Một số tôn giáo khác

Một phần của tài liệu Chính sách tôn giáo của thực dân pháp ở việt nam từ năm 1884 đến năm 1945 (Trang 58 - 68)

CHƯƠNG 2. CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1884 ĐÉN NĂM 1945

2.3. Một số tôn giáo khác

Trong thời kì đô hộ nước ta, một thực tế hết sức sôi động trong hoạt động tôn giáo đó chính là sự xuất hiện của hàng loạt tôn giáo mới như Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Từ Ân Hiếu nghĩa, ... Hiện tượng đặc sắc này phản ánh tình hình xã hội Việt Nam dưới thời kì đô hộ của thực dân phong kiến, đó chính là sự phân hóa sâu sắc về mặt giai cấp, về tư tưởng chính trị. Đồng thời, phản ánh sự bế tắc, đói khổ của quần chúng nhân dân dưới sự bóc lột và cai trị của thực dân, dẫn đến tôn giáo như một chỗ dựa vững chắc về thể xác và tâm linh, một niềm an ủi trong cái thực tại khắc nghiệt.

Một thực tế diễn ra dưới thời kỳ Pháp thuộc đặc biệt từ đầu thế kỷ XX trở đi là hoạt động tôn giáo diễn ra rất nhộn nhịp, phong phú với sự xuất hiện nhiều tôn giáo ở trên. Ngoài tác động làm cho đời sống tín ngưỡng tinh thần của nhân dân càng thêm đa dạng, cũng sẽ ảnh hưởng đến phong trào yêu nước của dân tộc ta. Vì vậy, thực dân Pháp sẽ quan tâm đến các tôn giáo này bằng các chính sách cụ thể với từng tôn giáo để làm sao kiểm soát chặt chẽ hoặc lôi kéo, lợi dụng các tôn giáo này vào mục đích chính trị. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với đạo Tin Lành.

Trải qua phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu, đến cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đã định hình, xuất hiện và phát triển một dòng phái Kitô giáo mới chính là đạo Tin Lành. Tôn giáo mới này hình thành gắn liền với thời kì bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, được cấu thành từ 3 bộ phận chính là Luther giáo, Calvin giáo và Anh giáo. Với những đặc điểm về học thuyết, nghi thức thờ phụng, mặt tổ chức đã tạo nên sự khác biệt với Công giáo. Khác biệt này cộng với hoàn cảnh thời đại đã tạo ra những mâu thuẫn to lớn giữa Cựu giáo và Tân giáo. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tác động đến chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương với tôn giáo này. Vì về mặt tư tưởng, tôn giáo người Pháp ảnh hưởng to lớn từ Kitô giáo, họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Công giáo, đồng thời trong quá trình xâm lược thuộc địa đã nhận được sự trợ giúp đắc lực từ phía các Thừa sai. Do đó chắc chắn rằng, dù ít hay nhiều chính sách tôn giáo của chế độ thuộc địa đối với đạo Tin Lành cũng sẽ cẩn trọng đề phòng, kỳ thị và cấm đoán.

Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân tác động đến thái độ của chính quyền thực dân đối với tôn giáo này. Chúng ta cần có một cách nhìn tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan để suy xét, nhìn nhận vấn đề này.

Đánh dấu quá trình truyền bá của đạo Tin Lành vào Việt Nam gắn liền với hoạt động của Hội truyền giáo Tin Lành C.M.A (viết tắt của từ: The Christian and Missonnary Alliance). Mặc dù qua các tư liệu cho chúng ta thấy rằng trước thế kỉ XIX đã có sự xuất hiện của đạo Tin Lành ở Việt Nam, nhưng sự kiện có ý nghĩa dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hiện diện và hình thành tôn giáo mới này ở Việt Nam chính là năm 1911 các giáo sĩ Hội thánh mới lập được cơ sở truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng (Touran) [43, tr.49].

Ngoài nguyên nhân không đồng nhất về ý thức hệ tư tưởng văn hóa giữa Công giáo và Tin Lành, còn một nguyên nhân quan trọng hơn gây ra sự khó khăn, thách thức trong quá trình truy ền đạo của đạo Tin Lành đó chính là hoàn cảnh thực tiễn thời kì này. Về mặt quốc tế, đây là giai đoạn các đế quốc củng cố địa vị quốc tế thông qua việc khẳng định hệ thống thuộc địa. Vì vậy, đảm bảo được chắc chắn quyền lợi về mặt thuộc địa không bị quốc gia khác xâm hại là yêu cầu tối thiểu của thực dân. Trong suy nghĩ của thực dân Pháp, việc các giáo sĩ Tin Lành truyền đạo là nguy cơ lớn liên quan đến sự nhòm ngó, can thiệp của các đế quốc sử dụng chiêu bài lợi dụng tôn giáo, điều mà thực dân Pháp quá tỏ tường trong kinh nghiệm xâm lược. Đặc biệt, đạo Tin Lành có quan hệ mật thiết với Hoa Kì, cho nên thực dân Pháp cũng rất nghi ngại tôn giáo mới này. Không những vậy, chính quyền Pháp tại Việt Nam còn nghi ngờ cả các giáo sĩ truyền giáo gốc Đức, xem họ là những gián điệp cho nước Đức và dẫn đến trục xuất các giáo sĩ này vì đối với Pháp nước Đức là kẻ thù không đội trời chung. Cho nên:

“Chính quyền Pháp khi đó không muốn cho các nhà truyền giáo đạo Tin Lành quốc tịch Anh, M ỹ hoạt động tự do trong các lãnh thổ bảo hộ và tự trị vì họ sợ rằng nhiều khi các nhà truyền giáo đạo Tin Lành có thể vừa đóng vai trò hoạt động tôn giáo vừa đóng vai trò hoạt động chính trị hay tệ hại hơn nữa là các nhà truyền giáo có thể bị lợi dụng cho một âm mưu chính trị, làm phương hại đến quyền lợi của Pháp ở Việt N am ” [68, tr.120]. Dẫn đến chính sách xuyên suốt của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương với đạo Tin Lành là “đối với hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, nhà cầm quyền thuộc địa Pháp luôn thi hành một chính sách nhằm hạn chế, ngăn ngừa, triệt tiêu sự ảnh hưởng và bành trướng của tổ chức tôn giáo này” [43, tr.59].

Chứng minh cho nhận định trên, trước tiên là sau khi lập được cơ sở

truyền giáo tại Đà Nẵng năm 1911 thì không lâu sau đó Thế chiến thứ nhất bùng nổ, chính quyền Pháp đã ngăn cản hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành bằng các văn kiện pháp lí. Năm 1915, chính quyền Pháp đã ban hành sắc lệnh đình chỉ mọi hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành. Tuy nhiên, đến năm 1916, với nổ lực tiến hành hoạt động ngoại giao tích cực với Toàn quyền Đông Dương của giáo sĩ Jaffray. Kết quả là Chính quyền Pháp chính thức cho phép các nhà truyền giáo đạo Tin Lành được tự do truyền giáo ở Hải Phòng, Hà Nội, Tourance (Đà Nẵng) và Nam Kỳ theo luật lệ của các lãnh thổ thuộc địa này.

Nhưng chưa cho phép truyền đạo toàn bộ các địa phương ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Điều này thể hiện sự dè chừng và kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp với tôn giáo này.

Vấn đề trở nên phức tạp khi các giáo sĩ Tin Lành mở rộng phạm vi truyền đạo ở Bắc Kỳ và Trung Kì. Hoạt động này đã dẫn đến sự phản ứng từ phía chính quyền Pháp. Thực dân Pháp đã thông qua Triều đình An Nam để kiểm soát các hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành một cách gắt gao trong thời gian từ năm 1926 đến năm 1929. Bằng chứng là trong một lá thư năm 1927 của Khâm sứ Pháp gửi các thành viên Tòa Khâm sứ, đã nêu rõ những chỉ thị của chính quyền Pháp đối với hoạt động của đạo Tin Lành và yêu cầu họ phải theo dõi, báo cáo mọi chi tiết liên quan đến hoạt động truyền giáo, đình chỉ các hoạt động hành đạo cũng như truyền giáo của của tôn giáo này [32, tr.70].

Ngày 26 tháng 1 năm 1928 Hội đồng Cơ mật triều đình nhà Nguyễn ra một thông tri cho tất cả các quan lại với nội dung chủ yếu như sau: “Theo điều khoản thứ 13 của Hòa ước năm 1874, chỉ Giáo hội Công giáo La M ã có quyền truyền giảng trong xứ chúng ta. Các giám mục, linh mục và giáo sư thuộc Giáo hội Công giáo La M ã là những người duy nhất có phép giảng đạo của họ. ... Từ nay trở đi tôn giáo mới (đạo Tin Lành) và “Cao Đ à i” phải bị cấm tỏ tường không được truyền giảng hoặc lưu hành tại Trung Kỳ. Nếu người nào bất tuân bản chỉ dụ này, hãy hình phạt hắn theo pháp lu ậ t" [76, tr.71]. Dần đến một loạt các vụ bắt bớ xảy ra, một số mục sư bị bắt giam trong thời gian này như Phan Đình Liệu, Ông Văn Huyên, Đặng Ngọc Cầu, (ngoài ra các mục sư người Mĩ thì bị trục xuất) v.v...

Trước thách thức to lớn từ sự tấn công của Triều đình An Nam, về phía đạo Tin Lành đã mở các cuộc vận động cả ở chính quốc và thuộc địa trong những năm

1928 - 1929. Qua đó, đã đạt được những kết quả tốt đẹp là khiến cho giới chức Pháp phải chỉ đạo Triều đình Huế ra chiếu chỉ bãi bỏ việc cấm hoạt động Tin Lành và đến năm 1930, Toàn quyền Đông Dương đã cho phép Hội Tin Lành Đông Pháp ấn hành nguyệt san Thánh kinh báo.

Trong thời kì tiếp theo, Chính phủ Pháp thi hành những chính sách khéo léo hơn đối với đạo Tin Lành để tránh gặp phải những phản ứng từ phía các đối tượng khác. Tuy nhiên, nổi bật vẫn là chính sách kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế sự hoạt động của đạo Tin Lành. Cụ thể, chính quyền thuộc địa không cấm đoán nhưng giới hạn, chế tài việc cấp phép có hạn chế cho từng cá nhân giáo sĩ, mục sư bản xứ trong từng khu vực. Bằng chứng là một Thông tri “tối mật” được Thống sứ Bắc Kỳ gửi cho Công sứ các tỉnh ngày 31/5/1930 với nội dung:

Nghiên cứu các đòi hỏi của các mục sư Mỹ, có thể thấy những mưu đồ rất rõ của họ muốn chia cắt địa hạt An Nam thành một số khu vực, tương tự như những giáo phận thực sự và đặt một số người Mỹ cầm đầu từng khu vực này. Các đương sự nộp yêu sách không chỉ đưa tên mình mà còn nhân danh các mục sư An Nam phụ thuộc mà họ coi là sức mạnh bản địa. Không thể nào chấp nhận được một quan niệm tương tự, nó trái với tinh thần quy định mới, và một tổ chức theo thứ bậc như vậy trong đó các mối ràng buộc là u tối. Bởi vậy tôi quyết định chỉ cấp phép cho cá nhân cho mỗi nơi hoặc một vùng, với tầm vóc không vượt quá hành động cá nhân và luôn gắn với dân chúng. Về các mục sư An Nam, họ cần nộp cho tôi đơn của họ qua trung gian, các người đứng đầu khu vực, tri phủ hoặc tri huyện, nơi họ ở [43, tr.62].

Đến năm 1939, tình hình thế giới và ở Đông Dương có nhiều biến chuyển rõ rệt tác động đến chính sách tôn giáo của thực dân. Trong sự lớn mạnh của phong trào tự do dân sinh dân chủ, cộng với tình hình thế giới đang chuẩn bị đứng trước một cuộc chiến tranh bao trùm, phong trào cách mạng thuộc địa đang âm ỉ bùng nổ đòi hỏi thực dân Pháp phải có những đối sách rõ ràng trong vấn đề tôn giáo. Dẫn đến sự ra đời Sắc luật ngày 16/01/1939 với nội dung là các phái đoàn truyền giáo muốn công nhận về phương diện pháp lí phải có một hội đồng quản trị gồm một hội trưởng và ít nhất là 2 hội viên phụ tá do chính hội trưởng lựa chọn. Hội đồng quản trị này phải được viên Toàn quyền Đông Dương chấp thuận. Sắc lệnh này nhằm vào các đoàn truyền giáo trong đó có Hội Truyền giáo C.M.A và giáo hội Tin Lành bản xứ. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để

các hội truyền giáo Tin Lành có điều kiện hoạt động mạnh hơn. Tuy nhiên trên thực tế chỉ đến 19/1/1942, toàn quy ền Đông Đương lúc bấy giờ đã sắp mất quyền cai trị (quân đội Nhật sắp đảo chính) mới gửi văn thư công nhận Hội Đồng quản trị của Hội Tin Lành Đông Pháp.

Tóm lại, đối với đạo Tin Lành thực dân Pháp đã thi hành một chính sách khắt khe nhằm hạn chế sự hoạt động và ảnh hưởng của tôn giáo này với nhiều nguyên do khác nhau. Suy cho cùng cũng là vì lợi ích thực dân khi đạo Tin Lành mang nhiều yếu tố bất lợi cho sự thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong suốt thời kỳ từ khi du nhập cho đến năm 1945, nổi bật trong mối quan hệ giữa chính quyền thực dân với tôn giáo này chính là sự ngăn cấm, kì thị, thậm chí bắt bớ, trục xuất với một thái độ đầy thù địch.

Thứ hai, đối với Đạo Cao Đài.

Ra đời trong những năm 20 của thế kỉ XX, đến nay đạo Cao Đài đã trở thành một thực thể trong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam. Đây là tôn giáo nhận được nhiều đánh giá trái chiều của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay. Có người công kích, phản đối, người thừa nhận, ca ngợi. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Cao Đài là một tôn giáo có mối quan hệ với chính quyền khá phức tạp, lúc thân Pháp với chủ trương Việt - Pháp đuề huề, lúc lại thân Nhật, Mĩ và cũng là một lực lượng dân tộc yêu nước. So với Công giáo Việt Nam, tuy ra đời muộn hơn nhưng trong một thời gian ngắn lại có một số lượng tín đồ khá lớn. Đáng lưu ý là chỉ trong khoảng một thời gian ngắn từ năm 1926 đến những năm đầu thập kỷ 30, đạo Cao Đài đã có đến hơn nửa triệu tín đồ. Trong quá trình ra đời và phát triển, tôn giáo này gắn liền với địa bàn Nam Kỳ, sau đó phát triển ra Trung Kỳ, còn ở Bắc Kỳ thì rất hiếm.

Đạo Cao Đài do Ngô Văn Chiêu hay còn gọi là Phủ Chiêu - làm việc ở Dinh Thống Đốc và Phòng Nhì (một cơ quan dân sự) đề xướng. Chính thức được ra đời trong một buổi lễ long trọng tại Tây Ninh ngày 18-11-1926 với sự tham dự của các quan chức cấp cao trong chính quyền thuộc địa ... Trước đó, Lê Văn Trung một nhân vật sáng lập tôn giáo này đã gửi đến Thống đốc Nam Kỳ Le Fol một bản Tuyên ngôn để xin phép thành lập gồm chữ ký của 27 chức sắc đại diện. Thái độ của chính quyền lúc này không cho phép truy ền đạo nhưng cũng không cấm. Nhưng sau đó bằng Công điện mật số 146-C ngày 14-11-1926 của Thống đốc Nam Kỳ cấp báo cho các Tỉnh trưởng về sự xuất hiện của đạo

Cao Đài và yêu cầu bí mật theo dõi và báo cáo thường xuyên cho Thống đốc [97, tr.340].

Tiếp đến, kế vị Thống đốc Le Fol là Blanchard de la Brosse ti ếp tục giữ thái độ trung lập và thận trọng đối với đạo Cao Đài. Qua văn thư gửi cho các tỉnh, ông nêu rõ: “Dù vẫn giữ thái độ tuyệt đối trung lập với thứ giáo phái này, chính quyền ta phải tỏ ra hết sức thận trọng’". Nhưng sau đó, bằng văn thư số 161-C ngày 21-7-1927 Thống đốc Nam Kỳ đã quy định kể từ nay Thánh thất Cao Đài phải: Báo trước cho chính quyền 3 ngày nếu hội họp đông quá 20 người; Dẹp bỏ mọi chuyện cầu hồn, phù thủy, thôi miên và mọi ám chỉ chính trị.

Không những vậy đến năm 1929, Thống đốc Krautheimer đã kí công văn số 7.351 ngày 30-8-1929 quyết định: “Cấm không cho mở hoặc xây cất thêm thánh thất nữa vì mọi sự cho phép là tương đương với sự công nhận chính thức giáo phái này...M ọi cuộc hội họp của Cao Đài phải tuân theo luật lệ quy định về hội họp của dân th ư ờ n g .C á c chùa mà Cao Đài đã lấy làm thánh thất phải trả lại cho tín đồ Phật giáo, các làng xã” [97, tr.342 - 343].

Còn đối với Trung Kỳ và Bắc Kỳ, Cao Đài cũng gặp những khó khăn trở ngại vì sự ngăn cấm của chính quyền. Ở Trung Kỳ là xứ Bảo hộ nên các Triều đình Huế đã ngăn chặn sự truyền bá của Cao Đài. Ở Bắc Kỳ, ban đầu đạo Cao Đài cũng có điều kiện thuận lợi để truyền đạo nhưng về sau Thống sứ Bắc Kỳ đã ra lệnh chính thức không cho du nhập cũng như bày bán các tạp chí của Cao Đài.

Qua các hành động trên của chính quyền thực dân ở Việt Nam ta có thể rút ra những nhận xét về chính sách của thực dân Pháp với đạo Cao Đài. Ban đầu khi vừa mới thành lập thực dân Pháp đã cố tình tạo điều kiện để tôn giáo này phát triển. Với số lượng tín đồ phát triển vượt bậc chỉ khoảng trong vòng 4 năm đã nói lên điều đó. Trong khi đạo Công giáo đã có một thời kì truyền bá gần 300 năm mới chỉ có một số lượng tín đồ hạn chế. Thực chất thực dân Pháp muốn tạo điều kiện cho tôn giáo này ra đời không ngoài mục đích lôi kéo quần chúng tham gia vào hoạt động tôn giáo để nhằm tránh xa các hoạt động chính trị yêu nước dân chủ công khai mạnh mẽ diễn ra trong thời kì này như: phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi thả Nguyễn An N i n h . Hơn nữa, nhìn vào những thành phần khai đạo của Cao Đài ta thấy được sự dính dáng của chính trị đến tôn giáo này, Ngô Văn Chiêu là nhân viên Phòng Nhì, Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Lê Văn Trung được Pháp trao Mề đay Bắc đẩu bội

Một phần của tài liệu Chính sách tôn giáo của thực dân pháp ở việt nam từ năm 1884 đến năm 1945 (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)