Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về hiện đại hóa văn phòng

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin trong công tác văn phòng tại ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN

1.1. Cơ sở lý luận về thông tin và quản lý thông tin

1.2.2. Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về hiện đại hóa văn phòng

Hiện nay, hiện đại hóa công tác văn phòng là xu hướng chung của các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng. Văn phòng với bộ máy làm việc được tổ chức khoa học, tinh gọn, trang thiết bị hiện đại và phương thức quản trị tiên tiến sẽ tiết kiệm thời gian, nguồn lực, giảm tối đa chi phí cho quản l , điều hành. Xu thế chung hiện nay là xây dựng văn phòng điện tử, văn phòng không giấy. Do vậy, yêu cầu xây dựng văn phòng theo xu

hướng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cấp bách.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được phê duyệt kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001. Trong đó, Chương trình 7: “Hiện đại hoá hành chính” do Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện là một trong những nội dung rất quan trọng. Chương trình đã nêu rõ:

- Đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính;

- Hiện đại hóa công sở, bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc tương đối hiện đại cho các cơ quan hành chính;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

- Tiếp tục nâng cấp và mở rộng mạng tin học diện rộng của Chính phủ đến bốn cấp chính quyền;

- Chính quyền cấp xã có trụ sở và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.

Trong khuôn khổ Chương trình hiện đại hoá nền hành chính thuộc Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, tiếp theo Đề án tin học hoá quản l hành chính nhà nước kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 112)33, ngày 12/8/2003 Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phê duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005 - gọi tắt là Đề án 169 và giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học

33 Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải.

và Công nghệ thực hiện Đề án này. Trong đó, có ba tiểu đề án 5, tiểu đề án 6 và tiểu đề án 7 về hiện đại hoá công sở là có sự phối hợp với nhau để trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu để triển khai công việc có liên quan, tuy nhiên sự phối hợp phần nhiều là để khắc phục sự chồng chéo chức năng, thẩm quyền giữa các bộ với nhau, chứ chưa đ t trên một mục tiêu và yêu cầu cao hơn là bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả trong hiện đại hoá công sở.

Tiếp đó, ngày 08-01-2010, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị công tác văn phòng cơ quan hành chính nhà nước toàn quốc với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước”. Hội nghị đã thảo luận và đưa ra phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác văn phòng ở các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian tới, cụ thể tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và quản l chương trình công tác, bảo đảm chương trình công tác; tiếp tục cải tiến công tác thông tin báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng và từng bước hiện đại hóa công tác văn phòng. Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, tình hình thực tế luôn có sự thay đổi, biến động, lãnh đạo văn phòng và người làm công tác văn phòng phải phân tích, đánh giá, dự báo để lựa chọn những vấn đề đưa ra giải quyết, tổ chức chỉ đạo quyết liệt với trách nhiệm cao, để giải quyết công việc thắng lợi, thành công cao. Đội ngũ văn phòng phải có phẩm chất đạo đức tốt, từng bước chuyên sâu, chuyên nghiệp cao và kiến thức hiểu biết toàn diện, có đủ năng lực tham mưu, điều phối công việc, có khả năng sử dụng công nghệ cao trong công việc. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đ c biệt nhấn mạnh, những người làm công tác văn phòng phải bám sát nguyên tắc: “Kịp thời, chính xác và hiệu quả”.

Ngày 04/02/2016, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 225/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 mà trong đó hiện đại hóa hành chính là một nhiệm vụ quan trọng được đề ra. Kế hoạch tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào quy trình xử lý công việc của mỗi cơ quan, giữa các cơ quan với nhau và giữa các cơ quan với tổ chức, cá nhân.

Xây dựng văn phòng mạnh là yếu tố quan trọng để giúp cơ quan, tổ chức đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo. Chính vì vậy, việc tăng cường xây dựng tổ chức và cải cách hoạt động văn phòng của cơ quan luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đ c biệt, nhất là trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin trong công tác văn phòng tại ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)