Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 37 - 40)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng

1.4.1. Thành phố Hải Phòng

Đối với cơ sở tín ngưỡng đã xếp hạng di tích

Hệ thống các di tích xếp hạng ở Hải Phòng hiện nay đều có Ban quản lý do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập ra để giúp việc quản lý, khai thác, sử

dụng và phát huy giá trị di tích. Như vậy chủ thể quản lý các di tích xếp hạng là Ủy ban nhân dân các cấp và ngành (Sở Văn hóa thể thao và du lịch), đơn vị liên quan (Bảo tàng, Ban quản lý di tích cấp tỉnh).

Nội dung quản lý Nhà nước đối với các loại hình tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng được xếp hạng di tích được thể hiện ở trong văn bản có tính pháp quy là quyết định thành lập Ban quản lý di tích mà người đứng đầu (còn gọi là Trưởng ban Ban quản lý di tích) thường là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách văn xã của cấp xã. Các ủy viên gồm đông đảo các thành phần là các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền ở thôn, làng tham gia vào Ban quản lý như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, trưởng ban khánh tiết, trưởng thôn, bí thư Chi bộ thôn...

Trong các quyết định thành lập Ban quản lý di tích, tại điều 2 bao giờ cũng ghi rõ nhiệm vụ của Ban này gồm các hoạt động như bảo vệ di tích để không bị xâm hại về đất đai, gìn giữ bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích, chống mất cắp, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tại di tích (tức tổ chức lễ hội). Với các nhiệm vụ nêu trên, Ban quản lý thường triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như:

bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích bằng việc cắt cử người trông nom thường Đối với di tích chưa xếp hạng

Số di tích chưa được xếp hạng, bảo vệ tại Hải Phòng hiện còn khá nhiều, chiếm tới 50% tổng số di tích trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, những di tích hàm chứa những nội dung về sinh hoạt tín ngưỡng là các đình, đền, miếu, phủ, không còn là bao. Trong đó phần lớn mới được phục dựng lại, ít có giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Việc quản lý Nhà nước đối với các loại hình tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng di tích đến nay chưa thực sự rõ ràng, ở một địa

phương là các làng xã ở các huyện ngoại thành với niềm tự hào và mong muốn của mình đang tiếp tục đề nghị cơ quan chức năng của thành phố lập hồ sơ xin xếp hạng. Nếu được giải quyết thì các di tích này sẽ tiếp tục được bổ sung vào danh mục di tích nằm dưới sự quản lý của chính quyền.

Về chủ thể quản lý: cơ bản vẫn nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương nhưng sự lỏng lẻo cũng như thiếu vắng sự có mặt của chính quyền địa phương là khá rõ ràng, ở một vài nơi có hiện tượng di tích của cộng đồng nhưng lại giao cho một cá nhân trông nom và quản lý hay đấu thầu dẫn đến việc tùy tiện không đúng quy định của Nhà nước, không kế thừa những nội dung vốn có của di tích: trùng tu, tôn tạo không đảm bảo các yếu tố gốc cấu thành di tích, bài trí nội dung thờ tự không đúng, xây dựng thêm nhiều điểm thờ để thu tiền lễ. Ở Hải Phòng hiện có một số điểm tín ngưỡng tiêu biểu cho các di tích chưa xếp hạng đang có những hoạt động nằm ngoài sự quản lý của nhà nước như Đền Bà Đe, Đền Cô Chín ở quận Đồ Sơn, Đền Nhà Bà ở quận Lê Chân. Đây là những ngôi đền có khá đông người đến lễ bái, đặc biệt lả vào dịp sau Tết Nguyên đán. Đền Bà Đế ở Đồ Sơn thì chính quyền phường Vạn Sơn khoán trắng cho thủ nhang. Hằng năm thu về một số tiền như đã thỏa thuận. Vì vậy thủ nhang đã cho xây dựng nhiều công trình để thu hút khách mà không có bất kỳ một ý kiến nào của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Hải Phòng có những ngôi đền, điện tư gia không nhiều, đây là những ngôi đền được thờ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như Đức Thánh Trần mà chủ nhân thường là những ông thầy cúng, bà đồng cô. Loại hình tín ngưỡng ở những cơ sở này hoạt động tự do mà không có sự quản lý của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)