CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
2.2. Các tiêu chí đánh giá cho một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là cần thiết dựa trên các tiêu chí phù hợp cho các hoạt động khác nhau. Để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất, cần phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Những tiêu chí này không chỉ được sử dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu mà còn được áp dụng để đánh giá lại xem phương án quy hoạch đã được thực hiện có hợp lý hay không.
Tiêu chí được hiểu là “tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, phân loại một vật, sự vật”. Mỗi loại hình sử dụng đất đều có những đặc điểm riêng, do đó, chúng có các tiêu chí đánh giá riêng biệt. Thường thì các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích để lựa chọn vị trí cho các loại hình sử dụng đất có thể được nhóm thành ba nhóm cơ bản: môi trường, xã hội, và kinh tế.
Việc quy hoạch cho một đối tượng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) phải liên quan chặt chẽ đến ba yếu tố cơ bản: môi trường, kinh tế, và xã hội. Quy hoạch cần phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường sống, chẳng hạn như không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trường. Đồng thời, quy hoạch phải mang lại lợi ích kinh tế, như tiết kiệm chi phí và hiệu quả kinh tế cao. Cuối cùng, quy hoạch phải tạo sự ổn định xã hội, bao gồm sự đồng thuận xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tiêu chí đánh giá là cơ sở để xác định các chỉ tiêu cụ thể cần sử dụng trong quá trình đánh giá. Ví dụ, trong việc đánh giá quy hoạch đất ở, nếu tiêu chí về môi trường yêu cầu khoảng cách càng xa bãi chôn lấp rác thải càng tốt, thì chỉ tiêu cần sử dụng sẽ là khoảng cách đến bãi chôn lấp rác thải. Tức là, mỗi tiêu chí thường đi kèm với một hoặc nhiều chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tượng đánh giá cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực cần đánh giá.
Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn địa điểm xây dựng khu ở, đất bãi thải xử lý chất thải và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm TP Quy Nhơn cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đưa
40
ra các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch đất đối với hai loại đất như trong hai bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất ở khu đô thị mới
Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn
A Kinh tế (Giảm thiểu
chi phí xây dựng và hoạt động)
1. Khoảng cách tới trạm cung cấp điện Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới cấp điện
=>càng gần càng tốt 2. Khoảng cách tới đường giao thông
thường (không phải đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cao tốc)
Thuận tiện đi lại, chuyên chở vật liệu xây dựng, ...
3. Hiện trạng sử dụng đất thể hiện sự phân bố của các loại hình sử dụng đất tại một thời điểm cụ thể trong khu vực, ví dụ như đất trồng lúa, đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan, và các loại hình sử dụng khác.
Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho xây dựng =>Ưu tiên đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.
4. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ nhiều hơn =>Lựa chọn khu vực có độ dốc vừa phải
B Xã hội (Đảm bảo ổn định xã
hội)
1. Khoảng cách đến trung tâm y tế Đảm bảo thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, đồng thời cần duy trì khoảng cách nhất định để tránh ô nhiễm không khí, lây lan dịch bệnh, và không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh bệnh viện 2. Khoảng cách đến trường học Thuận tiện cho trẻ đến trường. Khoảng cách đến
trường cấp 1,2 < 500 m và tối đa không quá 1500 m. Vùng miền núi cấp 1 < 2000 m, cấp 2
<3000 m (theo quy định của TCXDVN 3978:1984)
3. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng 4. Chấp thuận của chính quyền địa
phương
Tăng cường mức độ chấp thuận của chính quyền địa phương
5. Khoảng cách tới chợ, trung tâm thương mại
Tối ưu tiện ích cho người dân
C Môi trường (Giảm thiểu tác động tới
môi trường)
1. Khoảng cách đến bãi rác Tăng tối đa khoảng cách đến bãi rác. Khoảng cách đến bãi rác > 1000 m (QCXDVN:2008)
2. Khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa địa
Tăng tối đa khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa địa.
Khoảng cách đến nghĩa địa > 1500 m (theo TCXDVN về xây dựng nghĩa trang đô thị)
3. Khoảng cách đến khu công nghiệp Đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu công nghiệp, đồng thời vẫn phải thuận tiện cho việc di chuyển đến khu công nghiệp để làm việc.
41
Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn
4. Khoảng cách tới đường giao thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt)
Tránh ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi cho khu dân cư, đảm bảo an toàn cần thiết.
5. Độ cao (tránh ngập lụt) Nhằm đảm bảo cho điều kiện sống người dân tại khu ở không bị ngập lụt
6. Khoảng cách tới khu vực có nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở
Giảm thiểu nguy cơ khu ở của người dân bị ảnh hưởng bởi tai biến trượt lở, xói lở
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý rác thải
Nhóm chỉ
tiêu Tên chỉ tiêu Giới hạn
A Kinh tế (Giảm thiểu
chi phí xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp)
1. Khoảng cách tới trạm cung cấp điện
Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới cấp điện cho bãi =>càng gần càng tốt (tham khảo từ dự án WASTE - ECON của Canada với Việt Nam) 2. Khoảng cách tới đường giao
thông thường (không phải đường quốc lộ, đường cao tốc, tỉnh lộ)
Thuận tiện cho việc vận chuyển, thu gom rác
=> càng gần càng tốt
3. Hiện trạng sử dụng đất
Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho xây dựng bãi =>Ưu tiên đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp, các bãi rác đang sử dụng để nâng cấp phục vụ cho chôn lấp và xử lý rác trên địa bàn thành phố
4. Độ dốc Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ nhiều hơn =>Lựa chọn khu vực có độ dốc vừa phải B
Xã hội (giảm thiểu tác động tới xã
hội)
1. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng 2. Chấp thuận của chính quyền địa
phương
Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền địa phương
C Môi trường (Giảm thiểu tác động tới môi trường)
1. Khoảng cách đến các khu dân cư đô thị
Tăng tối đa khoảng cách đến các khu đô thị.
Khoảng cách đến khu đô thị >3000 m (theo quy định của TCXDVN 261:2001)
2. Khoảng cách đến cụm dân cư thường
Tăng tối đa khoảng cách đến cụm dân cư.
Khoảng cách đến cụm dân cư >1000 m (hướng gió chính)
Khoảng cách đến cụm dân cư >300 m (hướng khác)
(theo quy định của TCXDVN 261:2001)
3. Khoảng cách đến nguồn nước mặt (sông, hồ, đầm, ...)
Không xây dựng bãi chôn lấp gần các nguồn nước, ven sông, các vùng được bảo vệ (hồ, suối, đầm lầy, ...) hoặc những nơi có khả năng bão lụt thường xuyên nhưng cũng không nên xa quá để thuận tiện cho thoát nước thải (tham khảo từ dự án WASTE - ECON của Canada với Việt Nam)
42 Nhóm chỉ
tiêu Tên chỉ tiêu Giới hạn
4. Khoảng cách tới các khu di tích, văn hoá
Khoảng cách từ bãi đến khu di tích, văn hoá
>1000m (tham khảo từ dự án WASTE - ECON của Canada với Việt Nam)
5. Khoảng cách đến khu công nghiệp
Khoảng cách từ bãi đến khu công nghiệp >1000 m (theo quy định của TCXDVN 261:2001) 6. Khoảng cách tới đường giao
thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt)
Khoảng cách từ bãi đến đường giao thông chính
>100 m (theo quy định của TCXDVN 261:2001) 7. Độ cao (tránh ngập lụt) Tránh cho khu vực chứa rác thải, chất thải bị ngập
lụt và giảm ô nhiễm môi trường 8. Khoảng cách tới khu vực có
nguy cơ trượt lở, sạt lở, xói lở
Giảm thiểu nguy cơ bãi thải, xử lý rác thải bị ảnh hưởng bởi tai biến trượt lở, xói lở
43
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TP QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG BỐI