CHƯƠNG 4. TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN NAMA
4.1. CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO NAMA
Nếu phân loại theo cơ chế tài chính thì có 3 loại NAMA, bao gồm: (i) NAMA đơn phương; (ii) NAMA được hỗ trợ, và (iii) NAMA tạo tín chỉ. Các nguồn tài chính cho từng loại NAMA như sau:
NAMA đơn phương: Các nguồn tài chính của NAMA đơn phương thường từ ngân sách quốc gia;
NAMA được hỗ trợ: Các NAMA này tìm kiếm và tiếp nhận các nguồn tài chính từ các tổ chức, quỹ, các ngân hàng quốc tế và từ chính phủ của các nước phát triển;
NAMA tạo tín chỉ: hoạt động dựa trên cơ chế của thị trường các-bon.
Bảng 7. Các nguồn tài chính tương ứng với từng loại NAMA
Loại NAMA Nguồn tài chính
NAMA đơn phương Ngân sách chính phủ;
Nguồn tài chính từ khu vực tư nhân tại nước đang phát triển;
Các nguồn tài chính khác.
NAMA được hỗ trợ Ngân sách chính phủ;
Các quỹ hỗ trợ song phương và đa phương;
Các nguồn tài chính khác.
NAMA tạo tín chỉ Doanh thu từ việc bán tín chỉ các-bon
Các nguồn tài chính cho ba loại NAMA nêu trên được tổng hợp trong Bảng 7.
Có nhiều cách để một NAMA nhận được hỗ trợ về tài chính.
Các ý tưởng và đề xuất NAMA có thể nộp lên UNFCCC. UNFCCC sẽ đăng tải các thông tin về NAMA đã đăng ký và chuyển tới các nhà đầu tư hoặc nhà tài trợ. Các nhà tài trợ thông qua đó xem NAMA nào phù hợp để đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này hiện tại có hiệu quả không cao. Bởi vậy, tại thời điểm hiện tại, các quỹ song phương và đa phương đang là nguồn tài chính chủ yếu cho các NAMA được hỗ trợ. Theo Bushner và NNK, tỷ lệ đầu tư tài chính
63
cho các hoạt động giảm nhẹ BĐKH trên thế giới năm 2009 được thống kê trong Bảng 8.
Các nguồn tài trợ tiềm năng cho NAMA có thể là các cơ quan viện trợ, bao gồm:
Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An ninh Năng lượng (BMU) của Liên bang Đức, Quỹ Phát triển Bắc Âu, và các cơ quan phát triển của các nước liên quan (Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển);
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP);
Bảng 8.Tỷ lệ đầu tư tài chính cho các hoạt động giảm nhẹ BĐKH trên thế giới
Tiền viện trợ 4,2 tỷ USD
Nguồn vốn song phương 3,2 tỷ USD
Nguồn vốn đa phương 0,8 tỷ USD
Từ các quỹ khí hậu (như Quỹ môi trường toàn cầu và Quỹ Công nghệ sạch của Ngân hàng thế giới)
0,2 tỷ USD
Nguồn vốn vay ưu đãi 12,5 tỷ USD
Nguồn vốn song phương 11,4 tỷ USD
Nguồn vốn đa phương 0,7 tỷ USD
Các quỹ khí hậu 0,4 tỷ USD
Nguồn vốn vay không ưu đãi 17,9 tỷ USD Các công cụ giảm thiểu rủi ro 1,2 tỷ USD Tổng các nguồn tài chính khí hậu 35,8 tỷ USD
Các nguồn tài trợ cho NAMA có thể là các quỹ đa phương hoặc song phương. Các quỹ đa phương có thể bao gồm:
Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environmental Fund - GEF);
Sáng kiến Năng lượng Bền vững và Biến đổi khí hậu của Ngân hàng liên châu Mỹ (SECCI);
Quỹ Cơ sở hạ tầng của Ngân hàng liên châu Mỹ (IntraFund);
64
Quỹ Biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (CCF);
Quỹ Năng lượng sạch của ADB (CEF);
Quỹ Công nghệ sạch của Ngân hàng thế giới (CTF);
Quỹ tư vấn Cơ sở hạ tầng công tư của Ngân hàng thế giới (PPIAF);
Cơ quan Tài chính Các-bon của Ngân hàng thế giới (CFU);
Liên minh Biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên minh châu Âu (GCCA);
Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility – GEF)
Quỹ Công nghệ sạch (Clean Technology Fund) Liên minh Biến đổi khí hậu toàn cầu
(Global Climate Change Alliance) Quỹ Đầu tư khí hậu (Climate Investment Fund) Quỹ biến đổi khí hậu của ADB
(ADB Climate Change Fund) Quỹ Năng lượng sạch của ADB
(ADB Clean Energy Fund) Quỹ Khí hậu xanh (Green Climate Fund) Chương trình Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
(Chính phủ Đan Mạch) Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH
(Chính phủ Nhật và Cộng hòa Pháp)
Song phương Đa phương
Các cơ hội sẵn có
Thị trường các-bon
Cơ chế phát triển sạch Thị trường các-bon tự nguyện
Cơ hội trong tương lai
(NAMA)
Quỹ giảm nhẹ Cơ chế ngành
Chính phủ Hàn Quốc, Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Úc và New Zealand, ...
Hình 10. Các nguồn tài chính cho NAMA Các quỹ song phương có thể bao gồm:
Sáng kiến Hatoyama của Nhật Bản;
Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Đức;
65
Sáng kiến Công nghệ Khí hậu của Đức (DKTI);
Sáng kiến Khí hậu Thị trường Tư bản của Cục Năng lượng và Biến đổi khí hậu (DECC) của Vương Quốc Anh;
(Nguồn: TRANSfer, 2012) Hộp 2.Ví dụ về các quỹ tài trợ cho NAMA về hiệu quả năng lượng tại Mexico KfW là một trong những nhà tài trợ cho NAMA của GIZ về hiệu quả năng lượng tại Mexico (đại diện cho BMW cung cấp một khoản vay ưu đãi 80 triệu EUR). KfW cho rằng NAMA không chỉ là một dự án phát triển. KfW không đưa thêm yêu cầu cụ thể nào cho NAMA, mặc dù các nhà tài trợ NAMA khác có thể đưa thêm các yêu cầu khác như lượng giảm thải.
NAMA này được cung cấp tài chính bởi nhiều nhà tài trợ cho nên các nhà tài trợ cần phải hợp tác với nhau. Các nhà tài trợ của dự án NAMA này bao gồm:
KfW, Ngân hàng phát triển liên Mỹ và Quỹ Công nghệ sạch của Mexico (hỗ trợ bởi Chính phủ Mexico cho Ngân hàng Quốc tế về Tái xây dựng và Phát triển), Quỹ đầu tư châu Mỹ Latinh (tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ và Tập đoàn Tài chính Quốc tế.
Nguồn: Phỏng vấn KfW, 2012
Có một vài nhà tài trợ rất tích cực trong đầu tư vào việc thực hiện NAMA trong thời gian sớm. Họ muốn cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những NAMA đầu tiên trong thực tế nhằm thu được kinh nghiệm và giúp các nước có thể mở rộng quy mô thực hiện NAMA. Liên Hiệp Anh và Đức có thể được coi là những quốc gia dẫn đầu trong nỗ lực này. Hiện tại, họ đang thiết lập một quỹ NAMA nhằm trình diễn việc thực hiện đầy đủ các NAMA với hệ thống MRV chặt chẽ và các lợi ích kép cho phát triển bền vững có ý nghĩa.