GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 47 - 50)

Hình 1.15. Vi khuẩn Escherichia Coli Escherichia coli (E. coli) thuộc:

Giới (Regnum) : Bacteria

Ngành (Division) : Proteobacteria

Lớp (Class) : Gammaproteobacteria

Bộ (Ordo) : Enterobacteriales

Họ (Familia) : Enterobacteriaceae

Chi (Genus) : Eschrichia

Loài (Species) : Escherichia coli Tên khoa học là Escherichia coli

E. coli hay còn gọi là trực khuẩn lị, là một vi khuẩn Gram âm (-), hình que, kớch thước 2 x 0,6 àm – 3 x 0,6 àm, phõn bố rất rộng trong mụi trường sống trờn Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt.

E. coli lên men sinh hơi các loại đường như fructose, glucose, lactose, levulose, galactose, xylose, ramnose, mannit, H2S âm tính. Chúng sinh indole, methyl red dương tính, không có khả năng sử dụng citrate, khử nitrate và lên men decarboxylase với arginine.

35

E. coli gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa. Chúng có sẵn trong ruột động vật nhưng chỉ gây bệnh do sức đề kháng của con vật giảm sút. Bệnh doE. coli gây ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát do thiếu vitamin và mắc các bệnh virus, ký sinh trùng.

1.7.2. Staphylococcus aureus

Hình 1.16. Vi khuẩn Staphylococcus aureus Staphylococcus aureus (S. aureus) thuộc:

Giới (Regnum) : Eubacteria

Ngành (Division) : Firmicutes

Lớp (Class) : Bacilli

Bộ (Ordo) : Bacillales

Họ (Familia) : Staphylococcaceae

Chi (Genus) : Staphylococcaceae

Loài (Species) : Staphylococcus aureus Tên khoa học là Staphylococcus aureus

S. aureus là vi khuẩn Gram dương (+), hỡnh cầu đường kớnh 0,5 – 1,5 àm, cú thể đứng riêng lẻ nhưng thường tạo từng chùm giống chùm nho, không di động, không sinh bào tử. S. aureus được phân lập từ mủ ung nhọt và thường cư trú trên da, niêm mạc, đường ruột các động vật máu nóng. Là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường. Phát triển được ở nhiệt độ 10 – 45°C, mọc tốt ở 37°C, pH thích hợp là 7,0 – 7,5.

36

S. aureus có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không sinh bào tử khác. Nó bị tiêu diệt ở 80°C trong 1 giờ, 100°C trong 1 – 2 phút, có thể sống ở môi trường có nồng độ NaCl cao (15%), có thể tồn tại ngoài môi trường khô ráo 4 – 5 tháng. S. aureus gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan:

– Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.

– Hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi.

– Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim.

– Màng não: viêm màng não mủ.

– Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp.

– Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết các độc tố gây viêm da tróc vẫy hoặc hội chứng sốc độc tố.

1.7.3. Aspergillus Flavus

Hình 1.17. Nấm mốc Aspergillus flavus Aspergillus flavus (A. flavus) thuộc:

Giới (Regnum) : Fungi

Ngành (Division) : Ascomycota

Lớp (Class) : Eurotiomycetes

Bộ (Ordo) : Eurotiales

Họ (Familia) : Trichocomaceae

37

Chi (Genus) : Aspergillus

Loài (Species) : Aspergillus flavus Tên khoa học là Aspergillus flavus

Sợi nấm thường là một ống hình trụ dài, có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài. Đường kớnh của sợi nấm thường từ 3 – 5 àm, cú khi 10 àm, thậm chớ là 1 mm. Chiều dài sợi nấm có thể tới vài chục cm. Các sợi nấm phát triển chiều dài theo kiểu tăng trưởng ở ngọn, có thể phân nhánh và các nhánh có thể phân nhánh liên tiếp tạo thành hệ sợi nấm xù xì như bông. Trên môi trường đặc biệt và trên một số hợp chất trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc một đoạn sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc nấm.

A. flavus phát triển tốt với hoạt độ nước từ 0,86 và 0,96. Nhiệt độ thích hợp là 30 – 38ºC, tối đa là 44 – 47ºC, độ ẩm tương ứng để bảo từ nảy mầm là 80%, độ ẩm thích hợp sinh sản vô tính là 86%.

A. flavus là loại nấm thường có mặt trong môi trường và có thể gây bệnh trên các loại ngũ cốc tích trữ trong thời gian dài. Nấm có thể nhiễm trên Bắp, Đậu phụng, Bông vải và cây Đậu. Chúng có thể là tác nhân gây bệnh cho người thường là suy giảm miễn dịch hoặc liên quan đến bệnh aspergillosis của phổi, đôi khi gây bệnh trên kết mạc, nấm tai, nhiễm trùng mũi hầu. Sự phá hủy của nấm A. flavus đặc biệt thường hay sinh aflatoxin, có thể gây viêm gan cấp, ung thư gan, gây suy giảm miễn dịch. Bào tử A. flavus là các dị nguyên, đôi khi gây bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)