GIỚI THIỆU VỀ CÂY HÚNG QUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 32 - 37)

Cây Húng quế (Ocimum basilicum L.) thuộc:

Giới (Regnum) : Plantae

Ngành (Division) : Magnoliophyta

Lớp (Class) : Magnoliopsida

Bộ (Ordo) : Lamiales

Họ (Familia) : Lamiaceae

Chi (Genus) : Ocimum

Loài (Species) : O. Basilicum

Tên khoa học: Ocimum basilicum L.

Tên đồng nghĩa: O. citriodorum Blanco; O. americanum auct. non L.

Tên thông thường: Húng giổi, Rau é, É tía, É quế,…

Tên nước ngoài: Sweet basil, Common basil, Basilic (Anh); Grand basilic, Basilic Cultivé, Basilic des Cuisinières, Basilic aux Sauces (Pháp).

Hình 1.7. Cây Húng Quế (Ocimum Basilicum L.)

20

1.2.2. Khái quát về họ Hoa môi (Lamiaceae)

Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới. Tên gọi này hiện nay vẫn hợp lệ, nhưng phần lớn các nhà thực vật học hiện tại thích sử dụng tên "Lamiaceae" hơn khi nói về họ này. Họ Hoa môi hay còn gọi là họ Húng hay họ Bạc hà là một họ thực vật có hoa, chứa từ khoảng 233 – 263 chi và khoảng 6.900 – 7.173 loài.

Một số cây tiêu biểu trong họ:

Oải hương (Lavandula angustifolia): làm thuốc an thần, chất kháng khuẩn, sát trùng vết thương,…

Hương thảo (Rosmarinus officinalis): làm thuốc giảm căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, giảm trí nhớ hoặc chữa khó tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp,…

Tía tô (Perilla frutescens var. crispa): dùng trong ẩm thực, thực phẩm.

Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) hoặc Bạc hà Âu (Mentha piperita L.): dùng trong thực phẩm, chất thơm, chữa cảm cúm, viêm họng, kích thích tiêu hoá,..

1.2.3. Sơ lược về chi Húng quế hay chi É (Ocimum)

Chi Húng quế hay chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 35 loài cây (Paton, 1992), thuộc thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc lâu năm có hương thơm, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

Một số cây thuộc chi Húng quế:

Húng quế (Ocimum basilicum L. còn có tên đồng nghĩa O. Citriodorum blanco): chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, tán máu ứ, làm ra mồ hôi, giảm đau.

Húng chanh (Ocimum americanum L. còn có tên đồng nghĩa khác Coleus amboinicus): chữa cảm, sốt, viêm phế quản, ho, hen suyễn, viêm họng, nôn ra máu, chảy máu cam hoặc dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn.

Hương Nhu Trắng (Ocimum gratissium L. còn có tên đồng nghĩa khác O.

arborescens Benth.): có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.

Hương Nhu Tía (Ocimum tenuiflorum L. còn có tên đồng nghĩa khác O.

sanctum L.; O. tomentosum Lamk.: sốt nóng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa.

21

Húng quế Húng chanh

Hương nhu trắng Hương nhu tía

Hình 1.8. Một số cây thuộc chi Húng quế 1.2.4. Nguồn gốc và phân bố

Húng quế vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (Pháp, Đức,Ý, Tây Ban Nha). Do mang hương thơm rất được ưa chuộng và sở hữu các được tính có lợi nên đa phần trên thế giới, Húng quế được trồng chủ yếu là cung cấp cho công nghiệp chưng cất tinh dầu.

Ngày nay, Húng quế được trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới Nam Á, tron đó có Việt Nam. Ngoài việc sử dụng lá và ngọn để làm gia vị, làm thuốc thì người ta còn thu hoạch quả ăn giải nhiệt hoặc dùng toàn cây chưng cất lấy tinh dầu cho ngành công nghiệp chất thơm trong và ngoài nước.

1.2.5. Đặc điểm

Mùi thơm: thơm dịu nhẹ dễ chịu, thoảng hương Húng quế.

Húng quế là loài cây thảo sống hằng năm, cao khoảng 25 – 50 cm. Thân nhẵn, có tiết diện hình vuông, có mấu, mấu thường phình to ở đoạn già, khoảng cách

22

giữa hai mấu 2 – 8 cm, phân nhánh nhiều ở gốc, cành non màu tím đỏ, cành già màu xám nâu hay xám tía,

Lá Húng quế là loại lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, kích thước 3 – 8 cm x 2 – 5 cm, có màu xanh thẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới.

Hoa Húng quế có màu hơi tía, mọc thành chùm xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình tháp do phía dưới trục hoa phân nhánh phức tạp, dài 10 – 30 cm, gồm những vòng 5 – 6 hoa cách xa nhau. Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, cuống hoa màu xanh hoặc màu tía, hình trụ nhỏ dài 0,2 – 0,5 cm.

Quả Húng quế rời nhau, mỗi quả chứa 1 hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.

Húng quế là cây ưa sáng và ẩm. Hạt gieo nảy mầm rất tốt nhưng để sớm thu hoạch nên trồng bằng cành. Cây có khả năng mọc chồi với tốc độ rất nhanh khi bị ngắt ngọn.

Mùa hoa, quả: tháng 7 – 9.

1.2.6. Thành phần hóa học

Húng quế hiện nay là loại cây chuyên dùng dể sản xuất tinh dầu, phần trên mặt đất của cây chứa tinh dầu có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Lượng tinh dầu trong cây Húng quế từ 0,5 – 1,7%, trong đó có linalool (60%), cineole (25%), estragole (60% – 70%) và nhiều chất khác như germacrene D, tau-cadinol, δ- gurjunen, δ-cadinene,… (Ngô Văn Thu, 2011)

Trong lá và hoa còn chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, carbohydrate và một lượng nhỏ vitamin A, C. Cho tới ngày nay, người ta đã khám phá hơn 140 hợp chất khác nhau, trong đó có trên 30 hợp chất monoterpen, khoảng 20 carboxylic acid, 11 aldehyde mạch thẳng, khoảng 20 hợp chất có mùi thơm và khoảng 20 hợp chất khác, trong đó có chứa nhiều acid amin quan trọng như:

trypthphan, methionine, leucine.

23

linalool cineol estragole Hình 1.9: Cấu trúc hóa học

1.2.7. Tác dụng dược lý Theo y học cổ truyền

Húng quế có tác dụng giúp tán máu ứ, giải cảm, giảm đau (đau đầu, đau răng,…), chữa ho, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Có thể uống hoặc giã đắp, hạt dùng làm chè và có tác dụng nhuận tràng.

Theo y học hiện đại

Chống ho, làm long đờm, điều chỉnh khả năng miễn dịch. Đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm phế quản,… Các hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu Húng quế giúp làm dịu tình trạng sung huyết. Đồng thời có khả năng chống nấm và kháng khuẩn giúp ức chế tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến những rắc rối ở đường hô hấp. Dược liệu này còn có tác dụng lợi tiểu, làm giảm lượng acid uric trong máu và khử độc rất tốt cho thận.

Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ ghi nhận rằng Húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol, một hormone gây stress trong cơ thể.

Dược liệu này có thể làm dịu thần kinh và điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu, đồng thời đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố gây stress rất phổ biến. Hàm lượng chất oxy hóa dồi dào trong Húng quế được cho là có thể hỗ trợ ngăn cản quá trình phát triển bệnh ung thư vú và ung thư miệng. Hợp chất trong dược liệu sẽ tấn công các mạch máu nuôi sống khối u. Trong số các tác dụng chữa bệnh, khả năng ngừa ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh của loại rau này được đánh giá cao và nổi bật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)