B.2. THỰC TRẠNG CÁC NAMA NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ QUỐC TẾ
B.2.3. Các đề xuất NAMA phân bố theo lĩnh vực
Các đề xuất NAMA hiện tại bao trùm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực giao thông được nhiều quốc gia quan tâm nhất với 17 đề xuất. Một lĩnh vực khác cũng nhận được nhiều đề xuất NAMA là năng lượng (16 đề xuất), đặc biệt năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời. Bên cạnh đó, cũng có nhiều đề xuất cho các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp.
Dựa trên các thông tin mới nhất tại trang mạng Cơ sở dữ liệu NAMA, tiến độ xây dựng và thực hiện NAMA tại các nước đang phát triển mới thể hiện một phần những đề xuất của các quốc gia này lên UNFCCC. Số lượng NAMA trong lĩnh vực giao thông và năng lượng phản ánh đúng số đề xuất của các nước đang phát triển cho hai lĩnh vực này lên UNFCCC. Tuy nhiên, rất ít NAMA được xây dựng cho lĩnh vực rừng và nông nghiệp mặc dù nhiều quốc gia đã tuyên bố trong đề xuất của họ lên UNFCCC rằng các quốc gia này cũng có kế hoạch xây dựng NAMA trong lĩnh vực rừng và
130
nông nghiệp. So sánh giữa các đề xuất NAMA lên UNFCCC và các hoạt động NAMA tại Cơ sở dữ liệu NAMA cho thấy rằng hiện tại mới chỉ có một phần ba số các quốc gia đề xuất lên UNFCCC đã tham gia vào các hoạt động xây dựng NAMA trong thực tế (Tilburg và NNK, 2012).
B.3. QUAN ĐIỂM VỀ NAMA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Quan điểm về NAMA của các nước đang phát triển cũng có sự khác nhau, cụ thể trong phần này phân tích quan điểm của một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi (Bảng PLB.2).
Vấn đề đầu tiên có thể nhận thấy là các quan điểm về NAMA của tất cả các nước là tương tự nhau. Đầu tiên, đề cập đến các nguyên tắc "trách nhiệm chung nhưng có phân biệt" và khả năng tương ứng, NAMA ở các nước đang phát triển được xem là khác biệt rõ ràng với các cam kết giảm nhẹ KNK của các nước phát triển.
Thứ hai, các quốc gia nhấn mạnh sự cấp thiết của phát triển, tức là hành động giảm nhẹ không nên cản trở sự phát triển của các quốc gia.
Thứ ba, tất cả các quốc gia cho rằng NAMA tìm kiếm hỗ trợ được xác định bởi các nước đang phát triển trên cơ sở tự nguyện, và các hành động đơn phương cũng cần được quốc tế công nhận.
Cuối cùng, bốn quốc gia đều cho rằng hỗ trợ tài chính cho NAMA nên được chuyển qua cơ chế tài chính được đề xuất bởi Nhóm G-77 và Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với từng quốc gia, có thể nhận thấy sự khác biệt như sau:
- Các nước không chia sẻ cùng một quan điểm về mối quan hệ giữa hành động giảm nhẹ KNK trong nước không được hỗ trợ
131
và NAMA. Đối với Ấn Độ, nếu một hành động không nhận được hỗ trợ, nó không phải là một NAMA, và do đó không cần MRV ở cấp độ quốc tế. Đối với Nam Phi, ngược lại, đề nghị đăng ký NAMA đơn phương, và yêu cầu thực hiện các thủ tục quốc tế về MRV.
- Trong khi Brazil và Trung Quốc phản đối quan điểm tín chỉ của NAMA, thì Ấn Độ và Nam Phi đã giữ im lặng về vấn đề này.
- Các quốc gia có quan điểm khác nhau về vai trò của Bản đăng ký. Trong khi Nam Phi nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bản đăng ký bao gồm cả việc thực hiện MRV, cũng như việc kết hợp giữa hành động và hỗ trợ, Trung Quốc lại xem Bản đăng ký như một công cụ báo cáo.
- Có những ý kiến khác nhau về mức độ thực hiện MRV. Mặc dù tất cả các quốc gia đều cho rằng MRV là khác nhau tùy theo loại hành động giảm nhẹ. Tuy nhiên, Ấn Độ không coi hành động đơn phương đủ điều kiện để xem như là một NAMA, có nghĩa là không cần thiết phải thực hiện MRV quốc tế cho các hành động như vậy. Nam Phi lại cho rằng đối với các hành động đơn phương, vẫn cần thực hiện MRV quốc tế.
Có thể giải thích cho các quan điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia. Các điểm tương đồng có thể được giải thích bởi bốn quốc gia thành viên của Nhóm G-77 và Trung Quốc, và sự cần thiết có tiếng nói chung về vấn đề này. Hơn nữa, các quốc gia này cũng có chung một số đặc điểm cơ bản: là các nước lớn, với dân số lớn, và chiếm phần lớn lượng phát thải KNK của thế giới. Do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lượng phát thải cũng gia tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia. So với các quốc gia khác, sử dụng năng lượng của Brazil là sạch hơn do ít phụ thuộc vào than đá. Điều này có nghĩa là NAMA trong lĩnh vực năng lượng là ít quan trọng hơn đối với Brazil. Ngược lại, REDD+
132
là một vấn đề rất quan trọng đối với Brazil, trong khi điều này đóng một vai trò nhỏ hơn ở các nước khác. Trong tất cả bốn quốc gia, Ấn Độ là nước nghèo nhất, và cũng có lượng phát thải bình quân đầu người thấp hơn so với các nước khác. Nam Phi có các đặc điểm của một nước phát triển (ví dụ như phát thải bình quân đầu người cao) nhưng đồng thời có một khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo.
Mặc dù tất cả các quốc gia này đều phản đối việc bao gồm các mục tiêu giảm phát thải cho các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên không loại trừ khả năng rằng một số loại mục tiêu có thể được xem xét như là NAMA. Mặt khác, tất cả các quốc gia đều đã chấp nhận một số mục tiêu ở cấp độ quốc gia, thậm chí Brazil sẵn sàng thảo luận về đường phát thải ở cấp độ quốc tế.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc áp dụng mục tiêu sẽ là điều kiện để chấp nhận các ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thuộc Phụ lục I, bao gồm cả Hoa Kỳ.