Một số kiến nghị và đề xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCBTT TRONG

3.3. Một số kiến nghị và đề xuất

3.3.1 Ngân hàng ngọai thương Việt Nam:

- Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cũng như đưa ra được các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng đa dạng, phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại, NHNTVN tiếp tục hỗ trợ chi nhánh trong việc cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc, cung cấp thêm các phương tiện máy móc.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ theo các lớp ngắn hạn, dài hạn trong và ngòai nước.

- NHNTVN nên có chính sách mở rộng, đa dạng hóa khách hàng có quan hệ tiền gửi bằng các chính sách thích hợp như: lãi suất, phí, qui trình và các tiệc ích dịch vụ khác, nhất là công tác huy động vốn trong dân.

- Do chính nhánh đặt tại KCX Tân Thuận, là đầu mối tập trung mua bán ngọai tệ của các công ty trong khu chế xuất, khu đô thị mới Nam Sài gòn, khu công nghiệp Hiệp Phước… nhưng hạn mức mua bán ngọai tệ rất thấp trong khi chi nhánh lại không được giao dịch mua bán ngọai tệ với ngân hàng khác. Vì vậy NHNTVN nên có chính sách tăng hạn mức mua bán ngọai tệ trong ngày đối với những chi nhánh có vị trí đặc biệt như chi nhánh khu chế xuất Tân Thuận, đồng thời cho phép chi nhánh được giao dịch mua bán ngọai tệ với ngân hàng khác.

- Trong bối cảnh tình hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, những công ty, tập đòan lớn ngày càng có nhiều dự án đầu tư với giá trị lớn… Cùng với khả năng quản trị điều hành của chi nhánh là khá tốt thông qua các chỉ tiêu đạt được năm 2007 thì mức phán quyết cấp tín dụng cho chi nhánh là thấp. NHNTVN

nên tăng hạn mức phán quyết cho chi nhánh để chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh.

- Phòng phát triển sản phẩm của NHNTVN nên có kế họach phát triển các sản phẩm mới, một phần giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng, một phần đa dạng hóa các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

3.3.2 Ngân hàng nhà nước Việt nam:

- Hòan thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an tòan và hiệu quả họat động của các NHTM để cung cấp thông tin cho các bên có quyền lợi liên quan như nhà quản trị điều hành, thanh tra và giám sát, các nhà đầu tư, các chủ nợ và khách hàng… nhằm tăng cường nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho các bên có thể giám sát chặt chẽ hơn họat động của các NHTM, tăng tính cạnh tranh và nỗ lực tự hòan thiện của các ngân hàng.

- Tiếp tục nghiên cứu, hòan thiện qui định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới ( quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh, các dịch vụ ngân hàng điện tử, mua và cho thuê lại…). Các TCTD đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật được NHNN xem xét cho phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới.

- Rà soát phí dịch vụ ngân hàng để có sự điều chỉnh phù hợp, đảm bảo minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tránh các khỏan thu bất hợp lý của TCTD đối với khách hàng và hạn chế hiện tượng tiêu cực trong họat động ngân hàng.

- NHNN cần tiến hành sửa đổi bản quy chế quản lý ngọai tệ và cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai, kiểm sóat có chọn lựa các giao dịch tài khỏan vốn, làm cho đồng Việt nam được tự do chuyển đổi; lọai bỏ dần những hạn chế về mua bán ngọai tệ, về mở tài khỏan thanh tóan ngọai tệ ở nước ngòai cũng như sử dụng trong thanh tóan và tiết kiệm nội địa.

- Tổ chức lại hệ thống thanh tra ngân hàng theo ngành dọc, trong đó thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ chịu sự chỉ đạo của thanh tra NHNN mà không chịu sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh NHNN. Việc làm này đảm bảo tính độc lập của thanh tra ngân hàng, và vì vậy hiệu quả của công tác giám sát càng cao. Tổ chức thanh tra cũng theo lọai hình rủi ro, bao gồm: khối giám sát rủi ro tín dụng, khối về rủi ro thị trường, khối rủi ro tác ngiệp… để nâng cao tính chuyên môn hóa của công tác thanh tra.

- Xem xét lại tỷ lệ dự trữ bắt buộc, không để đây là gánh nặng cho các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.

3.3.3 Chính phuû:

- Để mở rộng cho vay doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai mà tài sản đảm bảo phần lớn là QSDĐ, nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa trong KCX,KCN.

Chính phủ cần nghiên cứu ban hành qui chế về đảm bảo tiền vay liên quan đến yếu tố nước ngòai, trong đó đặc biệt là bảo lãnh nước ngòai nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong nước tiếp cận nhanh chóng và mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng công nghệ thông tin qua việc thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các công ty cổ phần tin học, công ty chuyển mạch … nhằm tạo điều kiện cho các NHTM kết nối hệ thống mạng thông tin, kết nối giữa các hệ thống máy ATM nhằm mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh, đảm bảo tiếp cận tốt tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại, của các nước tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao.

- Mở rộng dịch vụ thanh tóan không dùng tiền mặt trong dân cư, cần đưa họat động thanh tóan không dùng tiền mặt thành một chính sách chứ không phải ở cấp phạm vi của ngành và khi đã trở thành chính sách nhà nước thì việc bắc buộc mở và sử dụng tài khỏan trong thanh tóan trở thành nguyên tắc.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)