Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 107 - 116)

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.4.4. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội

Nghiên cứu, đề xuất thành lập những mô hình Ban Quản lý di tích đối với các cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa thống nhất trên cả nước

Làm rõ sự phân cấp quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng được xếp hạng di tích ở các cấp hiện nay

Tiểu kết chương 3

Từ những khó khăn và những vấn đề đặt ra với quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tác giả đã đưa ra những nội dung sau: Dự báo một số xu hướng hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, để từ đó có được sự nhìn nhận chính xác nhất về những xu hướng đang tồn tại để có những chủ chương, chính sách phù hợp với tình hình hiện tại.

Sau khi đã phân tích những tồn tại và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội ở chương hai thì trong chương ba này tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng. Trong các giải pháp đưa ra giải pháp nào cũng cần thiết nhưng có một giải pháp then chốt đó là:

Thiếu một chiến lược mang tính tổng thể của ngành quản lý nhà nước về tín ngưỡng từ công tác tổ chức, con người, nguyên tắc xử lý công việc. Hoạt động hiện tại vẫn nặng về giải quyết sự vụ, sự việc...

Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng chưa đồng bộ, thiếu các quy định và điều khoản thi hành trong việc giải quyết về quản lý hoạt động tín ngưỡng, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng...; thiếu các chính sách cụ thể về tín ngưỡng đã làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân nhằm nâng cao nhận thức để nhận diện được các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, hợp pháp và những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để gây phương hại cho người dân và xã hội. Khuyến khích các kênh thông tin, truyền thông, mở rộng giao lưu, đối thoại để tăng cường dân chủ và tạo nên nếp sống dân chủ, văn minh trong đời sống xã hội để họ tự phản biện và bảo vệ mình trước tác động tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo cực đoan.

Với phần kiến nghị đối với các cơ quan liên quan đến hoạt động tín ngưỡng tác giả đã đưa ra ý kiến theo cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của tác giả và mong muốn những kiến nghị đó trong thời gian gần nhất sẽ được đưa vào thực tiễn để công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng được hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Hà Nội là một thành phố có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, bức tranh và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng rất đa dạng, muôn màu. Sự phong phú về loại hình tín ngưỡng, đời sống tín ngưỡng của nhân dân cũng kéo theo sự khó khăn, phức tạp trong công tác nghiên cứu cũng như quản lý về mặt nhà nước. Có loại hình tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc; có tín ngưỡng gắn với vùng miền như tín ngưỡng thành hoàng, thờ mẫu, tổ nghề,...

Vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng và các hoạt động tín ngưỡng trong đời sống người dân có ý nghĩa rất quan trọng. Với quan niệm vạn vật hữu linh, có thờ có thiêng, uông nước nhớ nguồn… đa số người dân Việt Nam tin rằng người sống có mối quan hệ với người đã mất, với thần linh, đấng siêu nhiên, thánh thần. Thực hành niềm tin bằng các loại hình tín ngưỡng nhằm nhiều mục đích khác nhau như cầu mong điều tốt, đền bù hư ảo, giáo dục đạo đức, lịch sử… Hoạt động, thực hành tín ngưỡng trong đời sống nhân dân có các cung bậc khác nhau theo thời gian, hoàn cảnh. Các hoạt động tín ngưỡng cũng có cả tích cực và tiêu cực, được các nhà nghiên cứu, quản lý nhìn nhận theo nhiều chiều.

Sau khi đất nước bước vào đổi mới, các hoạt động của tín ngưỡng đang diễn ra sôi động dưới nhiều loại hình, hoạt động khác nhau, diễn ra ở nhiều địa phương, vùng miền trong phạm vi cả nước, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội, văn hoá, tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Các hoạt động tín ngưỡng đã đem lại nhiều giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, tạo ra bản sắc riêng của từng cộng đồng dân cư khác nhau. Những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng được bảo tồn, gìn giữ, phát huy, góp phần xây dựng con người, xã hội Việt Nam ngày một giàu mạnh, phát triển toàn diện và bền vững. Bên cạnh mặt cực, hoạt động tín ngưỡng trong

những năm qua cũng có nhiều hạn chế, tác động xấu đến nhiều mặt trong xã hội, đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm phải giải quyết. Trong đó nhận thức và phương thức quản lý đối với tín ngưỡng rất cần phải có sự thống nhất và cụ thể để đưa các hoạt động tín ngưỡng vào quản lý theo pháp luật.

Với đa loại hình tín ngưỡng và các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng còn phong phú, đa dạng, các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có công tác quản lý. Những thành tựu của công tác quản lý về tín ngưỡng trong thời gian qua đã tạo ra sự ổn định chính trị xã hội, phát huy các yếu tố tích cực trong hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng. Các giá trị của trong hoạt động tín ngưỡng làm giàu cho đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân được giữ gì và phát huy, góp phần tạo ra sự phát triển chung của xã hội.

Bên cạnh tích cực công tác quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế về lĩnh vực này.

Có thể kể đến là luật pháp chưa hoàn thiện, bộ máy tổ chức chưa khoa học, thiếu thống nhất, công tác quản lý còn buông lỏng, mặc nhận, nhân sự quản lý vừa thiếu, vừa yếu… đã tạo ra những hình ảnh và hệ lụy xấu về hoạt động tín ngưỡng trong xã hội. Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát, luận văn đã đưa ra những dự báo của tín ngưỡng trong những năm tới và nêu lên những khuyến nghị, kiến nghị, giải pháp chung cùng những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm điều chỉnh các hoạt động về tín ngưỡng và công tác quản lý ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó đưa ra một số đề xuất nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong công tác đối với những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng. Với việc đưa những kiến nghị, giải pháp và đề xuất thực tiễn, tôi tin tưởng rằng công tác quản lý về hoạt động tín ngưỡng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến chuyển tích cực và hiệu quả, hạn chế được những tiêu cực trong hoạt động tín ngưỡng trong thời gian qua.

Luận văn quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội là một lĩnh vực có nội dung khó, nhạy cảm, phạm vi khảo sát, nghiên cứu khá rộng, nên Luận văn có thể không bao quát hết được những loại hình và hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và còn những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, tôi mong nhận được sự góp ý của các hội đồng bảo vệ Luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003), Nghị quyết số 25- NQ/TW Về công tác tôn giáo.

2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản pháp luật Việt Nam về Tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2017), Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2017), Hỏi - Đáp phát luật về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị khóa VI (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.

7. Bộ Chính trị khóa X (2009), Kết luận 57-KL/TW Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy khóa IX về công tác dân tộc, tôn giáo.

8. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (1914), Báo cáo phục vụ Tổng kế Nghị quyết trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đàn bản sắc dân tộc.

9. Bộ Văn hóa, Thông tin, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (2005), bài viết Những di tích thờ Vua Hùng ở Việt Nam.

10. Chính phủ (2017), Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc văn hóa tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội.

17. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Lê Hồng Lý và Nguyễn Thị Phương Châm (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới.

19. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, (2016).

20. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

21. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa Thông tin.

22. Ngô Hữu Thảo trong bài viết (1999), “Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng” trong Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 4.

23. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.

24. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội.

25. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học Xã hội

26. Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc.

27. Nguyễn Quang Lê (2001), Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt, Nxb Khoa học Xã hội.

28. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

29. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học.

30. Toan Ánh (1992), Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Trần Đăng Sinh, (2002) Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,

32. Trịnh Cao Tưởng (2005), Thành hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản – Một nghiên cứu so sánh, Nxb Văn hóa Thông tin.

33. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa Dân tộc.

34. Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử, Nxb Văn hóa Dân tộc.

35. http://btgcp.gov.vn 36. http://quochoi.vn

37. http://sovhtt.hanoi.gov.vn/

38. http://vanban.chinhphu.vn 39. https://hanoi.gov.vn/

40. https://sonoivu.hanoi.gov.vn/

41. https://vi.wikipedia.org

42. https://www.quangninh.gov.vn/

43. http://www.phutho.gov.vn/

44. https://thanhphohaiphong.gov.vn/

45. http://tphcm.chinhphu.vn/

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)