Quy trình cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (Trang 42 - 47)

2.3. Một số quy định chung trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

2.3.3. Quy trình cho vay ngắn hạn

Hầu hết các Ngân hàng Thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay cụ thể. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Về mặt quản trị, quy trình cho vay có tác dụng phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong hoạt động cho vay, làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn, chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay.

Quy trình cho vay ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình gồm các bước sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình

(Nguồn: Khối kinh doanh) Bước 1:

Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Bước 2:

Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Bước 3: Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện

thanh toán dụng

Bước 7: Lưu trữ hồ sơ cho

Bước 6:

Thanh lý hợp đồng cho vay

Bước 5: Giải ngân, thu nợ

gốc, lãi và kiểm tra, giám

sát món vay

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo Hợp đồng tín dụng và trình phê

duyệt cho vay

33

Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn - Mục đích phỏng vấn người vay nhằm:

+ Quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề không nhất quán, hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn.

+ Nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay.

+ Giải thích những điểm còn chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.

Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. CBTD có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục, hồ sơ xin vay để tránh khách hàng phải đi lại nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng.

Bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cần thu thập những thông tin sau từ khách hàng:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.

- Thông tin về khả năng sử dụng và hoản trả vốn của khách hàng.

- Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng.

- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ.

- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ gần nhất.

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

- Các giấy tờ khác.

Bước 2. Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả của khoản vay. Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu , có giấy đăng

ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), có giấy ủy quyền đối với cho vay hộ gia đình...

Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng

Mục tiêu của thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Bên cạnh đó phải thẩm định khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, quy mô của khách hàng, quản lý nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, sử dụng nhân công, nắm bắt thị trường...

Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn

- Đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng với danh mục hàng hoá bị cấm lưu thông và dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của Pháp luật và các nhu cầu vốn mà Vietinbank không cho vay.

- Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và NHNN Việt Nam (nếu khách hàng đề nghị cho vay bằng ngoại tệ).

Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay - trả nợ

Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính; khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay - trả nợ của khách hàng với quy định của Vietinbank về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay - trả nợ, đánh giá tính khả thi của vốn tự có. Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp khác bằng tiền và tài sản khác ... dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra thực tế.

Thẩm định TSBĐ

Để quyết định cho vay hay không, việc thẩm định khách hàng, phương án sử dụng vốn vay, phương án sản xuất kinh doanh... là điều cần thiết. Tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời TSBĐ cũng tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay. Do đó mục đích thẩm định tài sản bảo đảm là để xác định tài sản có đúng chủ sở hữu không? Có tranh chấp không? Khi phát mại có dễ bán không? Giá trị thu được thực tế có bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế, phí theo quy định hay không? Việc thẩm định TSBĐ được

35

thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Vietinbank.

Bước 3. Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán

Xác định số tiền cho vay CBTD căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị TSBĐ, khả năng nguồn vốn của NH và quy định về mức cho vay để xác định số tiền cho vay.

Xác định phương thức cho vay CBTD thoả thuận với khách hàng về việc áp dụng phương thức cho vay. Một số phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng khi cho vay:

Phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư.

CBTD xác định cách thức áp dụng lãi suất phù hợp với quy định của Vietinbank từng thời kỳ.

- Nếu áp dụng lãi suất cố định thì phải xác định được lãi suất cho vay cụ thể.

- Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì phải xác định được lãi suất cơ sở để tham chiếu, mức phí ngân hàng nằm trong lãi suất cho vay và tần xuất xác định lại lãi suất cho vay.

Xác định thời hạn cho vay Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, thời hạn sử dụng còn lại của TSBĐ và tuổi của khách hàng so với giới hạn về độ tuổi (đối với cho vay tiêu dùng, CBTD thoả thuận với khách hàng về thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ đối với món vay.

Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi Căn cứ vào thu nhập dùng trả nợ của khách hàng, kỳ hạn trả nợ có thể theo tháng, quý hoặc năm, CBTD thỏa thuận với khách hàng về số kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi), số tiền phải trả từng kỳ hạn, lịch trả nợ gốc, lãi.

Xem xét điều kiện thanh toán CBTD hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh toán thuận tiện nhất, nếu khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài, việc chuyển tiền phải được thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam và Vietinbank.

Bước 4. Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, HĐBĐTV và trình phê duyệt cho vay

- Lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Vietinbank và ghi ý kiến đề xuất

- Soạn thảo hợp đồng tín dụng (HĐTD) phù hợp với quy định hiện hành của Vietinbank, kết quả thẩm định, đề xuất cho vay của mình hoặc chỉnh sửa theo phê duyệt của người /cấp có thẩm quyền, hướng dẫn khách hàng ký.

- Trình hồ sơ cho vay cho Lãnh đạo Khối kinh doanh kiểm soát và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.

- Thông báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.

Lãnh đạo khối kinh doanh kiểm tra lại nội dung thẩm định của CBTD, mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Vietinbank; ghi ý kiến đề xuất, đối chiếu các điều khoản của HĐTD với kết quả thẩm định và đề xuất cho vay của mình, ký nháy vào tất cả các trang của HĐTD, chuyển hồ sơ (bản sao) do CBTD trình cho Phòng Quản lý rủi ro (QLRR) (trường hợp phải qua Phòng/ tổ QLRR).

Lãnh đạo phòng/ tổ QLRR kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ thẩm định rủi ro (CBTĐRR) trình, yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần) và ký, trình báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng cho người /cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, đôn đốc, chỉ đạo CBTĐRR theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.

Người /cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay căn cứ nội dung tờ trình thẩm định, đối chiếu đề xuất của Phòng KHCN và Phòng/tổ QLRR (nếu có) với các điều kiện cho vay của Vietinbank và thẩm quyền phán quyết của mình để quyết định. Người /cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay ghi ý kiến trên tờ trình và trả lại hồ sơ trình cho Khối Kinh doanh và Phòng/ tổ QLRR.

Bước 5. Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay

Yêu cầu giải ngân là phải quản lý sao cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xẩy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ, giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng tiền vay và giấy nhận nợ.

- Đối chiếu hồ sơ đề nghị giải ngân với các điều kiện giải ngân trong HĐTD. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình hồ sơ đề nghị giải ngân cho Lãnh đạo Khối kinh doanh.

- Làm thủ tục giải ngân vào chương trình trên máy vi tính và chuyển hồ sơ đã được phê duyệt cho Phòng kế toán.

Lãnh đạo Khối kinh doanh: Kiểm tra lại hồ sơ do CBTD trình. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình Giám đốc.

Giám đốc: Kiểm tra lại hồ sơ do Khối kinh doanh trình. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký duyệt giải ngân và trả lại hồ sơ cho Khối kinh doanh.

CBTD theo dõi tiến độ trả nợ thực tế của khách hàng dựa trên lịch trả nợ gốc và lãi, thông báo cho khách hàng về nợ đến hạn; đánh giá khách hàng thông qua các tiêu chí: trảnợ gốc và lãi theo các kỳ hạn thoả thuận trên HĐTD, nợ quá hạn, nợ gia hạn phát sinh.

Việc kiểm tra và giám sát sử dụng món vay được thực hiện đồng thời với quá trình giải ngân, thu nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Yêu cầu giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo

37

những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng; nhằm đề xuất các giải pháp kịp thời.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay

Khi khoản vay đã đến hạn hoặc khi khách hàng vi phạm hợp đồng thì Vietinbank Ba Đình sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay. Các khoản cho vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn và hiệu quả. Nếu đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp thích hợp thu hồi đầy đủ nợ.

- Tái xét hợp đồng cho vay: Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản vay đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện các rủi ro để kịp thời xử lý .

- Thanh lý hợp đồng cho vay: Khi hợp đồng cho vay đã hết thời hạn và khách hàng đã trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng cho vay mặc nhiên. Còn trong trường hợp ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có hành vi vi phạm cam kết của hợp đồng mà có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này thì ngân hàng có thể tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay bắt buộc.

Bước 7. Lưu trữ hồ sơ cho vay

CBTD lập và lưu giữ đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo quy định của Vietinbank; bổ sung kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn đến khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi. Cán bộ thẩm định rủi ro lưu giữ toàn bộ hồ sơ do Khối kinh doanh cung cấp cùng với báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng của Phòng/ tổ QLRR và các ý kiến gửi Khối kinh doanh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)