Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với địa bàn thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian một số loại Đất phi nông nghiệp của phương Án quy hoạch sử dụng Đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định trong bối cảnh biến Đổi khí hậu (tt) (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

3.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với địa bàn thành phố Quy Nhơn

Trong những năm vừa qua thành phố chịu ảnh hưởng của mưa, bão, lũ lụt, một số cơn bão, lũ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, vài năm gần đây hiện tượng mưa, bão, lũ lụt có phần diễn biến phức tạp hơn, các trận mưa bão ngày càng có cường độ lớn hơn, mạnh hơn, các trận lũ lụt lớn xảy ra nhanh và tồn tại lâu hơn chính vì vậy thiệt hại về kinh tế, tài sản là rất lớn. Mặc dù trong những năm qua các cấp, các ngành

56,06%

36,35%

7,59%

Đất Nông nghiệp Đất Phi Nông nghiệp Đất Chưa sử dụng

52

đã có sự chuẩn bị đối phó, ứng phó với thiên nhiên phần nào đã giảm bớt những thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra.

3.1.4.2. Những thay đổi của các yếu tố khí tượng

Với các tác động như: nước biển dâng, gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới, gia tăng lũ lụt và sạt lở đất, biến đổi khí hậu đã có tác động mạnh mẽ đối với nhiều đối tượng, ngành nghề làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho vấn đề tiêu thoát nước, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển và như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư. Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại khu vực ven biển và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng do hiện tượng nước biển dâng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, kinh doanh dịch vụ thương mại và du lịch, y tế, sức khỏe cộng đồng và các vấn đề xã hội khác. Các cộng đồng dễ bị tổn thương là nông dân và ngư dân nghèo ven biển; người già, trẻ em, phụ nữ, đây là những đối tượng mà mức độ rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu rất cao và năng lực thích ứng kém.

3.1.4.3. Đánh giá sự tác động của biến đổi khí hậu đến các tài nguyên.

a. Tài nguyên đất

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên đất, ảnh hưởng đến diện tích và cơ cấu sử dụng đất của địa phương. Sự thay đổi đó thể hiện cụ thể qua phần diện tích đất mất dần do mực nước biển dâng dẫn đến gia tăng diện tích ngập lụt.

b. Tài nguyên nước

Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu và mặt đệm, chế độ dòng chảy của sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa theo mùa, các điều kiện địa mạo - thổ nhưỡng, các lớp phủ thực vật và vào các hoạt động khai thác nước của con người.

Ở đây mưa đóng vai trò chủ yếu, có quan hệ chặt chẽ với dòng chảy năm thậm chí còn làm lu mờ các yếu tố khí hậu khác.

Biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi về thời gian mưa và lượng mưa, những khu vực vĩ độ cao sẽ có lượng mưa lớn và tạo ra nhiều dòng chảy mặt. Ngược lại, một số lưu vực vĩ độ thấp hơn có thể bị cắt giảm lớn dòng chảy và tình trạng thiếu nước tăng là kết quả của sự kết hợp của sự bốc hơi tăng lên và giảm lượng mưa.

Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng chảy, tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt.

53

c. Tác động đến hệ sinh thái đất ngập nước

Đất ngập nước có nhiều chức năng quan trọng trong cân bằng nguồn nước, kiểm soát lũ lụt, bổ sung nguồn nước ngầm, xử lý nước thải, bảo tồn sự đa dạng sinh học và cung ứng các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rừng. Các vùng đất ngập nước của thành phố có tính đa dạng sinh học cao nhưng rất nhạy cảm với các yếu tố thời tiết cực đoan và sự thay đổi khí hậu, vùng có nguy cơ ngập nước chính là đầm Thị Nại.

Nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nước ngọt, bốc hơi cao, nước ngầm sụt giảm, phèn xuất hiện, nhiễm mặn cao hơn. Với sự thay đổi nhiệt độ này sẽ làm cây khô và chết nhiều hơn, gia tăng nguy cơ cháy rừng, sự tăng trưởng của thực vật chậm lại, nguồn lương thực bị giảm sút.

Lượng mưa có xu hướng tăng nhiều vào mùa mưa nhưng lại giảm vào mùa khô dẫn đến ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Nước biển dâng dẫn đến triều cường, xâm nhập mặn. Điều này sẽ làm thay đổi chu kỳ sinh học của cây trồng, làm thay đổi dòng chảy, xáo trộn hệ sinh thái, nhiều loài động thực vật nước ngọt, nước lợ có thể bị chết. Ngoài ra, việc gia tăng bão, lốc xoáy và diễn biến bất thường sẽ gia tăng mức tàn phá đến hệ sinh thái đất ngập nước như rừng bị tàn phá, cây bị gãy đổ, gây chết trực tiếp và mất nơi cư trú của nhiều loại động vật.

Như vậy, với sự tác động của biến đổi khí hậu như sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, mực nước biển tăng dẫn đến hệ sinh thái đất ngập nước sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Nhiệt độ tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp của cây xanh, cây xanh bị mất nước nhanh chóng, lượng nước bổ sung không đủ bù lượng nước mất, làm mất cân bằng nồng độ muối trong cây trồng, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Hơn thế nữa, các hệ sinh thái đất ngập nước phụ thuộc một cách chặt chẽ vào mức nước của thủy vực và vì thế sự thay đổi các điều kiện khí hậu sẽ ảnh hưởng tới lượng nước trong các hệ sinh thái, qua đó ảnh hưởng tới các chức năng đặc trưng của đất ngập nước bao gồm cả thành phần và cấu trúc của các quần xã sinh vật.

* Về rừng ngập mặn

Thành phố có diện tích rừng ngập mặn hiện tại khoảng 10 ha, rừng ngập mặn tồn tại chủ yếu ở khu vực cửa sông ven biển, rừng ngập mặn chỉ tồn tại thành những đám nhỏ và xen lẫn với các khu vực nuôi tôm ở khu vực đầm Thị Nại. Rừng ngập mặn ở đây chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng, phần lớn diện tích rừng ngập mặn trước đây đã chuyển thành ao nuôi tôm và ruộng muối.

54

Cây ngập mặn chịu được môi trường rất khắc nghiệt, tuy nhiên cây mẫn cảm với sự lắng đọng thái quá của bùn cát, sự ngừng chảy, tù đọng nước mặt và tràn dầu.

Những hiện tượng này làm giảm sự hấp thụ oxy để hô hấp và làm cho cây bị chết nhanh chóng.

Nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phân bố các quần xã và thành phần loài vì nó ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho đất, làm thay đổi nồng độ muối trong đất. Với xu hướng thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa và xu hướng gia tăng mực nước biển của thành phố sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn. Mưa lớn sẽ lọc rửa hết muối trong đất, ngược lại về mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao. Với lượng nước ngọt tập trung vào mùa mưa dẫn đến độ mặn trong nước giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho các cây kém chịu mặn phát triển nhưng đối với các loài cây ưa mặn thì độ mặn giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Bên cạnh đó, hoạt động hô hấp của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những lỗ thông khí trên thân hoặc rễ, khi nước biển dâng và lượng mưa tập trung nhiều làm cho khu vực sinh sống của cây rừng ngập mặn sẽ bị ngập nhiều hơn, phần rễ cây bị ngập lâu trong lớp nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ cây rừng ngập mặn. Nếu cây ngập mặn không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn do bị cản bởi đê hoặc các vật cản khác, cây sẽ không có chỗ nào để sống và bị chết ngập. Điều này làm khả năng phân bố của cây rừng ngập mặn bị hạn chế và diện tích cây rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên, sự biến động của hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu vẫn là do các hoạt động của con người gây ra.

* Về cồn cát ven biển

Bãi cát, cồn cát và đất cát biển thành phố có tổng diện tích khoảng 200 ha, các đụn cát thường do gió tạo nên, là nơi sức vận chuyển của gió bị suy giảm, ở các đụn cát ven biển thường xảy ra tương tác qua lại của dòng khí với thảm thực vật bề mặt.

Sự phát triển của đụn cát phụ thuộc vào loại cát, phương thức cung cấp cát, sự có mặt của gió ven biển và thảm thực vật trên cát.

Thành phần hữu sinh của hệ đụn cát phản ánh cuộc đấu tranh không ngừng để tồn tại, đất nghèo chất dinh dưỡng, cát bị nhận chìm, hạn hán, sự cạnh tranh, sự săn mồi và bệnh tật, tuy nhiên nhờ địa hình nhấp nhô của đụn cát nên nó có tính đa dạng lớn về ngoại cảnh và thảm thực vật. Các đụn cát đang trưởng thành có thể bị xói do bão (các sườn dốc bị mất đi thảm thực vật) hoặc do nước biển tràn lên.

55

Lụt bão làm sạt lở bờ biển đã làm biến dạng các cồn cát, đất cát di chuyển vào vùng xung quanh mỗi năm một ít; lấn dần thu hẹp đất canh tác, khu dân cư ... làm cho địa hình và độ phì nhiêu của đất một số vùng ven biển biến đổi ngày một bất lợi.

d. Tác động về kinh tế

* Tác động về đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét... không theo quy luật nên rất khó dự báo trước, sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tàu thuyền khai thác thủy sản hoạt động trên biển. Trong lĩnh vực khai thác thủy sản: sự biến đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến động chủng loại và quần đàn và di cư cá biển, có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và ngư trường truyền thống.

Với tác động của biến đổi khí hậu đến rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động của nghề cá. Vì phần lớn các hoạt động của nghề cá (cả khai thác và nuôi trồng) được thực hiện ở vùng ven bờ đều có liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loại tôm, cua, cá, ốc, sinh vật phù du…. Việc mất đi rừng ngập mặn sẽ làm giảm sinh vật phù du, sinh vật đáy, làm cho nguồn thức ăn của các loài thủy sản suy giảm.

Ngoài ra, sự thay đổi của các yếu tố thời tiết như lượng mưa, nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi; tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Nhiệt độ tăng cao làm cho môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại, là điều kiện phát sinh dịch bệnh trong các loài nuôi.

* Tác động đến con người

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thành phố Quy Nhơn sẽ gánh chịu nhiều tác động. Một trong những chỉ số đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến một địa phương là số dân bị ảnh hưởng, do mất đất ở, đất canh tác, năng suất sản xuất giảm do phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và ảnh hưởng cả về sức khỏe, thiếu nước và điều kiện môi trường sống không đảm bảo. [2]

56

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian một số loại Đất phi nông nghiệp của phương Án quy hoạch sử dụng Đất thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định trong bối cảnh biến Đổi khí hậu (tt) (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)