Một số quy định về quản lý thông tin trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin trong công tác văn phòng tại ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN

1.1. Cơ sở lý luận về thông tin và quản lý thông tin

1.2.1. Một số quy định về quản lý thông tin trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng thông tin đang dẫn tới sự hình thành một xã hội thông tin toàn cầu. Thực hiện các đường lối và định hướng của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, các Bộ, ngành cũng đã ban hành các Luật, trong đó có một số quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý thông tin trong các ngành và địa phương.

Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp 9 - Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Công nghệ thông tin. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh một cách toàn diện và đầy đủ về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Trong đó, Mục 1, Chương 2 quy định chung về ứng dụng công nghệ thông tin – quy định về nguyên tắc hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; ưu tiên ứng

dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, truyền đưa thông tin số;

lưu trữ tạm thời thông tin số; cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số; công cụ tìm kiếm thông tin số; thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng; thiết lập trang thông tin điện tử. Đáng chú là điều 15 đã khẳng định “Tổ chức, cá nhân có quyền tự do sử dụng thông tin số vào mục đích chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó,

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm việc truy nhập và sử dụng thuận lợi thông tin số”.

Việc ban hành Luật Công nghệ thông tin và những văn bản hướng dẫn là rất cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp l cơ bản điều chỉnh lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh. M t khác, việc ban hành Luật Công nghệ thông tin nhằm tạo sự đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với ASEAN, APEC, WTO…

Sau đó, ngày 19/11/2015, trong phiên họp của Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An toàn thông tin mạng. Trong đó, tại mục 1 và 3 của chương 2 tại Luật này đã quy định chi tiết về đảm bảo an toàn quản lý thông tin.

Cụ thể, quy định về Bảo vệ thông tin mạng (Mục 1) gồm 7 điều, từ Điều 9 đến Điều 15. Mục này quy định các nội dung sau:

- Về phân loại thông tin;

- Về quản lý gửi thông tin;

- Về phòng ngừa, phát hiện, ngăn ch n và xử lý phần mềm độc hại, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể;

- Về bảo đảm an toàn tài nguyên viễn thông;

- Về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;

- Về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;

- Về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;

- Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Bảo vệ hệ thống thông tin gồm 7 điều từ Điều 21 đến Điều 27. Mục này quy định những nội dung sau:

- Phân loại cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin;

- Về nhiệm vụ bảo vệ hệ thống thông tin;

- Về biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin;

- Về giám sát an toàn hệ thống thông tin;

- Về trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin;

- Về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Luật an toàn thông tin mạng ra đời góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về an toàn thông tin mạng theo hướng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định trong lĩnh vực này; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin; tạo điều kiện phát triển ổn định, bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản l nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.

Ngày 06/4/2016, Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua, với những quy định cụ thể những quyền và điều cấm liên quan tới việc tiếp cận thông tin của công dân. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Luật quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; nguyên tắc,

trình tự, thủ tục thực hiện việc tiếp cận thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Chương 2 của Luật gồm 6 điều từ điều 17 đến điều 22 quy định về vấn đề công khai thông tin như:

- Các loại thông tin phải được công khai rộng rãi;

- Hình thức, thời điểm công khai thông tin;

- Công khai thông tin trên cổng thông tin điện từ, trang thông tin điện tử;

- Công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Đăng công báo, niêm yết;

- Xử lý thông tin công khai không chính xác.

Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập khu vực và quốc tế, tầm quan trọng của thông tin đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng được khẳng định. Để đánh giá đúng thực trạng và năng lực cũng như xu hướng phát triển hoạt động thông tin ở Việt Nam, việc ban hành hàng loạt văn bản quan trọng, có giá trị định hướng cho phát triển hoạt động thông tin là hết sức cần thiết và góp phần đắc lực thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin trong công tác văn phòng tại ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)