Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (Trang 59 - 62)

2.4. Thực trạng kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2010-

2.4.3. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào nguốn vốn hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động cao thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Do đó bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Vì thế tăng trưởng dư nợ chính là kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ một ngân hàng nào chứ không riêng Vietinbank Ba Đình.

Theo ngành kinh tế:

Vì chi nhánh cho vay đối với hầu hết các ngành kinh tế, nên việc đi sâu vào doanh số dư nợ ngắn hạn của từng ngành kinh tế nhằm xác định tỷ trọng của từng ngành kinh tế là cần thiết để có chiến lược đầu tư thích hợp. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của hầu hết các ngành kinh tế đều tăng các năm.

Theo số liệu bảng 2.9, đối với ngành công nghiệp: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngành qua các năm có xu hướng tăng. Trong vài năm gần đây, do chính sách đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay nên dư nợ của ngành tăng dần qua các năm. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn của ngành tăng 293.900 triệu đồng tương ứng tăng 53,67% so với năm 2010, năm 2012 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 1.074.496 triệu đồng tăng 27,68% so với năm 2011. Dư nợ của ngành tăng chủ yếu là do nhu cầu vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn nên thời gian thu hồi vốn lâu.

Đối với ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Dự nợ ngắn hạn của ngành này chiếm khoảng trên 8% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 263.189 triệu đồng tăng 21,28%

so với năm 2010, năm 2012 dư nợ là 301.098 triệu đồng tăng 14,4% so với năm 2011.

Trong thời gian nền kinh tế còn khó khăn, các cá nhân và hộ gia đình sẽ thắt chặt chi tiêu đối với các ngành nghề giải trí, dịch vụ nhưng khó để thắt chặt chi tiêu với các mặt hàng thiết yếu là lương thực, thực phẩm. Do vậy, trong thời gian qua, Chi nhánh

đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đối với các đối tượng thu mua lương thực, các doanh nghiệp làm đầu mối trung gian giữa khách hàng với nhà cung cấp để cấp tín dụng cho các đối tượng này. Cùng với định hướng tín dụng trong năm 2013, Chi nhánh sẽ tiếp tục chú trọng và khai thác triệt để hơn các đối tượng khách hàng tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, khi mà các ngành Công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập.

Đối với các ngành TM- DV: Tỷ trọng dư nợ của ngành này chiếm khá cao trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Năm 2010 dư nợ của ngành là 1.634.017 triệu đồng chiếm 62,57%, năm 2011 dư nợ tăng 24,70% so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ đạt 2.192.021 triệu đồng tăng 7,58% so với năm 2011. Tỷ trọng dư nợ của ngành này khá cao chứng tỏ hoạt động cho vay TM-DV càng phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động cho vay khác. Nguyên nhân là do các cơ sở dịch vụ ngày càng chú trọng để việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng.

Đối với ngành khác: Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành tương đối ổn định. Năm 2011, dư nợ của ngành đạt 229.349 triệu đồng tăng 7,76% so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ đạt 265.630 triều đồng tăng 12,82% so với năm 2011. Tình hình dư nợ của ngành này tăng do kinh tế ngày càng khó khăn nên có những khoản nợ đến hạn nhưng chưa có khả năng thanh toán.

Theo thành phần kinh tế:

Số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư phát triển mà ngân hàng đã thực hiện được tại thời điểm xem xét. Phân tích dư nợ kết hợp với phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho phép ta phản ánh tốt hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo số liệu bảng 2.9:

Đối với các tổ chức kinh tế: Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay cá nhân. Khi nói đến các doanh nghiệp, các công ty thì không thể nào không nhắc đến các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đây là một lĩnh vực, góp phần khá lớn đến quá trình giải quyết việc làm, rút ngắn thời gian nhàn rỗi của người dân. Song 3 năm qua tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có gặp một số khó khăn do sự biến động giá cả, ảnh hưởng đến tình hình cho vay vốn nên dư nợ của ngân hàng tăng. Năm 2011 đạt 2.295.605 triệu đồng tăng 18,23% so với năm 2010, năm 2012 đạt 2.422.104 triệu đồng tăng 5,51% sơ với năm 2011. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn tăng. Ngoài ra, tổ chức kinh tế luôn nhận được sự ưu tiên của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và ngược lại, ngân hàng đã tạo dựng được niềm tin và uy tín để thu hút ngày càng đông số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân trở thành khách hàng của ngân hàng.

51

Bảng 2.9. Dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỉ trọng

(%) Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Giá trị

Tỉ trọng

(%) Theo ngành KT

Công nghiệp 547.632 20,97 841.532 24,96 1.074.496 28,03 293.900 53,67 232.965 27,68 Nông lâm nghiệp

và thuỷ sản 217.016 8,31 263.189 7,81 301.098 7,85 46.173 21,28 37.909 14,40

Ngành khác 212.837 8,15 229.349 6,80 265.630 6,93 16.512 7,76 36.281 15,82

TM-DV 1.634.017 62,57 2.037.555 60,43 2.192.021 57,18 403.537 24,70 154.466 7,58 Theo thành

phần KT

Tổ chức KT 1.941.652 74,35 2.295.605 68,09 2.422.104 63,19 353.953 18,23 126.499 5,51 Hộ gia đình 669.850 25,65 1.076.020 31,91 1.411.141 36,81 406.169 60,64 335.122 31,14 Tổng dư nợ NH 2.611.503 100 3.371.625 100 3.833.246 100, 760.122 29,11 461.621 13,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)

Đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình: Dư nợ ngắn hạn của thành phần hộ gia đình, cá nhân có xu hướng tăng cả tỷ trọng lẫn giá trị qua 3 năm. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn của thành phần này là 669.850 triệu đồng chiếm 25,65% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2011, con số này tăng thêm 60,64% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ của thành phần này tiếp tục tăng thêm 31,14% so với năm 2011, tăng tỷ trọng lên khá cao, chiêm 36,81% trong tổng dư nợ ngắn hạn năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ ngắn hạn này là do người dân tập trung vào thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất, xây dựng lại cơ sở. Với tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, nâng cao dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là một hướng đi đúng đắn và an toàn tại thời điểm hiện tại.

Tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng, nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng hiện nay tương đối khả quan. Ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng so với năm trước, dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh, đây là một điểm đáng khích lệ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)