XÂY DỰNG NAMA TỪ VIỆC NÂNG CẤP CÁC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA (NAMA) (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NAMA

2.3. XÂY DỰNG NAMA TỪ VIỆC NÂNG CẤP CÁC DỰ ÁN

Việc đề xuất, xây dựng NAMA tại các quốc gia đang phát triển còn gặp một số khó khăn do đây là vấn đề mới và chưa có hướng dẫn của UNFCCC. Tuy nhiên có thể thấy được tiềm năng xây dựng NAMA từ các dự án CDM vốn đã và đang được thực hiện tại hầu hết các quốc gia đang phát triển. Phần này trình bày cách tiếp cận để xây dựng NAMA từ các dự án CDM nói chung và các chương trình CDM nói riêng. Phương pháp tiếp cận này bao gồm bốn bước:

- Bước 1. Giới thiệu PoA;

- Bước 2. Phân tích các yếu tố xây dựng PoA chủ yếu;

- Bước 3. Khung đánh giá;

- Bước 4. Xây dựng NAMA dựa trên kết quả của ba bước đầu tiên.

Mô-đun 1: Giới thiệu PoA

PoA được mô tả ngắn gọn về các mặt tiêu chuẩn, điều kiện, phạm vi, tổ chức thực hiện chính theo tài liệu thiết kế PoA, bao gồm phân tích về khung pháp lý phát triển PoA và phù hợp với các chính sách trong nước hiện có. Để hoàn thành mô-đun này cần trả lời được các câu hỏi sau: (1) Phạm vi của PoA (về mặt kỹ thuật, địa lý) là gì? (2) Cơ chế quản lý PoA được thiết lập như thế nào? (3) PoA phù hợp với các chính sách quốc gia và khung pháp lý nào?

(4) Nguồn phát thải KNK nào trong PoA sẽ cung cấp tín chỉ chính?

35

Bảng 4. Câu hỏi về sự phù hợp với NAMA của các hoạt động PoA

Hoạt động Câu hỏi hướng dẫn

Tiêu chí lựa chọn

- Tiêu chí lựa chọn của PoA là gì?

- Liệu các tiêu chí có nên được điều chỉnh để bao gồm các hoạt động bổ sung theo quy cách của NAMA, chẳng hạn như mở rộng sang các ngành khác và các can thiệp khác?

- Liệu các tiêu chí có nên được điều chỉnh để mở rộng hoạt động thông qua sự tham gia của các đơn vị thực hiện khác?

- PoA có bị giới hạn trong một khu vực/vùng nào không? Phạm vi bao phủ địa lý của nó có nên được tăng lên đến quy mô quốc gia?

- Liệu rằng tính thích hợp có nên được điều chỉnh theo mục tiêu giảm phát thải từ cùng một hạng mục phát thải KNK của IPCC theo NAMA?

Thiết lập cơ sở

- Đường cơ sở được thiết lập như thế nào trong PoA?

- Đường cơ sở được thiết lập có ứng dụng được cho NAMA?

- Liệu đường cơ sở có thể được điều chỉnh bằng cách đưa vào các hoạt động tiêu chuẩn?

- Liệu đường cơ sở có thể được đơn giản hóa trong bối cảnh của một NAMA?

- Liệu PoA cơ sở có thể được sử dụng để thiết lập mục tiêu cho NAMA?

Quy trình

MRV - Các yêu cầu giám sát chính của các PoA là gì?

- Các yêu cầu giám sát PoA có hoàn toàn khả thi trong bối cảnh NAMA hay sẽ quá khó khăn để thực hiện chúng?

- Liệu một NAMA và hệ thống MRV liên quan có thể được nâng cấp và hoạt động bằng cách sử dụng các PoA như là một điểm khởi đầu?

- Ai là người chịu trách nhiệm giám sát và quản lý quá trình kiểm chứng?

- Năng lực của các đối tượng có liên quan trong PoA để ước tính, thu thập và quản lý phát thải KNK trong bối cảnh NAMA như thế nào?

Quản lý - Cơ cấu quản lý PoA được thiết lập như thế nào? Ai là người quản lý CME (Coordination/Managing Entity, là một thực thể thuộc PoA có vai trò được quy định theo các quy định của Ban điều hành CDM cho PoAs, nhưng một CME cũng sẽ thường xuyên đảm nhận vai trò thương mại (xúc tiến chương trình/các khoản thanh toán ưu đãi)?

- CME có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý NAMA hay không?

- Nếu không, liệu có thể chuyển đổi PoA CME thành một thực thể với năng lực thể chế để quản lý một NAMA hay không?

- Liệu các ưu đãi/quy định hiện hành có đủ để quản lý thành công một NAMA? Nếu không, những ưu đãi/quy định gì cần bổ sung để quản lý thành công một NAMA?

36

Mô-đun 2: Phân tích các yếu tố xây dựng PoA

Mô-đun này xem xét các hoạt động thiết kế cụ thể của các PoA và phân tích liệu chúng thể sử dụng để xây dựng NAMA hay không. Dựa trên phân tích này, mỗi hoạt động PoA được phân thành một trong các loại sau:

- Hoạt động thiết kế PoA có thể được áp dụng trực tiếp mà không cần sửa đổi (ví dụ, quá trình xác định đường cơ sở cho các hoạt động cụ thể);

- Hoạt động thiết kế PoA có liên quan nhưng yêu cầu một số điều chỉnh (ví dụ, thủ tục xây dựng đường cơ sở cho các hoạt động không bao gồm trong PoA nhưng sẽ được bao gồm trong NAMA);

- Hoạt động thiết kế PoA không sử dụng được cho xây dựng NAMA. Do đó, yêu cầu cần có các hoạt động mới để hoàn thiện việc xây dựng NAMA (ví dụ quy trình để thiết lập các mục tiêu NAMA).

Mô-đun 3: Khung đánh giá

Mô-đun này đánh giá khung chính sách và thể chế cho việc thực hiện NAMA. Để phục vụ đánh giá cần trả lời được bốn câu hỏi chính sau:

- Có sự hỗ trợ về chính sách của quốc gia thực hiện NAMA hay không?

- Năng lực tổ chức của nước chủ nhà hiện tại có đủ để thực hiện các chính sách CIES/quy định cần thiết cho một NAMA?

- Liệu có thể PoA cùng tồn tại với một NAMA trong tương lai cùng nhắm tới mục tiêu thuộc một lĩnh vực?

- Một NAMA thí điểm có thể được tích hợp vào các chính sách trong vòng một thập kỷ?

37

Mô-đun 4: Kết luận và các bước tiếp theo

Mô-đun 1 tới Mô-đun 3 đánh giá sự phù hợp của các PoA dự định nâng cấp/phát triển thành NAMA nói chung và các hoạt động PoA có thể được sử dụng trong thiết kế NAMA nói riêng như thế nào. Các câu hỏi kết luận cần được trả lời ở giai đoạn này là:

- Việc phát triển/mở rộng các PoA hiện có thành một NAMA có là một lựa chọn khả thi hay một ý tưởng tốt? Câu trả lời sẽ được dựa trên kết quả phân tích các mô-đun 1, 2 và 3.

- Những ưu điểm chính khi phát triển hay mở rộng quy mô của PoA thành một NAMA?

- Những hoạt động xây dựng chính nào của một NAMA được nâng cấp/phát triển từ PoA?

- Những hoạt động nào được đề xuất tiếp tục?

Lợi ích tiềm tàng của việc nâng cấp PoA thành NAMA

Khi thực hiện nâng cấp/xây dựng NAMA từ các PoA có thể mang đến các lợi ích sau:

a) Không cần phải đợi kết quả của các cuộc đàm phán và vận hành một cơ chế mới cho NAMA (có thể mất nhiều năm);

b) PoA là một khung hoàn toàn khả thi, bổ ích và có thể khởi động việc thực hiện NAMA ngắn hạn trong khi đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường các-bon (tức là theo hướng nâng cấp từng bước PoA);

c) Việc xây dựng một cơ chế NAMA cuối cùng trong tương lai có thể được hưởng lợi từ các bài học kinh nghiệm, năng lực đã được cải thiện và thực hành tốt đã được thiết lập trong quá trình chuyển đổi PoA thành NAMA.

d) Phương pháp này phù hợp với một trong những mục tiêu rõ ràng của PoA là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bất kỳ biện pháp, chính sách giảm nhẹ KNK trong nước

38

hoặc mục tiêu đã nêu bằng cách bao gồm một số các hoạt động không giới hạn và có tiềm năng trong một chương trình giảm nhẹ. Vì vậy, phương pháp xây dựng NAMA từ PoA sẽ tăng cường trực tiếp và tức thời việc thực hiện các chính sách giảm nhẹ KNK trong nước.

Các dự án CDM có thể xem xét để chuyển đổi thành NAMA:

 Các dự án CDM/PoA có thể được tiếp tục mà không cần doanh thu CDM;

 Các dự án có thể tự duy trì (ví dụ như năng lượng tái tạo);

 Các chính sách/tài chính thay thế có sẵn;

 Lợi ích phi CDM bổ sung có thể đạt được nếu các dự án được cơ cấu lại;

Trong quá trình chuyển đổi các dự án CDM/PoA thành NAMA, các quốc gia thực hiện NAMA cần xem xét các vấn đề sau:

 Hỗ trợ tài chính công/tư nhân;

 Cơ chế tài chính mới (hỗ trợ khách hàng vay, người phát triển dự án);

 Giá các-bon trong nước (thuế, mua bán phát thải, ...);

 Khối lượng đầu tư cần thiết để phát triển CDM thành NAMA;

 Những lĩnh vực ưu tiên cao nhất có thể đưa vào NAMA.

39

CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC, BÁO CÁO VÀ THẨM ĐỊNH (MRV) ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC

HIỆN NAMA

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA (NAMA) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)