Thực trạng hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 81)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng hoạt động tín ngưỡng dân gian trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.4.1. Thực trạng hoạt động quản lý

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội thể hiện ở một số nội dung sau:

Xây dựng chính sách, quy định quản lý

Việc quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và từ năm 2018 đến nay thì theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có những điểm mới, cụ thể như sau:

Mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013. Bổ sung 01 (một) chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phản ảnh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo hằng năm được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những năm tiếp theo nếu có phát sinh các hoạt động ngoài chương trình đăng ký mới đăng ký, thông báo bổ sung. Một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thông báo lễ hội định kỳ; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo tuyển sinh, thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành, thông báo hội nghị thường niên, thông báo quyên góp.

Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 thì hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề nổi trội sau:

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng còn chưa được chặt chẽ, buông lỏng, thiếu tính đồng bộ và còn chưa phân định rõ ràng chắc năng nhiệm vụ của các cấp có liên quan; Công tác thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo chưa mang lại hiệu quả; Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo xảy ra nhiều cấp cập như: trong quá trình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã xảy ra trường hợp cơ quan quản lý hoặc cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của Luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Và kể từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thì những vấn đề trên đã cơ bản được giải quyết như: Luật đã quy định rõ ràng, cụ thể các việc về thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện các nhiệm vụ sau: thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó có được những đánh giá tổng hợp, đánh giá và ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu, sự việc vi phạm pháp luật về tín ngưỡng.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng và cá nhân thì việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo đã cho phép các đối tượng trên có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, Luật còn quy định cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật tố cáo.

Như vậy Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã giải quyết được những vấn đề của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung như: nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; không lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường, xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân…

Bên cạnh Luật tín ngưỡng tông giáo, còn một số các văn bản khác như Nghị định như: Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Thông tư số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo...Một số văn bản pháp quy khác liên squan đến tín ngưỡng như Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật tài nguyên môi trường, Luật khiếu nại, Luật tố cáo. Các văn bản này đã điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tuy nhiên vẫn còn những điểm bất cập, thiếu tính toàn diện, những hạn chế này đã không đáp ứng được nhu cầu đặt ra với công tác quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng trên đại bàn cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng

Đối với Thành phố Hà nội, do năng lực quản lý, đặc biệt là tình trạng hạn chế về nhân sự nên việc xây dựng các chính sách và quy định quản lý cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phương chưa được thực hiện hiệu quả điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nội dung về hoạt động tín ngưỡng.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về hoạt động tín ngưỡng Đây là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật thì trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó việc giáo dục pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động tín ngưỡng không ngừng được thành phố Hà Nội đẩy mạnh thực hiện và đặt ra những kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc thù riêng của địa phương mình. Một trong những nơi mà hoạt động của tín ngưỡng diễn ra sôi nổi, việc tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thời gian qua có vai trò không nhỏ của các tổ chức xã hội trên địa bàn, tiêu biểu như Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội và Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa thờ Mẫu và hát văn Hà Nội trực thuộc Hội, Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa đạo Mẫu Việt Nam,... Đối với nghi lễ hát văn - hầu đồng, nghi lễ quan trọng bậc nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, nhiều hoạt động sân khấu, nghệ thuật nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, nghệ thuật của nghi lễ này được tạo điều kiện tổ chức, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Việc sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng cũng được tiến hành và phổ biến ở trên sân khấu của Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội,… góp phần đưa hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này vượt ra khỏi các điện thờ, đến với nhiều đối tượng người dân hơn. Tuy nhiên, để các hoạt động đó đi vào nền nếp, có chiều sâu và đạt hiệu quả trong tuyên truyền

giá trị văn hóa của tín ngưỡng này, cần có sự quan tâm, quy hoạch một cách tổng thể, có sự đổi mới tư duy nhất quán.

Qua nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể thấy, thời gian qua, một số nội dung tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, được lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh trên địa bàn, cụ thể là các phong trào, cuộc vận động như: “Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,… Theo số liệu khảo sát tiến hành vào năm 2018 của Sở Nội vụ hà Nội, với 1000 phiếu hỏi, có trên 70% số người được hỏi khẳng định đã từng đến các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ; 55% số người được hỏi trả lời là có người thân trong gia đình hoặc bản thân họ thường xuyên tham gia các hoạt động của tín ngưỡng này; thế nhưng cũng có tới 41%

số người được hỏi trả lời sai, hoặc không biết đến ngay cả vị thần chủ của tín ngưỡng này. Điều này cho thấy, mặc dù người dân rất quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng nhận thức của họ về tín ngưỡng này vẫn còn rất hạn chế.

Qua trao đổi với một số cán bộ hiện tham gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hà Nội, hầu hết đều khẳng định những giá trị tốt đẹp cũng như sức hút mạnh mẽ của tín ngưỡng này đối với nhân dân thành phố, nhưng họ cũng chỉ ra nguy cơ lợi dụng các sinh hoạt tín ngưỡng để hoạt động mê tín, dị đoan hòng trục lợi,… dẫn đến những đánh giá thiếu thiện chí, làm sai lệch những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng.

Như vậy, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Hà Nội đang phát triển phong phú, tuy nhiên, nhiều biểu hiện dị đoan cũng nhân cơ hội "phục hồi", ảnh hưởng đến môi trường văn hóa chung và gây tổn hại về kinh tế. Điển hình là

những trung tâm tìm mộ, áp vong, ngoại cảm xuất hiện khắp nơi. Đáng lo ngại hơn, các trung tâm chữa "bệnh âm" đang mọc lên như nấm sau mưa khắp cả nước. Hễ bị bệnh, người ta lại đổ cho bị ma nhập, ma hành… và thế là không đi bệnh viện mà gặp thầy cúng, pháp sư, "nhà ngoại cảm" để trị bệnh, đuổi tà.

Để người dân có cuộc sống, tư tưởng, văn hóa tín ngưỡng lành mạnh hơn, đòi hỏi cơ quan quản lý phải nắm được thực trạng đời sống tinh thần của người dân. Và việc phác họa lên một bức tranh tương đối đầy đủ về đời sống tín ngưỡng của các nhà khoa học sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý xây dựng chính sách văn hóa phù hợp, bảo đảm cho người dân có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, văn minh.

Tuy nhiên trên thực tế thành phố Hà Nội là thành phố có mật độ dân số và thành phần dân tộc khá lớn từ các địa phương khác về sinh sống nên công tác tuyên còn gặp nhiều khó khăn ý thức pháp luật trong nhân dân còn nhiều hạn chế do đó đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên liên tục với nhiều biện pháp thích hợp hơn.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn quần chúng nhân dân hiểu rõ các giá trị văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở một số cơ sở tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng còn hạn chế, chưa có nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng; việc chấp hành chính sách, pháp luật của tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động tín ngưỡng nhằm kịp thời phát hiện sơ hở về cơ chế quản lý nhà nước, xử lý vi phạm pháp luật, động viên, biểu dương,

hướng dẫn tổ chức cá nhân trong việc chấp hành, thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân trong việc thực hành các hoạt động tín ngưỡng.

Việc tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo, được pháp luật quy định cụ thể theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ;

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Thông tư số 04/2016/TT- BNV ngày 10/6/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo.

Để thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động tín ngưỡng, ngoài việc nắm vững quy định của pháp luật về thanh tra và thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động tín ngưỡng, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Nhận thức đầy đủ về mục đích của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong hoạt động tín ngưỡng; làm tốt công tác thanh tra và phối hợp trong thực hiện hoạt động thanh tra hoạt động tín ngưỡng; quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ làm công tác thanh tra hoạt động tín ngưỡng; thực hiện tốt nội dung nghiệp vụ thanh tra.

Tóm lại, thanh tra đối với hoạt động tín ngưỡng là một lĩnh vực của thanh tra chuyên ngành. Để thực hiện hiệu quả công tác thanh tra chuyên

ngành trong lĩnh vực tín ngưỡng, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên thì trọng tâm của công tác này cần tập trung trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ có đủ tâm và tầm để đảm trách công tác thanh tra và hoàn thiện thể chế thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng cũng là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu QLNN về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)