Estragole (C10H12O) là một chất lỏng không màu, có mùi hồi, không tan trong nước và được tìm thấy trong các loại dầu của cây Hồi Nga, Húng quế, nhựa Thông, Thì là, dầu Ngải giấm và dầu vỏ cây Hồi. Estragole là một hợp chất olefinic được sử dụng trong sản xuất nước hoa và phụ gia thực phẩm tạo mùi.
β-ocimene là trans-3,7-dimethyl-1,3,6-octatrience, thường được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng hỗn hợp của nhiều dạng khác nha, có mùi dễ chịu được sử dụng trong nước hoa với hương thơm thảo mộc ngọt ngào, điều này được cho là có tác dụng chống nấm. β-ocimene thường không ổn định trong không khí, gần như là không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ thông thường.
Ngoài ra, một số hợp chất khác như eucalyptol, linalool, β-ocimene, trans-α- Bergamotene, α-epi-cadinol, tổng hàm lượng của 5 chất chiếm 12,151% và còn có nhiều chất có hàm lượng nhỏ dưới 2%. Trong đó, hợp chất xuất hiện nhiều trong số các hợp chất trên là linalool với hàm lượng là 3,060%, linalool có nhiều trong các loại vỏ của trái cây như múi cam, chanh, bưởi,... và cả cây Húng quế. Đó là một trong những thành phần tạo mùi trong các sản phẩm vệ sinh có hương thơm và chất làm sạch như xà phòng, chất tẩy rửa, nước rửa tay hoặc cả kem dưỡng da.
Đặc biệt trong nghiên cứu này đã xác định được 4 hợp chất khác mà chưa thấy công bố trong các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các hợp chất đó là: β-Fenchol (0,532), Bicyclogermacrene (0,486), trans-α-Bergamotene (2,672), β-Elemene (0,436).
Vì vậy, có thể nói rằng tinh dầu Húng quế có tiềm năng lớn để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, y học,... và một số lĩnh vực khác.
3.3. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG QUẾ
3.3.1. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của tinh dầu Húng quế
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn, 6 mm).
89
Hình 3.11. Vòng kháng khuẩn của E. Coli
Bảng 3.14. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của tinh dầu Húng quế Nghiệm
thức
Độ pha loãng tinh dầu Húng quế
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
A0 Kháng sinh (Ampicillin) (ĐC) 25,000a
A1 Tinh dầu nguyên chất 25,000b
A2 10-1 22,330c
A3 10-2 18,670d
A4 10-3 15,000e
*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.
Nhận xét và thảo luận:
Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế đối với chủng vi khuẩn E.coli ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, ta có kết quả như sau:
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ nguyên chất có khả năng ức chế vi khuẩn E.
coli cực nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 25,000 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).
90
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli cực nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 23,330 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2 có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli rất nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 18,670 mm vì nằm trong khoảng từ 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-3, có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli rất nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 15,000 mm vì nằm trong khoảng 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).
Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.12 cho thấy tinh dầu Húng quế nói chung đều có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli – trực khuẩn Gram âm điển hình. Đường kính vòng kháng khuẩn E. coli của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 25,000 mm;
ở nồng độ pha loãng 10-1 là 23,330 mm; ở nồng độ pha loãng 10-2 là 18,670 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 15,000. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng E.coli của tinh dầu Húng quế so với kháng sinh Ampicillin là gần như nhau.
So sánh với kết quả của Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017) ở nồng độ vi khuẩn là 106 CFU/ml thì tinh dầu Húng quế có vòng kháng khuẩn là 10
± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng sự khác biệt và thu được kết quả tốt hơn so với Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017).
3.3.2. Kết quả hoạt tính kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn, 6 mm).
Hình 3.12. Vòng kháng khuẩn của S. Aureus
91
Bảng 3.15. Kết quả hoạt tính kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế Nghiệm
thức
Độ pha loãng tinh dầu Húng quế
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
B0 Kháng sinh (Ampicillin) (ĐC) 25,000a
B1 Tinh dầu nguyên chất 23,000b
B2 10-1 20,3300c
B3 10-2 18,000d
B4 10-3 13,330e
*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.
Nhận xét và thảo luận:
Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế đối với chủng vi khuẩn S. aureus ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, ta có kết quả như sau:
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu nguyên chất có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureus cực nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 23,000 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureus cực nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 20,330 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2 có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureus rất nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 18,000 mm vì nằm trong khoảng từ 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-3 có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureus nhạy với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 13,330 mm nằm trong khoảng từ 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).
Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.16 cho thấy tinh dầu Húng quế nói chung đều có khả năng ức chế mạnh vi khuẩn S. aureus – trực khuẩn Gram dương điển
92
hình. Đường kính vòng kháng khuẩn S. aureus của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 23,000 mm, ở nồng độ pha loãng 10-1 là 20,330 mm, ở nồng độ pha loãng 10-2 là 18,000 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 13,330 mm. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế so với kháng sinh Ampicillin là khá tương đồng nhau.
So sánh với kết quả của Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017) ở nồng độ vi khuẩn là 106 CFU/ml thì tinh dầu Húng quế có vòng kháng khuẩn là 15
± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng tôi khá tương đồng với Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017).
3.3.3. Kết quả hoạt tính kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế
Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn 6 mm).
Hình 3.13. Vòng kháng nấm đối với A. Flavus
Bảng 3.16. Kết quả hoạt tính kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế Nghiệm
thức
Độ pha loãng tinh dầu Húng quế
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
C0 Kháng sinh (Nystatin) (ĐC) 20,000b
C1 Tinh dầu nguyên chất 17,000a
C2 10-1 13,000b
C3 10-2 9,670c
C4 10-3 6,670d
93
*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.
Nhận xét và thảo luận:
Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Húng quế đối với chủng nấm mốc A. flavus, ta có kết quả như sau:
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu nguyên chất có khả năng ức chế nấm mốc A. flavus rất nhạy với đường kính vòng kháng nấm trung bình là 17,000 mm nằm trong khoảng 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế nấm mốc A. flavus nhạy với đường kính vòng kháng nấm trung bình là 13,000 mm nằm trong khoảng 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-2 có khả năng ức chế nấm mốc A. flavus nhạy với đường kính vòng kháng nấm trung bình là 9,670 mm nằm trong khoảng 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).
− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-3 có khả năng ức chế nấm mốc A. flavus không nhạy lắm với đường kính vòng kháng nấm trung bình là 6,670 mm nằm trong khoảng < 8 mm (Celikel và Kavas, 2008).
Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.17 cho thấy tinh dầu Húng quế có khả năng ức chế A. Flavus – một loại nấm mốc sản sinh độc tố aflatioxin. Đường kính vòng kháng nấm A. flavus của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 17,000 mm; ở nồng độ pha loãng 10-1 là 13,000 mm; ở nồng độ pha loãng 10-2 là 9,670 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 6,670 mm. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế thấp hơn so với kháng nấm Nystatin.
So sánh với kết quả của Adigozel và cộng sự (2015) ở thì tinh dầu Húng quế có vòng kháng nấm là 18 ± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng tôi khá là tương đồng với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trên.