùng nếu quy trình xử lý sai sót không đúng cách thì có khả năng gây ra ô nhiễm nguồn nước nặng nề cho khu vực đất ở xung quanh.
Theo kết quả (hình 3.22) cho thấy nhà máy xử lý nước thải Nhơn Bình không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách >3000m, độ dốc trung bình ở ngưỡng 7.240 và độ cao trung bình 7.74m chi phí san nền xây dựng ở mức trung bình, nhà máy không nằm trong khu vực có nguy cơ ngập lụt.
Bãi rác Đèo Cù Mông có số điểm 1.51 xa khu dân cư, chịu trách nhiệm xử lý rác thải chủ yếu là rác thải bột đá, đá vụn, ... nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp lấy lí do phí vận chuyển đến nơi đổ thải mà đổ chất thải ven đường những khu vực bãi đất trống.
Hình 3.26. Vị trí bãi rác Đèo Cù Mông so với cảnh quan khu vực
Hình 3.27. Thải bột đá dùng để san lấp mặt bằng ven đường phường Bùi Thị Xuân
90
Theo kết quả (hình 3.22) cho thấy bãi rác Đèo Cù Mông không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách >3000m, độ dốc 10.110 và độ cao trung bình 115.7m chi phí san nền xây dựng cao, nguy cơ ngập lụt thấp nhưng cũng cần chú trọng về biến đổi khí hậu như bão, mưa lớn.
Tại Xí nghiệp quản lý và chế biến rác thải điểm trung bình là 1.17, điểm số này mặc dù đạt ngưỡng nhưng còn thấp. Thực tế cho thấy rằng người dân xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, Bình Định bức xúc vì phải sống chung với ô nhiễm từ bãi rác nhiều năm nay. Do vị trí gần khu công nghiệp Long Mỹ, gần đường lớn.
Hình 3.28. Vị trí quy hoạch Xí nghiệp quản lý và chế biến rác thải so với cảnh quan khu vực
Mùa nắng thì hôi, mùa mưa thì dòng nước đen tuồn từ hệ thống xả thải nước mưa của bãi rác tràn ra khắp ruộng vườn. Nguyên nhân do lượng nước rỉ thải từ ô chứa A4 tràn ra ngoài, rò rỉ vào tuyến cống thoát nước mưa D1500 tràn ra bên ngoài môi trường.
91
Hình 3.29. Tình trạng cá chết và nước có dấu hiệu đổi màu do ô nhiễm tại xã Phước Mỹ
Theo kết quả (hình 3.22) cho thấy vị trí Xí nghiệp quản lý và chế biến rác thải không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách >3000m, độ dốc trung bình ở ngưỡng 13.940 và độ cao trung bình 71.84m chi phí san nền xây dựng cao, nguy cơ ngập lụt thấp nhưng cũng cần chú trọng về biến đổi khí hậu như bão, mưa lớn gây ô nhiễm môi trường.
92