Các công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng đồ hộp chôm chôm nước đường với năng suất 20 tấn nguyên liệu ca và bột chuối với năng suất 1 4 tấn sản phẩm h (Trang 122 - 126)

Chương 7. TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG

7.2.2 Các công trình xây dựng

Trong công nghệ sản xuất đồ hộp chôm chôm nước đường và bột chuối, nguyên liệu được vận chuyển chủ yếu bằng băng tải, các thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất không cao. Dựa vào đặc điểm công nghệ đó, ta chọn phân xưởng sản xuất là nhà 1 tầng. Việc xây dựng như vậy sẽ thuận tiện cho việc bố trí thiết bị, dịch chuyển và thuận lợi trong việc tổ chức chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng.

7.2.2.1 Vấn đề giao thông trong nhà máy

Nhà máy được bảo vệ bằng tường cao. Mặt bằng nhà máy quang đãng, đường đi bằng phẳng, cao ráo, dễ thoát nước. Ngoài cổng chính còn có thêm một cổng phụ đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu, sản xuất và việc đi lại được thuận tiện nhất.

7.2.2.2 Phân xưởng sản xuất chính a. Chọn phân xưởng sản xuất chính Có dạng hình chữ nhật với kích thước:

+ Chiều dài của phân xưởng xản xuất chính: 72(m).

+ Chiều rộng phân xưởng sản xuất chính: 24(m).

+ Nhịp nhà: L = 24 m, nhà 1 nhịp.

+ Diện tích của phân xưởng: 72 x 24 = 1728 m2. b. Đặc điểm phân xưởng

+ Nhà 1 tầng, kích thước cột: cột chịu lực 600 x 400 mm.

+ Tường bao bằng gạch, bề dày tường chịu lực: 200 mm.

+ Nhà có nhiều cửa ra vào để vẩn chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và cho công nhân đi lại, có nhiều cửa sổ để thông gió và chiếu sáng.

+ Nền có khả năng chịu ẩm và tải trọng, cấu trúc gồm: lớp xi măng 100 mm, lớp bê tông 200 mm, lớp cát đệm 200 mm và lớp đất nền dầm chặt.

+ Cấu trúc mái gồm: lớp xi măng 100 mm, lớp tôn, lớp chịu lực, khung thép.

+ Cửa: sử dụng cửa đẩy ngang bằng thép, cửa chính có kích thước 3m

+ Vị trí phân xưởng sản xuất chính: đặt ở giữa khu đất quy hoạch của nhà máy, các phân xưởng và kho có liên quan đặt lân cận như: kho nguyên liệu, kho thành phẩm, phân xưởng cơ điện, nồi hơi, khu hành chính,….Trong phân xưởng có đặt các bình chữa cháy ở các góc để thuận tiện cho việc phòng cháy và chữa cháy.

+ Phòng điều khiển sản xuất: đây là phòng các cán bộ kỹ thuật thực hiện quá trình điều khiển, tổ chức giám sát sản xuất trong phân xưởng sản xuất chính, phòng này thường gồm 3 người thay phiên nhau trực ban theo ca.

Chọn kích thước phòng: 5800 x 3000 x 3600 (mm).

+ Phòng phục vụ sinh hoạt: phòng này là nơi nghỉ giải lao, uống nước của công nhân làm việc trong phân xưởng sản xuất chính và thường tính diện tích cho 20% số công nhân làm việc( tức khoảng 12 người), tính 1m2 cho mỗi người.

Chọn kích thước phòng này: 5800 x 2400 x 3600 (mm)

+ Phòng quản lý chất lượng: đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo cũng như việc quản lý về vấn đề chất lượng và thường có 4 người làm việc mỗi ca. Tính diện tích chỗ làm việc cho mỗi người 2 m2 cộng với các khu vực lưu trữ hồ sơ, giấy tờ và khu vực phục vụ sinh hoạt, tổ chức họp giao ban trong phòng.

Chọn kích thước phòng: 5400 x 4000 x 4200 (mm).

+ Phòng KCS: phòng này tiếp nhận mẫu từ quá trình sản xuất chính để đưa vào xử lý sơ bộ, phân tích một số chỉ tiêu và cung cấp số liệu về phòng quản lý chất lượng.

Nhân lực trong phòng thường xuyên có 2 người và mỗi người là 2m2, ngoài ra còn có khu vực chứa các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ quá trình tiến hành các thí nghiệm phân tích.

Chọn kích thước phòng này: 5650 x 4000 x 4200(mm)

+ Phòng quản lý phân xưởng: phòng này thường có 2 người trực ban trong mỗi ca với diện tích mỗi người 3m2, ngoài ra còn có khu vực lưu hồ sơ, phòng họp cho mỗi ca sản xuất.

Chọn kích thước phòng này: 8250x 6100 x 3600(mm).

+ Phòng bảo quản tạm trong 1 ngày: 6000 x 4300 x 5000 (mm) 7.2.2.3 Phòng thường trực bảo vệ

Chọn 1 phòng đặt ở cổng chính của nhà máy.

- Chọn nhà có kích thước: 4 x 3 x 3 (m) - Tổng diện tích: 12 m2

7.2.2.4 Khu hành chính a. Tầng 1:

Kích thước: 30 x 6 x 4, gồm các phòng:

+ Hội trường: 14 x 6 x 4 (m). + Kỹ thuật: 4 x 4 x 4 (m).

+ Y tế: 4 x 4 x 4(m). + Tài vụ: 4 x 4 x 4 (m).

+ Phòng khách: 4 x 4 x 4 (m).

b. Tầng 2:

Kích thước: 30 x 6 x 4 (m), gồm các phòng:

+ Giám đốc: 6 x 4 x 4(m).

+ Phó giám đốc sản xuất: 4 x 4 x 4 (m).

+ Phó giám đốc kinh doanh: 4 x 4 x 4 (m).

+ Hành chính, quản lý: 4 x 4 x 4(m)

+ Phòng vệ sinh ( 1 phòng cho nam và 1 phòng cho nữ): 4 x 4 x 4(m).

- Xây dựng nhà 2 tầng có kích thước: 30 x 6 x 8 m.

7.2.2.5 Nhà ăn

Tính cho 2/3 số công nhân viên đông nhất trong 1 ca: N = 189 x 2/3 = 126(người).

Diện tích tiêu chuẩn 2,25 m2 cho 1 công nhân.

Diện tích nhà ăn tối thiểu: 2,25 x 126 = 283,5 (m2) Tính thêm cho hành lang và cả khu nấu ta chọn:

- Chọn diện tích nhà ăn: 28 x 12 x 4(m).

- Diện tích là: 28 x 12 = 336 (m2) 7.2.2.6 Nhà sinh hoạt vệ sinh

Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam và nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng thay áo quần nữ, phòng giặt là, phòng phát áo quần và bảo hộ lao động.

Nhà sinh hoạt tính cho 60% nhân lực của ca đông nhất: 0,6 x 189 = 113,4 người.

Chọn 114 người

Trong nhà máy thực phẩm công nhân nữ chiếm đa số và thường chiếm tỉ lệ 70%, nam chiếm 30%:

Số công nhân nam: N1 = 114 x 30% = 34,2 người, chọn 35 người.

Số công nhân nữ: N2 = 114 – 35 = 79 người.

Các phòng dành riêng cho nam:

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2/người.

Diện tích: S1 = 0,2 x 35 = 7 m2 + Nhà tắm: chọn 5 người/phòng.

Chọn 7 phòng, kích thước mỗi phòng: 2 x 1 m Tổng diện tích: S2 = 7 x 2 x 1 = 14 m2

+ Phòng vệ sinh: chọn 5 phòng, kích thước mỗi phòng 2 x 1 m Tổng diện tích: S3 = 5 x 2 x 1 = 10 m2

Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nam: S4 = 7 + 14 + 10 = 31 m2 Các phòng dành cho nữ

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2/người

Diện tích: S5 = 0,2 x 79 = 15,8 m2 + Nhà tắm: chọn 5 người/phòng

Chọn 15 phòng, kích thước mỗi phòng: 2 x 1 m Tổng diện tích: S6 = 15 x 2 x 1 = 30 m2

+ Phòng vệ sinh: chọn 8 phòng, kích thước mỗi phòng 2 x 1 m Tổng diện tích: S7 = 8 x 2 x 1 = 16 m2

Vậy tổng diện tích các phòng dành cho nữ: S8 = 15,8 + 30 + 16 = 61,8 m2 Phòng giặt là

Chọn kích thước phòng: 3 x 3 x 3 (m) Diện tích phòng: S9 = 3 x 3 = 9 (m2) Phòng phát áo quần và bảo hộ lao động Chọn kích thước phòng: 4 x 3 x 3 (m) Diện tích phòng: S10 = 4 x 3 = 12 ( m2) Tổng diện tích nhà sinh hoạt vệ sinh:

S = 31 + 61,8 + 9 + 12 = 113,8 (m2) Chọn kích thước nhà: 20 x 6 x 4 (m) Diện tích: 20 x 6 = 120(m2)

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng đồ hộp chôm chôm nước đường với năng suất 20 tấn nguyên liệu ca và bột chuối với năng suất 1 4 tấn sản phẩm h (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)