2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình trong năm 2010 – 2012
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản nhất và cũng là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác huy động vốn, tập trung xây dựng các chính sách điều hành công tác huy động vốn linh hoạt với diễn biến của thị trường đồng thời cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó tình hình huy động vốn của chi nhánh có mức tăng trưởng khá tốt qua 3 năm.
Qua bảng số liệu 2.1, năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 12.215.431 triệu đồng, sang đến năm 2011 đạt 12.781.621 triệu đồng, tăng 566.190 triệu đồng (tương đương 4,65%) so với năm 2010. Năm 2012, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 13.920.108 triệu đồng, tăng 1.138.487 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 8,91%. Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng các hình thức dự thưởng tặng quà hấp dẫn… Do đó, mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm.
Phân theo loại tiền:
Theo bảng 2.1, có thể thấy rõ sự chênh lệch trong tỷ trọng giữa tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Lượng tiền gửi nội tệ năm 2012 là 12.070.126 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 86,71% (năm 2011 tỷ trọng là 84,06% và năm 2010 tỷ trọng là 83,65%) tăng về số tuyệt đối là 1.325.895 triệu đồng, tương ứng tăng 12,34% so với năm 2011 và năm 2011 tăng 5,15% so với năm 2010. Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng nội tệ nên hạn chế huy động bằng ngoại tệ. Lãi suất huy động nội tệ luôn ổn định hơn lãi suất huy động ngoại tệ. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế và tăng đều qua 3 năm.
Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm.
Nếu như năm 2011, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm 15,94% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 13,29%, kéo theo mức tăng về giá trị tương đối thấp hơn so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự sụt giảm huy động bằng ngoại tệ như trên là do năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 2%/năm làm cho nhiều cá nhân, tổ chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2012.
Theo thành phần kinh tế:
Theo bảng 2.1, nguồn tiết kiệm từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 52% trong tổng số vốn huy động và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang chú trọng việc giữ tốc độ tăng trưởng của những nguồn vốn ổn định. Từ đó chi nhánh sẽ chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền. Nguồn tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn (Năm 2010:
52,79%; năm 2011: 58,11%, năm 2012: 60,86%) và tăng qua các năm (năm 2011 tăng 15,18%; năm 2012 tăng 14,06%). Có sự tăng lên này là do vị trí của Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố tập trung lượng lớn dân cư. Theo báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, bình quân thu nhập đầu người là 2.257 USD vào năm 2012 (khoảng 50 triệu đồng), tăng 1,3 lần so với con số 1.697 USD vào năm 2008.
Trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn thì nguồn tiền trong dân cư lại rất dồi dào. Năm 2011-2012, diễn biến lãi suất trên thị trường vốn phức tạp, lãi suất huy động vốn tăng nhanh đến chóng mặt do sự mất thanh khoản của một số NHTM nhỏ, dẫn đến kéo các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất để giữ khách hàng. Sự gia tăng nguồn vốn phần nào thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào chi nhánh, đồng thời cho thấy chi nhánh đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân biết đến chi nhánh nhiều hơn.
Tuy nhiên tiền gửi của tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng thấp so với tiền gửi dân cư, dao động trong khoảng 39% đến 48%, do lượng tiền gửi vào không nhiều và Chi nhánh chủ yếu thu hút thông qua tiền gửi dân cư. Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2011 giảm 412.684 triệu đồng tương đương giảm 7,16% so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng nhẹ 1,76% tương đương tăng 94.109 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm trong năm 2011 là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, các đơn vị rút tiền gửi tại chi nhánh để trả nợ, chi lương, thưởng, nộp thuế... Năm 2012 các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán qua Chi nhánh ngày càng nhiều, quy mô ngày càng được mở rộng.
Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã nỗ lực để xây dựng uy tín đối với các khách hàng lớn và đã có một phương pháp quản lý phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán chi trả nên đã phát huy được tính hiệu quả của nguồn vốn này. Chi nhánh cần chú ý đến chiến lược thu hút khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt để tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho Chi nhánh.
23
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Cuối kì
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1.Theo loại tiền
Nội tệ 10.218.208 83,65 10.744.231 84,06 12.070.126 86,71 526.023 5,15 1.325.895 12,34 Ngoại tệ 1.997.223 16,35 2.037.390 15,94 1.849.982 13,29 40.167 2,01 (187.408) (9,20)
2.Theo TP kinh tế
Dân cư 6.448.526 52,79 7.427.400 58,11 8.471.778 60,86 978.874 15,18 1.044.378 14,06 Tổ chức ktế 5.766.905 47,21 5.354.221 41,89 5.448.330 39,14 (412.684) (7,16) 94.109 1,76
3.Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 2.504.163 20,5 2.794.062 21,86 3.187.705 22,9 289.899 11,58 393.642 14,09 Dưới 12 tháng 6.327.593 51,8 6.978.765 54,6 8.017.982 57,6 651.172 10,29 1.039.217 14,89 Từ 12-24 tháng 1.612.437 13,2 1.853.335 14,5 2.206.337 15,85 240.898 14,94 353.002 19,05 Trên 24 tháng 1.771.237 14,5 1.155.459 9,04 508.084 3,65 (615.779) (34,77) (647.375) (56,03) Tổng vốn huy động 12.215.431 100 12.781.621 100 13.920.108 100 566.190 4,64 1.138.487 8,91
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Cuối kỳ
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1.Theo thời gian
Cho vay ngắn hạn 2.611.503 67,45 3.682.963 64,30 4.588.150 61,22 1.071.461 41,03 905.186 24,58 Cho vay trung hạn 135.512 3,50 273.756 4,78 524.201 6,99 138.244 102,02 250.445 91,48 Cho vay dài hạn 1.124.746 29,05 1.771.402 30,92 2.382.734 31,79 646.655 57,49 611.332 34,51
2.Theo loại tiền
Nội tệ 3.237.179 83,61 4.884.369 85,27 6.626.404 88,41 1.647.190 50,88 1.742.035 35,67
Ngoại tệ 634.582 16,39 843.752 14,73 868.680 11,59 209.171 32,96 24.928 2,95
3.Theo thành phần KT
Tổ chức KT 3.221.692 83,21 4.801.311 83,82 6.337.094 84,55 1.579.619 49,03 1.535.783 31,99 Hộ gia đình 650.069 16,79 926.810 16,18 1.157.990 15,45 276.741 42,57 231.181 24,94 Tổng dư nợ cho vay 3.871.761 100 5.728.121 100 7.495.084 100 1.856.360 47,95 1.766.963 30,85
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)
25
Theo kỳ hạn gửi:
Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 vốn huy động ngắn hạn chiếm 51,8% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm 54,6% và năm 2012 chiếm 57,6%. Năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn tăng 651.172 triệu đồng, tương ứng 10,29% so với năm 2010; năm 2012 tăng 1.039.217 triệu đồng, tương ứng 14,89% so với năm 2011. Vốn huy động ngắn hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, đây là nguồn tương đối ổn định, giúp cho chi nhánh chủ động cho vay và phát triển hoạt động kinh doanh. Từ năm 2010-2012 tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trên 52% trong tổng số vốn huy động, do đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2011, với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM, đẩy lãi suất huy động có thời điểm lên tới 20%, điều này đã làm gia tăng tiền gửi với mức tăng lên tới 10,29%. Sang đến năm 2012, nhờ chính sách của NHNN trong việc kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động làm cho nguồn vốn huy động có mức tăng thấp hơn so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao. Trước tình hình giảm lãi suất huy động, chi nhánh vẫn duy trì được lượng tiền gửi ngắn hạn ổn định. Do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển nguồn vốn như: Điều chỉnh năng động lãi suất và kỳ hạn, tăng cường tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch nên đã thu hút được nhiều khách hàng
Nắm giữ tỷ trọng cao thứ 2 là nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2010 chiếm 20,5%, năm 2011 chiếm 21,86% và năm 2012 chiếm 22,9%. Nguồn không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2012 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 3.187.705 triệu đồng tăng 393.642 triệu đồng so với năm 2011, năm 2011 tăng 289.899 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch thanh toán chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nguồn vốn không kỳ hạn có lợi thế do lãi suất huy động thấp nhưng tính ổn định của nguồn này không cao. Do vậy, chi nhánh cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn này một cách hợp lý để tránh rơi vào tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn trung hạn tăng đều hàng năm, cụ thể là vốn huy động trung hạn đạt 1.612.437 triệu đồng năm 2010, năm 2011 tăng thêm 240.898 triệu đồng, năm 2012 tăng 353.002 triệu đồng tương ứng tăng 19,05% so với năm 2011. Do trong những năm gần đây ngân hàng đã cố gắng tung nhiều sản phẩm huy động vốn dưới dạng tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, hay tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn từ dân cư vốn thích gửi ở các kỳ hạn ngắn (khách hàng
rất chuộng kỳ hạn ngắn để linh hoạt nguồn vốn). Bên cạnh đó ngân hàng kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đưa ra nhiều chương trình khuyến mại..khiến cho nguồn vốn trung hạn đổ về ngân hàng ngày càng tăng.
Nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 14,5%, năm 2011 giảm xuống còn 9,04% và năm 2012 chỉ còn 3,65%. Nguồn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm là do tình hình bất ổn của nền kinh tế, lạm phát của năm 2011 tăng cao và kéo dài làm VND bị mất giá. Người dân có xu hướng nắm giữ những tài sản ít bị mất giá trị qua thời gian như vàng. Hơn nữa năm 2012 cũng là năm mà giá vàng tăng cao, còn các ngân hàng thì bị NHNN giới hạn về về lãi suất, gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn vì mức lãi suất không đủ để thu hút nguồn tiền dài hạn. Do đó, kênh đầu tư là ngân hàng kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư vào thị trường vàng.
Mặc dù nguồn vốn trung và dài hạn giúp Chi nhánh có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn, nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó nếu duy trì một tỷ trọng cao của nguồn vốn huy động trung, dài hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này mà chưa chắc đã tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thường không cao, do đó không được nhiều khách hàng lựa chọn. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động - cho vay. Vì vậy chi nhánh cần có biện pháp để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn huy động theo kỳ hạn sao cho hợp lý, tránh tình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động vốn để đối phó tốt với các rủi ro có thể xảy ra.
Quy mô huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng đều, điều đó đã nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách hàng.
Đây là thành quả cho sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên của chi nhánh, kết quả của chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo tiền đề cho kinh doanh có hiệu quả và cho sự phát triển bền vững của chí nhánh.