Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3. Thực trạng hoạt động tín ngưỡng dân gian trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Trước hết là do nhận thức của mỗi chủ thể tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng còn hạn chế. Khi nhận thức của con người về tín ngưỡng, thần linh còn hạn chế, mang những động cơ không đúng đắn, nặng tính mê muộn, trục lợi… hành động rất dễ dẫn đến những sai trái trong các hành vi. Người tham gia tín ngưỡng đa phần ở một số cơ sở không phải để tìm hiểu công lao, bày tỏ lòng biết ơn vào các đấng thiêng liêng mà chủ yếu để xin xỏ thần thánh, cầu tài cầu lộc, dâng sao giải hạn như ở chùa Phúc Khánh, các phủ, điện thờ mẫu. Người tham gia các các lễ hội đa phần có tính hiếu kỳ, a dua, tụ tập… chứ không phải đi để tìm hiểu địa danh, công trạng, thành tích, tri ân… các đấng bậc thánh thần được tôn thờ.
Công tác quản lý của các cơ quan chức năng cũng như các cấp chính quyền chưa thực sự vào cuộc, từ công tác tuyên truyền đến hướng dẫn kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong các lễ hội, công trình tín ngưỡng...
còn khá phổ biến. Có thể nói công tác quản lý hầu như khá mờ nhạt ngoài các
cơ sở tín ngưỡng, lễ hội lớn có tầm khu vực và quốc gia, các cơ sở tín ngưỡng nhỏ, có tính gia đình hầu như cơ quan quản lý không có hiệu lực.
Công tác quản lý tài chính thu chi tại các cơ sở tín ngưỡng chưa được rõ ràng, gây ra tình trạng trục lợi của các nhân hay nhóm lợi ích mượn danh thần thần mâu thuẫn trong Ban quản lý, cộng đồng…
Tóm lại, để người dân có cuộc sống văn hóa tín ngưỡng lành mạnh hơn, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải nắm được thực trạng đời sống tinh thần của người dân. Việc phác họa một bức tranh tương đối đầy đủ về đời sống tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng chính sách để quản lý phù hợp, đảm bảo cho người dân có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, văn minh.
Theo thống kê “Một vài hoạt động và vấn đề của các cơ sở thờ tự” của Viện Nghiên cứu Tôn giáo điều tra tháng 10 năm 2000 trong 67 cơ sở thờ tự gồm 32 ngôi chùa, 24 ngôi đình, 4 ngôi điện quán, 7 ngôi đền, cho thấy các hoạt động tín ngưỡng được liệt kê gồm cầu siêu, cúng sao giải hạn, lên đồng, viết sớ, xem bói, đưa vong lên chùa, bán khoán, xóc thẻ, đặt bát hương, cầu tự, có ở hầu hết các ngôi chùa, trong khi đó không có một ngôi đình nào có các hoạt động tín ngưỡng này. Các ngôi đền, điện, quán cũng chỉ thực hiện một vài hoạt động tín ngưỡng trong số các hoạt động tín ngưỡng được thống kê. Bổ sung vào thống kê của Viện Tôn giáo, các điều tra tại các cơ sở thờ tự của chúng tôi tại hai khu vực khu buôn bán phía Đông và khu vực làng xã thủ công phía Tây Nam kinh thành Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay, có thể rút ra một vài nhận xét là các ngôi đình trước kia ở khu vực phía Đông kinh thành do chuyển đổi mục đích thờ phụng từ thờ thành hoàng vị thần bảo trợ làng chuyển sang thờ thần như một vị thần thông thường thì tại các cơ sở thờ tự này như đình Thanh Hà, đình Đông Môn, đình Phủ Từ, các hoạt động tín ngưỡng dân gian cúng sao giải hạn, bán khoán, đặt bát hương, lên đồng…
được thực hiện thường xuyên và là nguồn thu nhập chính nuôi dưỡng đình.
Trong khi các ngôi đình ở khu vực phía Tây kinh thành do cơ cấu làng còn được bảo tồn khá tốt nên vẫn giữ được nếp cũ truyền thống thờ thành hoàng, tổ nghề, tổ các dòng họ, các hoạt động tín ngưỡng (kể trên) thường được thực hiện ở đền, miếu trong cụm các thiết chế tâm linh của làng, ví dụ làng An Thái với điện Long Tỉnh, làng Hồ Khẩu với đền Thăng Long.
Chùa cũng là một thiết chế văn hoá của làng, làng nào cũng có chùa, thậm chí có tới hai ngôi chùa như làng Hồ Khẩu có chùa Chúc Thánh và chùa Thanh Lâu, làng Thuỵ Chương có chùa Châu Lâm và Phúc Lâm. Trong đời sống tâm linh truyền thống, chùa dành cho phụ nữ, trong khi đình là nơi bàn việc làng, là nơi lui tới của đàn ông, tráng đinh trong làng. Cấu trúc làng bị giải thể, chùa ở nơi này nơi kia bị đổ nát hoang phế, nhưng nhìn chung ngôi chùa có vận mệnh độc lập với vận mệnh của làng, khác với ngôi đình cộng mệnh với vận mệnh của làng. Tín đồ lui tới chùa trong xã hội truyền thống là phụ nữ thì nay phụ nữ vẫn là lớp tín đồ nòng cốt của chùa. Chùa nào ở Hà Nội hiện nay cũng tập hợp được một hội hàng quy các vãi từ khoảng hai ba chục đến hàng trăm vãi như các chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh, chùa Hòe Nhai, đền chùa Hai Bà Trưng v.v...
Hội hàng quy tham gia tụng kinh niệm Phật trong các nghi lễ của chùa từ những nghi lễ thuần tuý của đạo Phật như lễ Vu lan, lễ Vạn Phật kéo dài 12 ngày (tụng kinh một vạn mười hai nghìn vị Phật), đến các nghi lễ tín ngưỡng dân gian như cầu an đầu năm, cúng sao giải hạn, lễ tạ mộ... Mỗi một bà vãi trong hội hàng quy chính là một tuyên truyền viên trong từng gia đình, trong các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm... tuyên truyền khuếch trương, các hoạt động của ngôi chùa mà bà tham gia.
Dưới đây là hai ngôi chùa ở thành phố Hà Nội, hiện có những sinh hoạt tín ngưỡng dân gian khá tiêu biểu:
Chùa Quán Sứ: Nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do vậy các hoạt động tín ngưỡng dân gian ở chùa giới hạn chủ yếu ở lễ cầu an, cúng sao giải hạn (vào tháng giêng đầu năm), bốc bát nhang, đưa vong lên chùa, các tín đồ có nhu cầu được một nhà sư tiếp và hướng dẫn các thủ tục, lễ đặt tuỳ tâm.
Chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa) hiện là một trong những ngôi chùa thu hút được một lượng lớn tín đồ. Vào dịp đầu năm các lễ cầu an, lễ cúng sao giải hạn, chùa chật cứng người, nhiều người không vào được trong khuôn viên của chùa phải đứng ngoài chắp tay hướng vào chùa. Nhà chùa phải dùng loa tăng âm lễ tụng kinh cầu Phật của sư thầy.
Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa có nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian:
Từ lễ cúng sao giải hạn, cầu an, bốc bát nhang, đưa vong lên chùa đến lễ cắt giải tiền duyên, lễ tạ mộ, bán khoán. Đặc biệt, chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội đi tiên phong trong việc xây dựng nhà để cốt. Đây là một sự cải biên truyền thống gửi Hậu lên chùa, và đã nhận được sự hưởng ứng của không ít gia đình người Hà Nội.
Tại chùa Phúc Khánh, Ban Vong đặt ở đầu hồi bên trái chính điện, do vậy các lễ đưa vong lên chùa, lễ tạ mộ, lễ yên vị (đặt cốt) đều làm trước Phật điện. Các lễ cắt giải tiền duyên được làm trước ban thờ Mẫu.
Chùa Phúc Khánh luôn có hai bàn tiếp đón tín đồ tại nhà ngang, một bàn do các vãi điều hành có nhiệm vụ thu tiền các dịch vụ tín ngưỡng. Bàn thứ hai viết sớ cho các tín chủ nào có yêu cầu thường do một vị sư tiếp. Vào dịp Tết, bàn viết sớ bổ sung thêm một hai sinh viên biết chữ Hán
2.4. Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội