CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NAMA
3.5. XÂY DỰNG ĐƯỜNG PHÁT THẢI CƠ SỞ
Đường phát thải cơ sở quốc gia đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc đàm phán quốc tế. Nhiều nước đang phát triển đã xây dựng mục tiêu giảm nhẹ KNK và gửi lên UNFCCC, trong đó lượng giảm nhẹ KNK sẽ được so sánh với kịch bản phát thải cơ sở. Hiện tại, vẫn chưa có một hướng dẫn quốc tế về xây dựng kịch bản đường cơ sở. Tuy nhiên, việc xây dựng một đường cơ sở chính xác là rất quan trọng, trên cơ sở đó có thể (i) Xác định mục tiêu giảm nhẹ KNK, (ii) Thực hiện các chính sách giảm nhẹ, và (iii) So sách lượng giảm nhẹ KNK giữa các quốc gia. Nhiều nước đang phát triển đã đề xuất NAMA, trong đó có những NAMA cần nguồn tài trợ của quốc tế. Để có thể nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế, cần phải xác định được lượng giảm phát thải KNK từ các hoạt động đó và có nghĩa là cần phải xây dựng được một đường cơ sở chính xác.
Kịch bản đường phát thải cơ sở quốc gia có thể là kịch bản
“phát triển như bình thường” (BAU), hay cũng có thể là các kịch bản khác phụ thuộc vào các giả định khác nhau. Xây dựng đường phát thải cơ sở quốc gia vì thế bao gồm không chỉ phân tích số liệu kỹ thuật và thiết lập các giả định. Đường phát thải cơ sở là mức phát thải KNK tham chiếu để xác lập mục tiêu giảm nhẹ và/hoặc để đo đạc tiến độ thực hiện các hoạt động giảm nhẹ.
Cần phải xác định mục tiêu của đường phát thải cơ sở: mục tiêu của NAMA là gì? Điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp không thực hiện NAMA?
Bên cạnh đó, cần phải xác định ranh giới giữa các NAMA, điều này rất quan trọng khi đề xuất NAMA. Trong một số trường hợp, ranh giới giữa các NAMA có thể được xác định dựa trên yếu tố địa lý, trong một số trường hợp khác, lại được xác định theo ngành, một số khác thì lại theo chính sách. Nếu các NAMA trùng lặp nhau, cần phải xác định NAMA nào mang lại những kết quả
59
tương ứng nào. Điều này rất quan trọng đối với NAMA được hỗ trợ và NAMA tạo tín chỉ để tránh sự trùng lặp khi định lượng kết quả thu được từ các NAMA. Sự minh bạch trong đo đạc và báo cáo các hoạt động NAMA là điều kiện đầu tiên để giải quyết vấn đề trên khi thiết lập và xác định ranh giới giữa các NAMA. Sự điều phối giữa các cơ quan chịu trách nhiệm nhằm tránh trùng lặp giữa các NAMA là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cần phải thu thập số liệu để xây dựng đường cơ sở, cân nhắc rò rỉ các-bon cũng như độ không chắc chắn và còn cần phải chú ý đến cả lượng giảm phát thải. Mặt khác, cũng cần đưa cả những lợi ích khác ngoài lợi ích giảm phát thải KNK vào trong đường phát thải cơ sở.
Trong quá trình xây dựng đường phát thải cơ sở, cần phải xác địnhnhững yếu tố sau:
Phạm vi: Dự án, chương trình, ngành, quốc gia và công nghệ.
Đơn vị hay chỉ số: Lượng KNK (hay CO2) tuyệt đối;
lượng KNK tương đối (ví dụnhư cường độ phát thải, các đơn vị gián tiếp, khối lượng rừng, hay các chỉ số định lượng khác như năng lực giảm nhẹ, lợi ích kép. Khi lựa chọn các đơn vị gián tiếp, cần cân nhắc liệu có cần định lượng lượng giảm nhẹ phát thải KNK thông qua các hoạt động gián tiếp đó hay không.
Đơn vị thời gian: Có thể giai đoạn đơn (ví dụ một năm), cũng có thể giai đoạn kép (trung bình của nhiều năm).
Giả định tương lai: Giả định việc phát thải diễn ra liên tục (dự án); tốc độ phát thải KNK/cường độ năng lượng (ngành); mô hình dựa trên các chính sách được đưa vào đường cơ sở;
60
Lợi ích kép: chỉ số phát triển bền vững (ví dụ hiệu quả sử dụng tài nguyên…);
Các nguồn thông tin sau đây có thể được cân nhắc để sử dụng làm số liệu đầu vào cho việc xây dựng đường cơ sở và thực hiện các giám sát sau này:
Kết quả kiểm kê KNK: Trong Thông báo quốc gia và BUR;
Các số liệu của từng ngành;
Số liệu tiêu thụ;
Hệ số phát thải;
Dự báo tăng trưởng kinh tế;
Dự báo tăng trưởng dân số.
61