Họat động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 35 - 46)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCBTT, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.2 Phân Tích Họat Động Của VCBTT

2.2.2 Họat động tín dụng

Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, họat động tín dụng là họat động sử dụng phần lớn nguồn vốn mà ngân hàng huy động được, đồng thời đây là họat động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng hiện nay.

NHNTVN nói chung và VCBTT nói riêng không ngừng đưa ra các hình thức đầu tư đa dạng và phong phú, những đổi mới và hòan thiện trong họat động nghiệp vụ như quản lý và họat động theo sổ tay tín dụng, theo qui trình tín dụng chuẩn mực gắn liền với quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư: cho vay ngắn, trung, dài hạn, tài trợ dự án, đồng tài trợ…

Họat động tín dụng của VCBTT trong thời gian qua khá phát triển, tạo điều kiện cho khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau tiếp cận với nguồn tín dụng ngày càng tốt hơn. Biểu hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Tình hình hoạt động tín dụng của VCBTT giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chổ tieõu Naờm 2005 Naờm 2006 Naờm 2007

Tổng dư nợ 1.278,60 1.846,60 2.533,00

Giá trị tăng trưởng - 568,00 686,40

Tốc độ tăng trưởng (%) - 44 37

Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Tỷ đồng

2005 2006 2007

Naêm

Đồ thị 2.5. Dư nợ cho vay của VCBTT giai đọan 2005-2007

Trong những năm qua cùng với cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động vốn của các NHTM do nhu cầu cho vay tăng cao, lãi suất cho vay của VCBTT cũng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn các NHTM khác trên cùng địa bàn. Chẳng hạn như lãi suất cho vay ngắn hạn VND của VCBTT dao động trong khỏang 0,8%- 0,9%/tháng thì của Sacombank là 1%-1,1%/tháng. Có thể nói VCBTT đã đánh vào tâm lý khách hàng, đó chính là giá phí: không tính phí thẩm định, phí tư vấn, phí trả trước hạn…. Không chỉ cạnh tranh về lãi suất, VCBTT còn thu hút khách hàng ở phong cách chuyên nghiệp, thái độ phục vụ ân cần, chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động có kỳ hạn của VCBTT tăng ở mức cao và ổn định, chính vì vậy, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn, đồng tài trợ nhằm ổn định thu nhập và phân tán một phần rủi ro.

Bảng 2.7. Tình hình hoạt động tín dụng theo kỳ hạn của VCBTT giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng trưởng

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng trưởng

Tổng dư nợ 1.278,60 100 1.846,60 100 568,00 2.533,00 100 686,40

Ngắn hạn 622,4 49 742,8 40 120,4 1067 42 324,2

Trung, dài hạn 563 44 1.047,7 57 484,7 1.134,7 45 87 Đồng tài trợ 93,2 7 56,1 3 -37,1 331,3 13 275,2 Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

NAÊM 2005

1

2

3

NAÊM 2006

1

2

3

NAÊM 2007

1

2

3

1. Ngắn hạn; 2. Trung dài hạn; 3. Đồng tài trợ

Đồ thị 2.6. Cơ cấu họat động tín dụng theo kỳ hạn của VCBTT giai đọan 2005-2007

Năm 2005, dư nợ ngắn hạn chiếm 49% trong tổng dư nợ, sang năm 2006,2007 tỷ lệ đó giảm dần ở mức 40% và 42%; đối với dư nợ trung dài hạn và đồng tài trợ, năm 2005 chiếm tỷ lệ 51% sang năm 2006,2007 tỷ lệ này tăng lên là 57% và 58%.

Trong năm 2007, cho vay dưới hình thức đồng tài trợ tăng cao là do Chi nhánh mở

rộng cho vay công trình thủy điện Đồng Nai 3-4; Công trình cầu Rạch Miễu. Việc sử dụng vốn cho vay đồng tài trợ tăng cao góp phần giảm bớt rủi ro cho ngân hàng, đồng thời giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn làm cho mức độ sử dụng vốn của Chi nhánh được linh họat hơn.

VCBTT huy động bằng cả đồng nội tệ và ngọai tệ, do đó trong họat động tín dụng chi nhánh cũng cho vay bằng cả 2 lọai tiền. Trong đó cho vay ngọai tệ chủ yếu nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu của các doanh nghiệp thanh tóan hàng hóa nhập khaồu.

Bảng 2.8. Tình hình hoạt động tín dụng theo lọai tiền của VCBTT giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng

trưởng

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng trưởng

Tổng dư nợ 1.278,60 100 1.846,60 100 568,00 2.533,00 100 686,40

VND 699,40 55 1.320,20 71 620,8 2.139,40 84 819,2

USD

( Qui đổi VND) 579,2 45 526,4 29 -52,8 393,6 16 -132,8

Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo lọai tiền thường xuyên biến động qua các năm. Nếu như năm 2005, dư nợ cho vay bằng đồng Việt nam đạt 699,4 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ thì năm 2006 dư nợ cho vay bằng đồng Việt nam tăng mạnh và đạt mức 1.320,20 tỷ đồng chiếm 71% tổng dư nợ và sang năm 2007 dư nợ cho vay bằng đồng Việt nam tiếp tục tăng mạnh cả về số tương đối và số tuyệt đối, chiếm đến 84% tổng dư nợ. Điều này phù hợp với nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Trong khi đó diễn biến cho vay bằng ngọai tệ lại có chiều hướng ngược lại, cả số tuyệt đối và tương đối đều giảm dần, năm 2005 tỷ trọng cho vay bằng ngọai tệ

chiếm 45% tổng dư nợ và giảm dần trong năm 2006,2007 tương ứng là 29% và 16%.

Lý giải cho việc giảm sút này là do lãi suất cho vay bằng USD gần ngang bằng VND trong khi tỷ giá VND/USD thì có xu hướng thay đổi theo chiều hướng giảm ( cụ thể cuối năm 2006, lãi suất cho vay 3 tháng của VCBTT đối với USD là 7,9%/năm và đối với VND là 8,3%/tháng tương ứng 9,96%/năm), điều này kích thích doanh nghiệp vay vốn bằng đồng Việt nam, thêm vào đó năm 2005,2006 lượng cho vay bằng ngọai tệ của Chi nhánh cấp 2 Thủ Đức cao nên khi tách Chi nhánh ra dư nợ cho vay bằng ngọai tệ giảm đi rất mạnh.

Do VCBTT là NHTM, vì vậy dư nợ cho vay DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của VCBTT. Tuy nhiên bên cạnh đó, cho vay thể nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực ngòai quốc doanh của Chi nhánh đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Cụ thể được thể hiện thông qua các số liệu như sau:

Bảng 2.9.Tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế và tỷ lệ nợ quá hạn của VCBTT từ năm 2005-2007

Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Thành phaàn kinh teá

Dư nợ Tỷ lệ NQH Tỷ lệ NQH /DN (%)

Dư nợ Tỷ leọ

NQH Tyỷ leọ NQH/

DN(%) Dử nợ

Tyỷ leọ NQH Tyỷ leọ NQH/

DN (%) DNNN 247,6 0,19 17,57 7 210,6 0,11 3,9 1,9 277 0,11 0,2 0,07

ẹTNN 379 0,30 - 328 0,18 - 202 0,08 -

CT CP,

TNHH 319 0,25 - 581 0,31 - 724 0,29 -

DNTN và Thể

nhaân 333 0,26 5,2 1,6 727 0,39 2,5 0,3 1329 0,52 11,2 0,8 Toồng

cộng 1.278,60 100 22,8 1,8 1.846,60 100 6,4 0,35 2.533,

00 100 11,4 0,45

Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

4

1.DNNN; 2.ĐTNN; 3.CT CP, TNHH; 4.DNTN và THỂ NHÂN

Đồ thị 2.7. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của VCBTT giai đọan 2005-2007 Từ những số liệu thống kê cho thấy, chi nhánh đang có chiều chuyển hướng tăng cho vay thể nhân và các doanh nghiệp ngòai quốc doanh. Nếu như năm 2005 cho vay DNNN chiếm tỷ lệ 19% trong tổng dư nợ thì sang năm 2006,2007 tỷ lệ này còn ở mức 11%, đang có xu hướng giảm và đây cũng là hướng đi mà VCBTT đang nhắm đến; tuy nhiên số tuyệt đối thì tăng nhẹ so với năm 2005, khỏan tăng này là do ngân hàng tham gia cho vay đồng tài trợ công trình thủy điện Đồng Nai 4. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ĐTNN năm 2007 đã giảm sút đáng kể chỉ còn chiếm 8% trong tổng dư nợ, điều này là do việc tách Chi nhánh cấp 2 Thủ Đức ra.

Hướng đi dài hạn của VCBTT là tập trung, đẩy mạnh đầu tư cho vay các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhất là các doanh nghiệp trong khu chế xuất – khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, vốn là những khu vực phát triển năng động, có ý nghĩa đối với tăng xuất khẩu và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong dài hạn.

Trong khi đó, Chi nhánh cũng không bỏ quên sự quan tâm của mình tới đối tượng khách hàng là cá nhân, nhất là khách hàng có tài sản đảm bảo. Bên cạnh việc mở rộng, đồng thời đa dạng hóa khách hàng kết hợp với việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay như triển khai cho vay du học, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà trả góp…

Dư nợ cho vay khu vực cá nhân qua các năm đã tăng trưởng rất mạnh, cụ thể năm 2005 chỉ chiếm 26% trong tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 39% tổng dư nợ và sang năm 2007 chiếm đến 52% tổng dư nợ. Có thể đánh giá sự chuyển hướng này là một sự chuyển hướng tích cực, linh họat của VCBTT, thực sự đã đem lại hiệu quả cho chi nhánh.

Cả 3 năm 2005-2007, họat động tín dụng của VCBTT không những tăng trưởng tốt về số lượng mà chất lượng tín dụng cũng bảo đảm được yêu cầu, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được khống chế ở mức thấp, cụ thể năm 2005 là 1,8%, năm 2006 là 0,35% và năm 2007 là 0,45% trong tổng dư nợ. Đây là một tín hiệu rất lạc quan, bởi họat động tín dụng là một họat động tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự biến động của họat động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến họat động kinh doanh ngân hàng.

Để có được kết quả đó là sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đã có một qui trình tín dụng tương đối hoàn thiện và chặt chẽ từ khâu thẩm định đến khâu thu hồi nợ vay, ứng dụng dễ dàng trong thực tế. Ví dụ như để hạn chế việc trả nợ chậm trễ của khách hàng, trước 7 ngày cán bộ quản lý nợ sẽ soạn một thư thông báo nợ đến hạn trình phụ trách phòng ký duyệt và gửi cho khách hàng, với 1 bước thực hiện như thế nhưng vừa mang lại sự hài lòng cho khách hàng, vừa có lợi cho chi nhánh, tránh được trình trạng chuyển nợ quá hạn và ngân hàng cũng không cần chuyển nợ quá hạn và trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, trong quá trình giám sát nếu thấy khách hàng gặp khó khăn về tài chính thực sự, cán bộ quan hệ khách hàng có thể đề xuất lãnh đạo phòng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều đó thể hiện sự quan tâm của chi nhánh tới khách hàng, tạo sự tin tưởng và trung thành từ phía khách hàng, họ sẽ cố gắng trả nợ đúng hạn.

VCBTT giảm dần dư nợ, ngưng cho vay các doanh nghiệp có năng lực tài chính và quản trị kinh doanh yếu kém, hoạt động không hiệu quả, nhiều rủi ro và không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, thực hiện thay đổi cơ cấu khách hàng theo

hướng đa dạng, hợp lý, không tập trung vào một số khách hàng, không tập trung quá lớn vào một ngành hàng, mở rộng tín dụng với các khách hàng tiềm năng đồng thời tăng cường công tác tiếp thị để tăng khách hàng nhằm mục đích phát triển ổn định, bền vững, phân tán rủi ro.

Hoạt động tín dụng tăng trưởng và phát triển ổn định, đảm bảo chất lượng của VCBTT trong những năm qua còn có sự đóng góp của 2 PGD, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10. Tình hình họat động tín dụng ở 2 PGD của VCBTT giai đọan 2005-2007

Đơn vị tính: tỷ đồng

Naêm 2005 Naêm 2006 Naêm 2007

Chổ tieõu

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng trưởng

Soá tieàn Tyû trọng (%)

Taêng trưởng

PGD Phuự Myừừ Hửng - - 125 7 - 386 15 261

PGD Nhà rồng 99,99 8 159,63 6 59,64 214,92 8 55,29 Dư nợ 1.278,60 1.846,60 1.254,40 2.533,00 686,40 Nguồn: báo cáo tình hình họat động kinh doanh của VCBTT qua các năm

0 100 200 300 400 Tỷ đồng

2006 2007 Naêm

PGD PHUÙ MYế HệNG PGD NHÀ ROÀNG

Đồ thị 2.8. Dư nợ tín dụng tại 2 PGD của VCBTT giai đọan 2006-2007

Năm 2005, dư nợ tín dụng của PGD Phú Mỹ Hưng thấp hơn PGD Nhà rồng nhưng sang năm 2007 dư nợ tín dụng của PGD Phú Mỹ Hưng tăng rất cao, từ mức 125 tỷ đồng lên mức 386 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ của VCBTT, điều này cho thấy khu vực Phú Mỹ Hưng rất tiềm năng cả huy động vốn và hoạt động tín dụng. Ở PGD Nhà rồng, tỷ trọng dư nợ không tăng nhưng số tuyệt đối vẫn tăng từ 159,63 tỷ đồng lên mức 214,92 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng ở 2 PGD đều đảm bảo đạt yêu cầu, không có tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi xảy ra.

Bảng 2.11. Tình hình họat động tín dụng trên địa bàn Tp.HCM giai đọan 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chổ tieõu Naờm 2005 Naờm 2006 Naờm 2007

Tổng dư nợ cho vay 170.200,00 230.882,00 406.353,00

Giá trị tăng trưởng - 60.682,00 175.471,00

Tốc độ tăng trưởng (%) - 36 76

Nguồn: báo cáo tổàng hợp tình hình họat động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2001-2005; Web: www.vnba.org.vn

0 0.2 0.4 0.6 0.8

%

2006 2007 Naêm

VCBTT

TOÀN TP.HCM

Đồ thị 2.9. So sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của VCBTT so với tòan Tp.HCM giai đọan 2006-2007

Qua số liệu thống kê trong 2 năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh năm 2006 cao hơn toàn địa bàn và đến năm 2007 mặc dù tách chi nhánh cấp 2 Thủ Đức và Bình Thạnh nhưng Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và duy trì dư nợ tín dụng ở mức cao, đạt 2.533 tỷ đồng.

Như vậy, mặc dù thời gian qua việc huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn so với các TCTD khác nhưng ban lãnh đạo vẫn cố gắng sử dụng vốn vay từ NHNTVN để đáp ứng một phần nhu cầu của nền kinh tế (cụ thể là năm 2006 vay 130,5 tỷ đồng và năm 2007 là 675,6 tỷ đồng), giúp cho hoạt động của chi nhánh vẫn oồn ủũnh.

NHẬN XÉT:

Với mức tăng trưởng khá đều và ổn định, diễn biến phù hợp với tình hình huy động vốn, họat động tín dụng của VCBTT đã được những kết quả nhất định cả về số lượng và chất lượng. Với việc thay đổi trong cơ cấu cho vay, tăng tỷ trọng cho vay đồng tài trợ, ổn định tỷ trọng cho vay trung dài hạn phù hợp với tình hình kinh tế, mang lại hiệu quả thật sự cho chi nhánh.

Tình hình cho vay bằng đồng nội tệ và ngọai tệ phù hợp với nguồn vốn tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, sự chuyển biến tích cực đối tượng cho vay, tăng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, cá nhân, cán bộ công nhân viên là chiến lược và bước đi đúng đắn của VCBTT, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, kích thích sự phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên vấn đề cần nhìn nhận ở đây là họat động tín dụng bao giờ cũng chứa đựng yếu tố rủi ro, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao không phải bao giờ cũng tốt. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng tín dụng là chi phí trích lập dự phòng, do đó nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của chi nhánh.

VCBTT hiện đang đặt ra chiến lược tiến tới chỉ cho vay khách hàng dựa trên tài sản đảm bảo, giảm dần cho vay tín chấp nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong họat động tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng khách hàng trong thời gian sắp tới.

Do đó, chi nhánh cần nghiên cứu và ứng dụng linh họat trong thực tiễn để không bị mất những khách hàng tiềm năng, uy tín mà đang gặp khó khăn trong vấn đề tài sản đảm bảo. Ngòai ra, chi nhánh cần chú ý đến một vấn đề là tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra và đi kèm với việc xử lý tài sản đảm bảo là hàng lọat những vấn đề vướng mắc, ngân hàng vẫn chưa thể chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo, ngân hàng tự bán tài sản đảm bảo đòi hỏi phải tự thực hiện hàng lọat thủ tục khác khiến cho việc xử lý tài sản thu hồi nợ bị kéo dài hoặc những khó khăn phát sinh từ chính tài sản đảm bảo nợ vay như hồ sơ pháp lý của tài sản chưa hòan chỉnh, tài sản bị tranh chấp, vị trí tài sản không thuận lợi, tài sản lạc hậu… làm giảm tốc độ xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải có hệ thống văn bản quy định cụ thể về khâu thẩm định khách hàng vay vốn rõ ràng, cụ thể và khả thi nhằm sàng lọc được những khách hàng tốt để cho vay.

Mặt khác, trong giai đọan hội nhập, sự cạnh tranh về mặt tài chính là không cân sức giữa các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang và sẽ họat động tại Việt Nam. Một khi đã được họat động tòan diện, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ có khả năng giành giật các dự án có quy mô lớn. Và một khi khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng nước ngòai đồng nghĩa với việc họ sẽ gia tăng sử dụng các dịch vụ khác của các ngân hàng này. Điều đó trở thành một thách thức lớn đặt ra cho các NHTM Việt Nam nói chung và VCBTT nói riêng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam 2 (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)