Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 91 - 95)

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG TINH DẦU TRONG QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÔI CUỐN HƠI NƯỚC

3.1.7. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Cố định 5 yếu tố: nguyên liệu cành, cắt 5 cm, tỷ lệ nguyên liệu/nước chưng cất là 1/3, nồng độ NaCl 10%, thời gian ngâm nguyên liệu 30 phút. Tiến hành khảo sát ở các thời gian chưng cất lần lượt là 30 phút, 60 phút, 120 phút, 180 phút và 240 phút. Sau khi trích ly, so sánh lượng tinh dầu thu được để xác định được thời gian chưng cất tối ưu nhất.

79

Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Nghiệm thức

Thời gian chưng cất (phút)

Thể tích tinh dầu (ml)

Hàm lượng tinh dầu (%)

Đánh giá cảm quan

G1 30 0,50 0,33d Trong suốt, vàng

nhạt, mùi thơm dịu

G2 60 0,77 0,51c Trong suốt, vàng

nhạt, mùi thơm dịu

G3 120 1,30 0,87a Trong suốt, vàng

nhạt, mùi thơm dịu

G4 180 1,10 0,73b Vẩn đục, vàng nhạt,

mùi hơi hắc

G5 240 1,07 0,71b Vẩn đục, vàng nhạt,

mùi hơi hắc

*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.

Hình 3.7. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

0.33

0.51

0.87

0.73

0.71

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00

30 phút 60 phút 120 phút 180 phút 240 phút

THỜI GIAN CHƯNG CẤT

Hàm lượng tinh dầu thu được (%)

80

Nhận xét và thảo luận:

Sau thời gian khảo sát, lượng tinh dầu thu được thay đổi khá đáng kể ở các thời gian chưng cất khác nhau. Hàm lượng tinh dầu thu được tăng dần từ 30 phút đến 120 và cao nhất là ở 120 phút với 0,87% và bắt đầu giảm xuống còn 0,71% ở 240 phút.

Thời gian chưng cất càng lâu lượng tinh dầu thu được càng nhiều. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi lượng tinh dầu trong nguyên liệu không thoát ra nữa thì dù kéo dài thời gian chưng cất thì lượng tinh dầu cũng không tăng lên. Kéo dài thời gian chưng cất còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu do nguyên liệu bị cháy, khét làm mất mùi thơm tự nhiên của tinh dầu. Trong quá trình chưng cất hơi nước, tại nhiệt độ sôi, tinh dầu trong tế bào thực vật sẽ khuếch tán ra ngoài bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước thẩm thấu vào trong nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiệp tục bị cuốn vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết. Kết quả này cũng phù hợp với quy luật biến thiên của lượng sản phẩm thu được khi tách chiết tinh dầu riềng theo công bố của Võ Kim Thành và cộng sự (2016).

Từ đó, kết luận rằng thời gian chưng cất 120 phút là tối ưu nhất để trích ly tinh dầu Húng quế và cho ra chất lượng tinh dầu tốt nhất.

3.1.8. Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của thời gian héo đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Cố định 6 yếu tố: nguyên liệu mẫu cành, cắt 5 cm, tỷ lệ nguyên liệu/nước chưng cất là 1/3, nồng độ muối 10%, thời gian ngâm nguyên liệu 30 phút và thời gian chưng cất là 120 phút. Tiến hành khảo sát thời gian héo lần lượt là 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ. Sau khi trích ly, so sánh lượng tinh dầu thu được để xác định được thời gian héo tối ưu nhất.

81

Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của thời gian héo đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Nghiệm thức

Thời gian héo (giờ)

Thể tích tinh dầu (ml)

Hàm lượng tinh dầu (%)

Đánh giá cảm quan

H1 24 1,37c 0,91c Trong suốt, vàng nhạt,

mùi thơm nhẹ

H2 48 1,63b 1,09b Trong suốt, vàng nhat,

mùi thơm nhẹ H3 72 2,13a 1,42a Trong suốt, vàng nhạt,

mùi thơm nhẹ

H4 96 0,67d 0,44d Trong suốt, vàng nhạt,

mùi hắc nồng

*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.

Hình 3.8. Đồ thị biểu hiện ảnh hưởng của thời gian héo đến hàm lượng tinh dầu Húng quế

Nhận xét và thảo luận:

Sau thời gian khảo sát, lượng tinh dầu thu được thay đổi khá đáng kể ở các thời gian để héo nguyên liệu khác nhau. Dựa vào đồ thị trên, ta nhận thấy rằng ngoài việc tỷ lệ thu tinh dầu được cao còn phải xét đến khả năng lôi cuốn của hơi

0.91

1.09

1.42

0.44

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60

24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ

THỜI GIAN HÉO

Hàm lượng tinh dầu thu được (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)