2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2010 –
2.5.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động
Bảng 2.10. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Dư nợ ngắn
hạn 2.611.503 3.371.625 3.833.246 760.122 29,11 461.621 13,69 Tổng nguồn
vốn 12.215.431 12.781.621 13.920.108 566.190 4,64 1.138.487 8,91 Tỷ lệ dư nợ
ngắn hạn so với tổng nguồn vốn (%)
21,38 26,38 27,54 5,00 23,39 1,16 4,39
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình) Tỷ lệ này cho biết cơ cấu của vốn cho vay ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn. Số liệu tại chi nhánh cho thấy chỉ số này chiếm phần rất đáng kể.
Trong 3 năm tỷ lệ này dao động từ 21% đến 28%, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng chỉ tập trung một phần vào hoạt động cho vay ngắn hạn. Mức tăng của dư nợ ngắn hạn lớn hơn mức tăng của của nguồn vốn dẫn đến tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn cũng tăng. Cao nhất là năm 2012, dư nợ ngắn hạn chiếm đến 27,54% trên tổng nguồn vốn, năm 2011 chỉ chiếm 26,38%, và năm 2010 tỷ lệ này là 21,38%. Điều này chứng tỏ ngân hàng không chỉ tập trung vào việc cho vay ngắn hạn mà còn đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng các hoạt động khác như cho vay trung và dài hạn, kinh doanh vàng bạc đá quý… Tuy vậy, tỷ số này vẫn còn khá cao, vẫn thể hiện được ưu thế của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vì nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn của người dân ngày càng tăng cao.
b. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn cho biết khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn ngắn hạn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động được. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng vào công tác cho vay ngắn hạn.
Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh biến động như sau:
Bảng 2.11. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Dư nợ ngắn
hạn 2.611.503 3.371.625 3.833.246 760.122 29,11 461.621 13,69 Tổng nguồn
vốn ngắn hạn 6.327.593 6.978.765 8.017.982 651.172 10,29 1.039.217 14,89 Tỷ lệ dư nợ
ngắn hạn so với tổng nguồn vốn ngắn hạn (%)
41,27 48,31 47,81 7,04 17,06 (0,50) (1,04)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình) Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 41,27% vốn huy động ngắn hạn. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân trong năm 2010 để mở rộng sản xuất kinh doanh, để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu tương đối lớn. Năm 2011, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn tăng đến 48,31%. Nguyên nhân là do năm 2011 nhu cầu vay vốn của người dân vẫn tương đối cao, dẫn đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng mạnh (tăng 29,11% so với năm 2011) trong khi nguồn vốn ngắn hạn chỉ tăng 10,29% . Sang đến năm 2012, tỷ lệ này là 47,81% giảm 1,04% so với năm 2011. Năm 2012, do khủng hoảng kinh tế Chi nhánh không mở rộng cho vay và các món vay cũng phải được thẩm định rất kỹ. Bên cạnh đó, nhằm thu hút khách hàng trong việc gửi tiết kiệm, ngân hàng đã có nhiều chính sách khuyến mãi như tăng lãi suất tiền gửi, với chương trình dự thưởng đặc biệt...Vì vậy vốn huy động tăng lên nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn, với tốc độ tăng là 14,89%, trong khi dư nợ ngắn chỉ tăng 13,69%.
Nhìn chung, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân để mở rộng sản xuất, để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ngày càng ổn định. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đổ vào ngân hàng ngày càng nhiều làm cho nguồn vốn huy động ngắn hạn dư thừa và lớn hơn nhiều so với dư nợ ngắn hạn. Điều này đòi hỏi ngân hàng càng đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay ngắn hạn, khai thác triệt để mọi mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề, có những chính sách đặc biệt đối với
57
những khách hàng vay vốn lớn. Ngoài ra cần phải thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân của những khách hàng ngừng giao dịch, vay tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng
c. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Bảng 2.12. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 5.705.910 6.615.944 7.270.033 910.034 15,95 654.089 9,89 Dư nợ bình quân 2.677.124 2.991.564 3.602.435 314.439 11,75 610.872 20,42 Vòng quay vốn
cho vay ngắn hạn (vòng)
2,13 2,21 2,02 0,08 3,76 (0,19) (8,75) (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)
*Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 là 2.742.746 triệu đồng Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại.
Nhìn vào bảng có thể thấy vòng quay vốn cho vay ngắn hạn của Chi nhánh là tương đối tốt, không có sự thay đổi quá lớn. Năm 2010 chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vòng quay vốn đạt 2,13 vòng. Năm 2011 nhờ có những chính sách và biện pháp hợp lý, Chi nhánh đã làm tăng vòng quay vốn lên 2,21 vòng; tăng 0,37 vòng so với năm 2010. Sang đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng tuy có giảm 0.19 nhưng vẫn duy trì được vòng quay vốn là 2,02 vòng, mức giảm này nhỏ không đáng kể, trước tình hình khó khăn chung thì đây là một vòng quay vốn có thể chấp nhận được.
Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh tương đối tốt, vòng quay vốn nhanh cũng gia tăng lượng lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng và ngày càng cải thiện tình hình sử dụng vốn và dư nợ tồn đọng. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh cũng sẽ theo đó mà tăng lên một cách đáng kể.
Để tiếp tục duy trì và có thể tăng vòng quay vốn tín dụng trong thời gian tới, Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp tốt, có hiệu quả đã làm trong thời gian qua để nâng cao chất lượng khoản vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn.
Bảng 2.13. Phân loại nợ trên tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của VietinBank Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Cuối kỳ Tỉ trọng
(%) Cuối kỳ
Tỉ trọng
(%)
Cuối kỳ
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%) Nhóm 1 2.584.343 98,96 3.328.131 98,71 3.779.197 98,59 743.788 28,78 451.066 13,55
Nhóm 2 16.975 0,65 24.613 0,73 31.816 0,83 7.638 45,00 7.203 29,27
Nhóm 3 -5 10.185 0,39 18.881 0,56 22.233 0,58 8.696 85,38 3.352 17,75
Tổng dư nợ
ngắn hạn 2.611.503 100 3.371.625 100 3.833.246 100 760.122 29,11 461.621 13,69 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)
59
d. Chỉ tiêu về nợ quá hạn
Qua số liệu bảng 2.13, nhìn chung nợ quá hạn (bao gồm các nhóm nợ 2, 3, 4 và 5) có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn đạt 27.160 triệu đồng, chiếm 1,04% trong tổng dư nợ ngắn hạn, đến năm 2011, nợ quá hạn tăng mạnh lên đến 43.494 triệu đồng. Năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục tăng so với năm 2011 lên đến 54.049 triệu đồng.
Về nợ xấu (nhóm 3-5): qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2010 nợ xấu chiếm 0,39% với giá trị 10.185 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu tăng mạnh 85,38% so với năm 2010, lên đến 18.881 triệu đồng, chiếm 0,56% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu là 22.233 triệu đồng, tăng 17,75% so với năm 2011.
Tỉ lệ nợ xấu tại Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các đối tượng khách hàng có quy mô khoản vay lớn. Nguyên nhân của sự tăng mạnh trên là do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất cũng như xây dựng bất động sản đều giảm về lợi nhuận, doanh thu, do đó nguồn trả nợ không được đảm bảo. Bên cạnh đó là những doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng, có quan hệ tín dụng nhiều năm nên được vay với khoản vay lớn, nay cũng gặp phải khó khăn chung của cả nền kinh tế và không trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do khả năng thẩm định các phương án/dự án kinh doanh, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa tốt, chưa kiểm soát tốt quá trình sử dụng vốn vay làm cho tỉ lệ nợ xấu tăng.
Qua phân tích có thể thấy tình hình nợ quá hạn cũng như nợ xấu của Chi nhánh đang thay đổi theo chiều hướng xấu, chứng tỏ ngân hàng chưa đề ra được các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn và các cán bộ tín dụng cần có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những biện pháp này.
Bảng 2.14. Tình hình nợ quá hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn 27.160 43.494 54.049 16.334 60,14 10.555 24,27 Tổng dư nợ ngắn hạn 2.611.503 3.371.625 3.833.246 760.122 29,11 461.621 13,69 Tỷ lệ nợ quá hạn so
với dư nợ ngắn hạn (%)
1,04 1,29 1,41 0,25 24,04 0,12 9,30 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình) Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc
lãi đã quá hạn. Dựa vào bảng số liệu 2.14 có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 1,04%. Năm 2011 tăng 0,25% lên 1,29%. Sang đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá giữ ở mức cao nhất là 1,41% so với năm 2011 tăng 0,12%. Trong giai đoạn khó khăn chung, để có được kết quả trên là do Chi nhánh đã thắt chặt tín dụng, giải ngân ít hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro như: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, xây dựng,…làm cho nợ quá hạn được giữ ở mức tương đối thấp và giữ ở mức an toàn cho ngân hàng.
Năm 2011, tỉ lệ nợ quá hạn đã tăng 16.334 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2011, sự đóng băng của thị trường nhà đất đã khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sang đến năm 2012 nợ quá hạn đạt mức 54.049 triệu đồng. Năm 2012, kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản; các doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chưa có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vững vàng nên kết quả kinh doanh chưa cao, nhiều doanh nghiệp còn phải chịu thua lỗ nặng nề. Nền kinh tế trì trệ vẫn là nguyên nhân chính làm gia tăng nợ quá hạn. Ngoài nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, còn có nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Đó chính là việc phân tích đánh giá phương án/ dự án vay vốn hay xem xét, theo dõi thực trạng SXKD của khách hàng chưa sát với thực tế, kiểm soát mục đích vay và quá trình sử dụng vốn vay một cách lỏng lẻo đã dẫn tới hệ quả là khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, làm ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay, gia tăng nợ quá hạn.
e. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ ngắn hạn
Bảng 2.15. Tình hình nợ xấu của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Nợ xấu 10.185 18.881 22.233 8.696 85,38 3.351,73 17,75 Nợ quá hạn 27.160 43.494 54.049 16.334 60,14 10.555 24,27 Tổng dư nợ ngắn
hạn 2.611.503 3.371.625 3.833.246 760.122 29,11 461.621 13,69 Tỷ lệ nợ xấu so với
dư nợ ngắn hạn (%) 0,39 0,56 0,58 0,17 43,59 0,02 3,57 Tỷ lệ nợ xấu so với
nợ quá hạn (%) 37,50 43,41 48,71 5,91 15,76 5,30 12,20 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)
61
Qua bảng số liệu 2.15 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình năm 2010 là 0,39%. Năm 2011 tỷ lệ này tăng lên thành 0,56%.
Năm 2011 kinh tế khó khăn thị trường bất động sản đóng băng trên diện rộng, cộng với việc yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan hữu quan đã gây ra tình trạng đầu cơ ở nhiều dự án khiến cho thị trường bất động sản lao đao, khả năng trả nợ bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành nghề kinh doanh khác thì hàng hóa khó tiêu thụ, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của các doanh nghiệp sụt giảm đã ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự thiếu thông tin minh bạch về thị trường đã khiến cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng.
Năm 2012 là một năm nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương mà các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu đều có mức tăng trưởng dương. Sự tăng trưởng ở nhiều doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Bên cạnh đó còn phải kể đến khả năng thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, kiểm soát sử dụng vốn vay cũng như công tác thu nợ được thực hiện tương đối tốt, không làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chính từ những nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2012 chỉ tăng 0,02% so với năm 2011 lên thành 0,58%, một mức tăng không đáng kể trong tình hình khó khăn chung.
- Tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 37,50%. Sang đến năm 2011 và năm 2012 thì tỉ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đã tăng tới 43,41% (năm 2011) và 48,71% (năm 2012) (tức là trong 100 đồng nợ quá hạn thì có 43,41 đồng và 48,71 đồng nợ xấu). Đây thực sự là tín hiệu đáng lo ngại cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm qua. Ngoài những nguyên nhân khách quan và tình hình khó khăn thực tế từ nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản và biến động về lãi suất, còn tồn tại các nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng mà đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp rủi ro đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhân viên. Nó đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, uy tín của ngân hàng, tạo ra tác động tâm lý xấu cho các cán bộ nhân viên khác. Trong 2 năm gần đây, Chi nhánh phải tăng cường trong công tác giám sát tín dụng và sử dụng mọi biện pháp tận thu như: liên tục đôn đốc nhắn nhở khách hàng trong việc trả nợ, đề nghị các cơ quan phát luật tại địa phương can thiệp và cưỡng chế đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân cố tình chậm trả nợ vay. Khi mọi giải pháp mềm dẻo và cứng rắn không có tác dụng, ngân hàng buộc phải tiến hành khởi kiện nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Nói tóm lại, thông qua các chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá hạn cho ta thấy: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn ở mức an toàn nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian. Thực tế đó đòi hỏi ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh cần cố gắng và nỗ lực hết mình hơn nữa không chỉ trong công tác thẩm định khách hàng mà còn phải thận trọng trong quá trình giám sát tín dụng và công tác thu hồi nợ. Cần áp dụng triệt để mọi biệt pháp để không xảy ra tình trạng mất vốn, giảm tỷ lệ các nhóm nợ xấu nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới đây.
f. Chỉ tiêu trích DPRR
Bảng 2.16. Tình hình trích lập DPRR của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) DPRR cho vay
ngắn hạn được trích
9.968 14.870 17.383 4.902 49,18 2.513 16,90 Dư nợ cho vay
ngắn hạn 2.611.503 3.371.625 3.833.246 760.122 29,11 461.621 13,69 Tỷ lệ trích
DPRR (%) 0,38 0,44 0,45 0,06 15,55 0,01 2,82
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình) Tỷ lệ này cho biết DPRR trong cho vay ngắn hạn được trích so với tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là bao nhiêu. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn là chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều. Trong năm 2012, Chi nhánh trích lập DPRR là 0,45%, đây là tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012. Năm 2011, tỷ lệ này thấp hơn 0,01% so với năm 2012 đạt 0,44%, năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 0,38% . Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng nguyên nhân chính là do Chi nhánh nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nên trích lập dự phòng của Chi nhánh đạt đến 17.383 triệu đồng (năm 2012). Sự gia tăng của DPRR sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt, vì vậy Chi nhánh cần chú ý hơn đến chỉ tiêu này làm sao để giảm tỷ lệ trích lập DPRR xuống mức thấp nhất có thể.