CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
3.3. Phân tích dữ liệu
3.3.2. Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất ở khu đô thị mới
Mỗi loại hình sử dụng đất đều có những đặc trưng riêng, vì vậy chúng có những tiêu chí đánh giá riêng biệt. Các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa
62
chọn vị trí của các loại hình sử dụng đất thường được nhóm thành ba loại cơ bản: môi trường, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, việc xác định các chỉ tiêu chưa quan tâm đúng mức đến sự tương tác và mối quan hệ giữa các yếu tố, cũng như đánh giá vị trí quy hoạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vì vậy trong luận văn này đã đề cập đến các yếu tố tác động do biến đổi khí hậu có thể gây nên như tránh ngập lụt (độ cao) ; tránh sạt lở, xói lở (Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở), độ dốc của địa hình (độ dốc) ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất.
3.3.2.1. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới Trọng số cho các nhóm chỉ tiêu, cho từng chỉ tiêu được tính toán dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn địa điểm xây dựng khu đô thị mới và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm thành phố Quy Nhơn cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch đất ở khu đô thị mới và được thể hiện thông qua ma trận so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu như trong bảng 3.4 – 3.7.
Lập bảng ma trận mức độ ưu tiên của 3 nhóm là kinh tế (I), môi trường (II) và xã hội (III) rồi tiến hành chuẩn hóa ma trận, tính trọng số của các nhóm.
Để kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu, thực hiện tính tỷ số CR (Consistency Ratio). Nếu CR < 0,1 là chấp nhận được.
Bảng 3.4. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới Nhóm I Nhóm II Nhóm III Trọng số
Nhóm I 1 1/2 1/2 0.198
Nhóm II 2 1 2 0.490
Nhóm III 2 1/2 1 0.312
CR 0.058
63
Bảng 3.5. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Nhóm I. Kinh tế 1 2 3 4 Trọng
số 1. Khoảng cách tới trạm
cung cấp điện 1 1/3 1/5 1/3 0.078
2. Khoảng cách tới đường
giao thông thường 3 1 1/3 2 0.249
3. Hiện trạng sử dụng đất 5 3 1 2 0.476
4. Độ dốc của địa hình 3 1/2 1/2 1 0.197
CR 0.060
Bảng 3.6. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Nhóm II.
Môi trường 5 6 7 8 9 10 Trọng
số 5. Khoảng
cách đến bãi rác
1 3 3 3 2 1 0.294
6. Khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa địa
1/3 1 2 2 2 1 0.179
7. Khoảng cách đến khu công nghiệp
1/3 1/2 1 2 2 1/2 0.131
8. Khoảng cách tới đường giao thông chính (cao tốc,
1/3 1/2 1/2 1 1/2 1/2 0.078
64 Nhóm II.
Môi trường 5 6 7 8 9 10 Trọng
số quốc lộ, tỉnh
lộ, đường sắt) 9. Độ cao (tránh ngập lụt)
1/2 1/2 1/2 2 1 1 0.127
10. Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở
1 1 2 2 1 1 0.191
CR 0.055
Bảng 3.7. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Nhóm III. Xã hội 11 12 13 14 15 Trọng
số 11. Khoảng cách đến trung tâm
y tế 1 1 2 2 2 0.281
12. Khoảng cách đến trường học 1 1 2 2 2 0.281
13. Khoảng cách tới chợ, trung
tâm thương mại 1/2 1/2 1 2 2 0.190
14. Chấp thuận ở cộng đồng 1/2 1/2 1/2 1 1 0.124
15. Chấp thuận của chính quyền 1/2 1/2 1/2 1 1 0.124
CR 0.020
65
Bảng 3.8. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới
STT Nhóm Chỉ tiêu
Trọng số của nhóm
Trọng số trong nhóm
Trọng số chung
1
Nhóm I – Kinh tế
Khoảng cách tới trạm cung cấp điện
0.198
0.078 0.015
2 Khoảng cách tới đường giao thông
thường 0.249 0.049
3 Hiện trạng sử dụng đất 0.476 0.094
4 Độ dốc 0.197 0.039
5
Nhóm II – Môi trường
Khoảng cách đến bãi rác
0.490
0.294 0.144
6 Khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa địa 0.179 0.088
7 Khoảng cách đến khu công nghiệp 0.131 0.064
8 Khoảng cách tới đường giao thông chính
(cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt) 0.078 0.038
9 Độ cao (tránh ngập lụt) 0.127 0.062
10 Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ
trượt lở, sạt lở, xói lở 0.191 0.094 11
Nhóm III–
Xã hội
Khoảng cách đến trung tâm y tế
0.312
0.281 0.088
12 Khoảng cách đến trường học 0.281 0.088
13 Khoảng cách tới chợ, trung tâm thương
mại 0.190 0.059
14 Chấp thuận ở cộng đồng 0.124 0.039
15 Chấp thuận của chính quyền 0.124 0.039
Tổng 1.00 1.00
3.3.2.2. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Việc phân loại và tính điểm các lớp đầu vào của từng loại đất sẽ khác nhau.
Dựa trên bộ chỉ tiêu đã xác định ở bước trên thì bước này sẽ tiến hành phân khoảng chỉ tiêu và tính điểm cho đất ở khu đô thị mới. Kết quả thu được là bộ raster giá trị điểm đầu vào của đất ở khu đô thị mới.
66
Bảng 3.9. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở khu đô thị mới
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm
1 Khoảng cách tới trạm cung cấp điện
0-200m 4
200-500m 3
500-1500m 2
>1500 m 1
2 Khoảng cách tới đường giao thông thường
0-50 m 4
50-200 m 3
200-500m 2
>500 m 1
3 Hiện trạng sử dụng đất
Đất chưa sử dụng 4
Đất lâm nghiệp 3
Đất nông nghiệp 2
Đất phi nông nghiệp 1
Đất di tích, tôn giáo, an ninh qp, sông
hồ 0
4 Độ dốc
0-3 4
3—5 3
5—8 2
8—15 1
>15 0
5 Khoảng cách đến bãi rác
0-1500m 0
1500-2000 m 1
2000-3000 m 2
3000-5000 m 3
>5000 m 4
6 Khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa địa
0-100 0
100- 300 m 1
300-500 m 2
500 - 2000 m 3
>2000 m 4
7 Khoảng cách đến khu công nghiệp
0-100 0
100-300 m 1
300-500 m 2
500 -2000 m 3
>2000 m 4
8 Khoảng cách tới đường giao thông chính (cao tốc,
0-50 m 0
50-200 m 3
200-500 m 4
67
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm
quốc lộ, tỉnh lộ, đường
sắt) 500-1000 m 2
>1000m 1
9 Độ cao (tránh ngập lụt)
0-3m 0
3-5m 1
5-7m 4
7-10m 3
>10m 2
10
Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở,
xói lở
0-500m 0
500-1000 m 1
1000-2000 m 2
2000-3000 m 3
>3000 m 4
11 Khoảng cách đến trung tâm y tế
0-50 m 0
50-200 m 2
200-500 m 3
500-2000 m 4
>2000 m 1
12 Khoảng cách đến trường học
0-500 m 4
500 -1000 m 3
1000-3000 m 2
>3000 m 1
13 Khoảng cách tới chợ, trung tâm thương mại
0-100 m 3
100-300 m 4
300 -1000 m 2
>1000 m 1
68
69
Hình 3.5. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất ở đô thị 3.3.2.3. Tạo raster giá trị hợp lý của đất ở khu đô thị mới
Raster giá trị hợp lý của đất ở khu đô thị mới là raster được tổng hợp từ các raster điểm của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất ở đô thị đã tạo ra ở bước trước. Mỗi lớp đầu vào (chỉ tiêu đánh giá) có mức ảnh hưởng được tính toán bằng phương pháp AHP, vì vậy khi tổng hợp các giá trị của các raster đầu vào, cần nhân với trọng số tương ứng của chúng. Công cụ Raster Calculator được sử dụng để tính toán giá trị hợp lý.
70
Hình 3.6. Tính raster giá trị hợp lý của đất ở khu đô thị mới
Kết quả cho chúng ta một raster tổng hợp của đất ở khu đô thị mới các giá trị cần đánh giá đã tính đến mức độ quan trọng của chúng (hình 3.7).
Hình 3.7. Raster giá trị hợp lý của đất ở khu đô thị mới 3.3.2.4. Tính điểm cho phương án quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Khi đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất ở khu đô thị mới có thể sử dụng công cụ Zonal Statistic as table trong Spatial Analyst hoặc 3D Analyst để tính
71
điểm. Điểm của mỗi một thửa đất quy hoạch là giá trị điểm trung bình của thửa đất đó. Sau khi được tính điểm mỗi một thửa đất sẽ có một giá trị trung bình riêng khác nhau, giá trị này chính là giá trị hợp lý về vị trí không gian của các thửa đất đó. Luận văn đã thực hiện tính điểm hợp lý về vị trí không gian của đất ở khu đô thị mới.
Hình 3.8. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất ở khu đô thị mới tại một số khu đô thị theo phương án quy hoạch sử dụng đất TP. Quy Nhơn
3.3.2.5. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất ở khu đô thị mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Hình 3.9. Các vị trí quy hoạch khu đô thị
Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Quy Nhơn, quy hoạch sử dụng đất ở khu đô thị mới là một trong những quy hoạch quan trọng của thành phố. Diện tích quy hoạch loại đất này lớn và phân bố rộng cho nên khi các nhà quy hoạch nghiên cứu các vị trí cũng đã đặt tiêu chí ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu đô thị như: xâm nhập mặn, khu vực có nguy cơ sạt lở, tránh tình trạng ngập lụt, .... Từ bảng giá trị hợp lý của khu đất ở khu đô thị mới (hình 3.8) trong
72
phương án quy hoạch đất ở đô thị ta thấy vị trí quy hoạch các khu đều có điểm ở ngưỡng hợp lý từ 2.32 đến 2.78.
Dùng công cụ Zonal Statistics as Table trong ArcGIS để tính độ cao, độ dốc, khoảng cách tới khu sạt lở trung bình ở các khu đô thị. Kết quả thể hiện ở hình dưới
Hình 3.10. Kết quả giá trị trung bình của độ dốc, độ cao, khoảng cách tới khu sạt lở Khu đô thị mới An Phú Thịnh diện tích 153,613 ha, trong đó đất ở chiếm 99ha thuộc cả hai phường Đống Đa và phường Nhơn Bình nằm ngay tại phía Bắc của sông Hà Thanh, thuộc trung tâm của Thành phố Quy Nhơn. Dựa vào 3 bảng kết quả trên (hình 3.10) cho thấy khu đô thị mới An Phú Thịnh có khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt, sạt lở >3000m; độ dốc trung bình là 0.440; độ cao trung bình là 0-3m như vậy chi phí san lấp mặt bằng giảm nhưng KĐT có nguy cơ ngập lụt bởi dự án này nằm ở hạ du 5 nhánh sông Hà Thanh vốn là dòng thoát lũ tự nhiên quan trọng nhất của TP Quy Nhơn. Để thi công dự án này, chủ đầu tư đã san lấp rất nhiều diện tích đồng ruộng, ao hồ, rừng ngập mặn… vốn là vùng trũng được mệnh danh là “túi lũ” với chức năng chứa nước và điều hòa lũ trên sông Hà Thanh chảy ra biển. Hiện nay phía thành phố cũng đang tìm cách khắc phục, ưu tiên cho dự án nạo vét, mở rộng dòng chảy chính (khoảng 300 tỷ đồng), kết hợp với các dự án kè hóa để chống tình trạng ngập lụt. Như vậy mặc dù vị trí bố trí không gian đất ở khu đô thị mới tại Khu đô thị này trong quy hoạch sử dụng đất đến 2030 được đánh giá hợp lý nhưng cần có các giải pháp để chống tình trạng bị ngập lụt.
73
Hình 3.11. Người dân phản ứng về tình trạng nạo vét sông Hà Thanh
Nhưng hiệu quả chưa cao mặt khác còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân sống ven sông Hà Thanh. Người thì muốn nạo vét sát bờ, người thì sợ xảy tình trạng sạt lở do bơm hút bùn nên không đồng ý để các tổ chức tiếp tục nạo vét vị trí gần bờ.
Bên cạnh đó với vị trí cực kỳ đắc địa nằm ngay tại tuyến đường mang tên Võ Nguyên Giáp; cũng chính là tuyến đường giao thông quan trọng nhất tại thành phố Quy Nhơn. Giáp với nhiều tiện ích đồ sộ như: trung tâm hành chính, bệnh viện, trường học quốc tế, khu vui chơi, ...Khu đô thị An Phú Thịnh còn là một khu phức hợp với trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí, .. đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khu đô thị An Phú Thịnh với quy mô quy hoạch hạ tầng và tiện ích đồng bộ, khu đô thị đầu tư các hệ thống đặc biệt nổi trội như: hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống ống, hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, .. hòa quyện tạo nên một khu đô thị đẳng cấp bậc nhất khu vực.
Hình 3.12. Liên kết giao thông khu đô thị An Phú Thịnh
74
Tại khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa có số điểm cao nhất 2.78. Tổng diện tích 242 ha, trong đó đất ở đô thị có 107 ha. Dự án sẽ được phân thành 4 khu chức năng: Khu nghiên cứu và phổ biến khoa học, Khu Thung lũng sáng tạo, Khu đô thị khoa học, Khu thương mại dịch vụ. Hiện nay UBND tỉnh giao các cơ quan có liên quan đôn đốc triển khai thực hiện các tuyến đường nội khu, khu vực xung quanh và giải phóng mặt bằng. Ở đây tạo điểm đến khoa học và giáo dục: Khu đô thị này có các dự án như Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), Công viên sáng tạo TMA, Công viên phần mềm của Công ty TNHH Phần mềm FPT, và nhiều hoạt động vui chơi khoa học khác vì vậy hợp lí xây dựng khu đô thị.
Hình 3.13. Tổng mặt bằng sử dụng đất khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa Mặc dù vị trí KĐT khoa học và giáo dục Quy Hòa gần đường quốc lộ thuận tiện đi lại cho người dân sống bên cạnh đó những vị trí đất ở sát đường quốc lộ có khả năng ảnh hưởng ồn ào xe cộ đi lại và bụi.
75
Hình 3.14. Vị trí KĐT Quy Hòa so với vị trí đường quốc lộ 1D
Dựa vào kết quả (hình 3.10) cho thấy đất ở tại khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách
>3000m, độ dốc trung bình 4.670, độ cao trung bình nằm ở ngưỡng 9.09m như vậy khu đô thị không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Khu đô thị Long Vân với tổng diện tích quy hoạch 1392ha, trong đó đất ở đô thị có 376 ha. KĐT có điểm mạnh gần 2 tuyến đường lớn của trung tâm Quy Nhơn là Tây Sơn và An Dương Vương, đường giao thông nội khu đảm bảo lộ giới rộng rãi, các phương tiện di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên lại nằm xa trung tâm Quy Nhơn, cư dân khó có thể tiếp cận đến các tiện ích của thành phố.
Hình 3.15. Liên kết giao thông khu đô thị Long Vân
76
Xung quanh có khá nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp nên có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và khói bụi.
Hình 3.16. Vị trí KĐT Long Vân và KCN Phú Tài
Tại khu vực phía nam KĐT Long Vân, vị trí đất ở quy hoạch sát với cao tốc 01 và một nghĩa địa của phường Bùi Thị Xuân nên không được đảm bảo về môi trường và không an toàn.
Hình 3.17. Vị trí KĐT Long Vân và nghĩa trang khu vực
Dựa vào kết quả (hình 3.10) cho thấy đất ở khu đô thị Long Vân không bị ảnh hưởng bởi khu vực có nguy cơ trượt sạt lở vì khoảng cách >3000 m, độ dốc trung bình là 4.070; độ cao trung bình 7m như vậy đảm bảo điều kiện sống của người dân không bị ngập lụt.
77
Như vậy cả 3 vị trí quy hoạch đất ở khu đô thị đều ở ngưỡng hợp lý tuy nhiên vấn đề về ngập lụt tại KĐT mới An Phú Thịnh cần sớm giải quyết ngập lụt cho người dân. Đối một số vị trí đất ở Khu đô thị khoa học & giáo dục Quy Hòa và Khu đô thị Long Vân cần có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.