Họat động huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCBTT, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.2 Phân Tích Họat Động Của VCBTT

2.2.1 Họat động huy động vốn

Với nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng và phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, VCBTT đã thực sự thu hút khách hàng.

Cùng sự tăng trưởng của các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc và thẻ thanh toán đã đem lại cho VCBTT một khối lượng vốn huy động đáng kể.

Tình hình huy động vốn qua 3 năm của VCBTT được thể hiện cụ thể:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn năm 2005 và 2007 của VCBTT; năm 2006 trước và sau khi tách chi nhánh cấp 2 Bình Thạnh và Thủ Đức

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Đầu năm

2007 (sau khi tách chi nhánh)

Naêm 2007

Tổng vốn huy động 1.700,51 2.439,10 1.634,00 2.389,60

Giá trị tăng trưởng - 738,59 755,60

Tốc độ tăng trưởng (%) - 43 46

Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

0 500 1000 1500 2000 2500

Tỷ đồng

2005 2006 2006 2007

Naêm

Đồ thị 2.1. Giá trị huy động vốn năm 2005 và 2007 của VCBTT; năm 2006 trước và sau khi tách chi nhánh cấp 2 Bình Thạnh và Thủ Đức

Tình hình huy động vốn qua 3 năm của VCBTT không ngừng tăng lên nhanh chóng, cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2005, tổng nguồn vốn VCBTT huy động được từ nền kinh tế đạt 1.700,51 tỷ đồng, sang năm 2006 đạt 2.439,10 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2005 và đến đầu năm 2007 do việc tách 2 Chi nhánh cấp 2 Bình Thạnh và Thủ Đức, vốn huy động của VCBTT chỉ còn 1.634 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2007, tổng vốn huy động là 2.389 tỷ đồng, tăng 46% so với đầu năm.

Do VCBTT không tham gia huy động trên thị trường liên ngân hàng nên hầu hết vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ các thành phần kinh tế và dân cư và với mức tăng như thế chứng tỏ tình hình huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn Thành phố mà cụ thể là khu vực quận 7 diễn ra theo chiều hướng tốt.

Có thể nói nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế và dân cư là nguồn vốn rất quan trọng, trong đó bao gồm cả hai loại đồng tiền nội tệ và ngoại tệ. Với lãi suất của đồng nội tệ và ngoại tệ biến động như những năm qua, tình hình huy động

vốn ở VCBTT cũng biến động theo xu thế chung của thị trường. Biểu hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo lọai hình tiền tệ của VCBTT giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Soá tieàn Tyû trọng

(%)

Soá tieàn Tyû trọng

(%)

Soá tieàn Tyû trọng

(%)

VND 1.153,00 68 1.701,50 70 1.780,50 75

USD qui đổi VND 547,51 32 737,60 30 609,10 25

Tổng vốn huy động 1.700,51 100 2.439,10 100.00 2.389,60 100 Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

Năm 2005, tỷ trọng huy động bằng đồng Việt nam cao hơn huy động bằng ngoại tệ, chiếm 68% tổng vốn huy động và qua các năm 2006,2007 tình hình huy động vốn bằng VND vẫn tiếp tục tăng trưởng và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động, cụ thể tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt nam năm 2006 là 70% và năm 2007 là 75%. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch trong lãi suất của từng đồng tiền: điển hình như cuối năm 2007 lãi suất huy động có kỳ hạn 6 tháng của Việt nam đồng là 0,75%/tháng tương ứng là 9%/năm cao hơn lãi suất huy động USD cùng kỳ hạn là 5,25%/năm; với mức lãi suất huy động Việt nam đồng cao hơn lãi suất huy động USD đã kích thích công chúng và các tổ chức kinh tế có xu hướng gửi đồng Việt nam nhiều hơn để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Điều này đã làm cho tỷ trọng huy động ngoại tệ ở mức 30% năm 2006 xuống còn 25% ở năm 2007.

Chất lượng nguồn vốn được đánh giá qua các kỳ hạn huy động của nguồn vốn. Bởi kỳ hạn của vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng vốn của Chi nhánh. Vì vậy, để đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động có thể phân tích nguồn vốn theo kỳ hạn:

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của VCBTT giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Soá tieàn Soá tieàn Taêng / giảm so với

naêm 2005

Taêng /giảm so với naêm 2005(%)

Soá tieàn Taêng / giảm so với

naêm 2006

Taêng /giảm so với naêm 2006(%) Tổng vốn huy động 1.700,51 2.439,10 738,59 43 2.389,60 -49,50 -2 - Không kỳ hạn 859.70 1.155,30 295,60 34 1.110,30 -45,00 -4 Tieỏt kieọm 29,80 48,1 18,30 61 64 15,90 33 - Có kỳ hạn 840,81 1.283,80 442,99 53 1.279,40 -4,40 0.00 < 12 tháng 670,2 1.035,10 364,90 54 852,9 -182,20 -18 > 12 tháng 170,6 248,70 78,10 46 426,5 177,80 71 Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

1 51%

2 49%

1 2 4 7%

53 %

1 2 46%

54%

1. Không kỳ hạn; 2. Có kỳ hạn

Đồ thị 2.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của VCBTT giai đọan 2005-2007

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn có sự biến động và không ổn định qua các năm. Năm 2005, vốn huy động có kỳ hạn chiếm 49% tổng vốn huy động, năm 2006 vốn huy động có kỳ hạn tăng 53% so với năm 2005 và chiếm 53% tổng vốn huy động, năm 2007 vốn huy động có kỳ hạn giảm nhẹ 4,4 tỷ đồng so với năm 2006 và số tương đối chiếm đến 54% tổng vốn huy động, điều này cho thấy nguồn

vốn kỳ hạn của Chi nhánh rất ổn định. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn qua các năm cũng có thay đổi nhiều, năm 2005 đạt 859,70 tỷ đồng, năm 2006 là 1.155,30 tỷ đồng, năm 2007 là 1.110,30 tỷ đồng

Mặc dù trong năm 2007 một phần vốn huy động được chuyển về chi nhánh cấp 2 Bình Thạnh và Thủ Đức, đầu năm 2007 chỉ còn 1.634 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2007 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt mức 2.389,60 tỷ đồng và tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn, cụ thể là năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 51% tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2006,2007 tỷ lệ này giảm còn 47% và 46%.

Tiền gửi có kỳ hạn tăng lên, ổn định và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động là một tín hiệu lạc quan cho chi nhánh, vì với lượng vốn có kỳ hạn chi nhánh sẽ chủ động, linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn để cho vay và đầu tư vào neàn kinh teá.

Gắn liền với công tác huy động vốn của VCBTT những năm qua, sự đóng góp của 2 PGD Nhà rồng và Phú Mỹ Hưng là rất lớn, cụ thể:

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn ở 2 PGD của VCBTT giai đoạn 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ trọng (%)

Taêng trưởng

Số tiền Tỷ trọng (%)

Taêng trưởng PGD Phuù

Myừừ Hửng - - 245 10 - 968 41 723

PGD Nhà

roàng 117,15 7 229,55 9 112,4 342,22 14 112,7

Toàng voán

huy động 1.700,51 100

2.439,1

0 100

2.389,6

0 100 Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

Naêm 2006 Naêm 2007

1 10% 2

9%

3 81%

1 41%

2 14%

3 45%

1.PGD Phú Mỹõ Hưng; 2.PGD Nhà rồng; 3. VCBTT

Đồ thị 2.3. Tỷ lệ huy động vốn ở 2 PGD so với VCBTT năm 2006,2007

Tình hình huy động vốn ở 2 PGD trong 2 năm 2006-2007 tăng trưởng khá và đáng khích lệ, nhất là ở PGD Phú Mỹ Hưng. Mặc dù mới được thành lập năm 2006 nhưng do vị trí rất thuận lợi, một khu vực đầy tiềm năng, một khu đô thị mới nên việc huy động vốn đã tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007, trong năm 2006 số tiền huy động là 245 tỷ đồng và chỉ chiếm 10% tổng vốn huy động của chi nhánh, sang năm 2007 tổng vốn huy động là 968 tỷ đồng và chiếm 41% tổng vốn huy động của chi nhánh. Ở PGD Nhà rồng, do vị trí không được thuận lợi cho việc huy động vốn, năm 2006-2007 vốn huy động chỉ chiếm 9% và 14% trong tổng vốn huy động của chi nhánh nhưng về số tuyệt đối thì năm 2007 cũng đạt được 342,22 tỷ đồng, tăng 112,67 tỷ đồng so với năm 2006. Mức tăng trưởng cao về huy động vốn của PGD đã góp phần làm giảm khó khăn về hòan thành chỉ tiêu tăng vốn huy động mà trung ương đặt ra cho chi nhánh VCBTT.

Trước tình hình phát triển kinh tế cùng với lạm phát trong nước và lãi suất trên thị trường thế giới, trong những năm qua, lãi suất của các NHTM trên địa bàn Thành phố liên tục có những biến động, chính sự cạnh tranh gay gắt về huy động

vốn giữa các TCTD đã đẩy lãi suất huy động tăng cao, và thường thì mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống NHNT thấp hơn so với các TCTD khác, ví dụ như vốn huy động đồng Việt Nam cuối năm 2007, kỳ hạn 6 tháng của VCBTT là 0,75%/tháng trong khi của Sacombank là 0,87%/tháng . Chính sự cạnh tranh gay gắt về mặt lãi suất đó cho thấy bất lợi của VCBTT so với các NHTM cổ phần. Với tình hình đó, để đánh giá một cách khách quan và tòan diện họat động dịch vụ huy động vốn của VCBTT hãy tìm hiểu tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn Thành phố.

Bảng 2.5. Tình hình huy động vốn trên địa bàn Tp.HCM giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chổ tieõu Naờm 2005 Naờm 2006 Naờm 2007

Tổng vốn huy động 184.600,00 286.487,00 487.028,00

Giá trị tăng trưởng - 101.887,00 200.541,00

Tốc độ tăng trưởng (%) - 55 70

Nguồn: báo cáo tổàng hợp tình hình họat động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2001-2005; Web: www.vnba.org.vn

0 20 40 60 80

%

2006 2007 Naêm

VCBTTT

TOÀN TP.HCM

Đồ thị 2.4. So sánh tốc độ tăng trưởng vốn của VCBTT so với tòan địa bàn Tp.HCM giai đọan 2006-2007

Với tình hình họat động dịch vụ huy động vốn của các TCTD trên địa bàn như trên, trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCBTT so với tòan địa bàn thành phố chênh lệnh thấp, cụ thể là tốc độ tăng của VCBTT là 43% và của tòan thành phố là 55%, sang năm 2007, mức chênh lệch này rất cao, cụ thể là tốc độ tăng của VCBTT chỉ là 47% và của tòan thành phố đến 70%. Từ những con số này cho thấy, mặc dù nguồn vốn huy động của VCBTT qua các năm được tăng trưởng ổn định về số tương đối cũng như số tuyệt đối song tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động trên tòan địa bàn lại có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy việc huy động vốn của VCBTT đã gặp một số khó khăn nhất định.

NHẬN XÉT:

Tuy gặp điều kiện bất lợi cạnh tranh về lãi suất so với các NHTM cổ phần trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn huy động của VCBTT những năm qua được đánh giá là tăng trưởng khá và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng VND, đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng tín dụng Việt nam đồng đang có xu hướng tăng cao trong nền kinh tế.

Đồng thời, trong những năm qua, nguồn vốn chi nhánh huy động được từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng trưởng khá, trong đó nguồn vốn có kỳ hạn tăng trưởng tốt và ổn định, tạo điều kiện cho chi nhánh được chủ động và linh họat trong sử dụng vốn. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh mặc dù có những biến động song vẫn tăng trưởng tốt, góp một lượng vốn khá lớn và đem lại cho chi nhánh những hiệu quả thiết thực. Đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng và ổn định nguồn vốn của chi nhánh đó là sự tăng trưởng cao vốn huy động của các PGD.

Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tỷ trọng huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động của tòan địa bàn đang có xu hướng giảm cũng cho thấy những khó khăn trong công tác huy động vốn của VCBTT. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo

cùng tòan thể nhân viên chi nhánh trong những năm tới phải có biện pháp khơi tăng nguồn vốn đi kèm với sự tăng trưởng bền vững nguồn vốn huy động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác nằm trên cùng địa bàn, phải làm sao khắc phục mức lãi suất thấp gây bất lợi so với các NHTM cổ phần để nguồn vốn huy động vẫn tăng, chất lượng nguồn bảo đảm và chi phí huy động vốn cũng không được tăng cao qúa ảnh hưởng đến kết quả họat động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)