CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦ0A THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM (1884 - 1945)
3.2. Tác động từ chính sách tôn giáo của thực dân Pháp ở Việt Nam (1884 - 1945)
3.2.2. Tác động đối với chính trị, văn hóa, xã hội Việt N am
Bản chất của thực dân trong chính sách cai trị thuộc địa là nô dịch, bòn mót, khai thác triệt để các nguồn lực của bản xứ để phục vụ chính quốc. Vì vậy, tác động nổi bật từ các chính sách cai trị của thực dân đối với thuộc địa vẫn là mặt tiêu cực, hạn chế.
Bên cạnh tiêu cực cũng xuất hiện những mặt tích cực đối với thuộc địa, tuy nhiên đó là kết quả ngoài ý muốn của kẻ thống trị. Đối với chính sách tôn giáo của thực dân Pháp ở Việt Nam thời Pháp thuộc cũng vậy đã có tác động hai mặt đến nước ta trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
về mặt tích cực:
Thứ nhất, chưa khi nào trong lịch sử dân tộc dưới thời kỳ cai trị của chế độ thực dân, ở trên nước ta lại xuất hiện nhiều tôn giáo cùng với các hoạt động tôn giáo nhộn nhịp đến như vậy. Cùng với các tôn giáo đã xuất hiện trước đó như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo còn xuất hiện thêm các tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Từ Ân Hiếu Nghĩa... góp phần làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Dưới sự cai trị hà khắc, sưu cao thuế nặng của chế độ thuộc địa, với hoạt động tôn giáo phong phú góp phần tạo ra chỗ dựa về mặt tinh thần để nhân dân vượt qua được cái thực tại khốn khổ của mình.
Thứ hai, trên phương diện lĩnh vực văn hóa, chính sách tôn giáo của thực dân góp phần làm đa dạng phong phú hơn nền văn hóa Việt Nam, đồng thời tạo ra nét riêng trong đời sống tôn giáo của Việt Nam và tính bản địa của tôn giáo Việt Nam có điều kiện để nảy nở.
Đối với Công giáo, xuất phát từ một tôn giáo ngoại nhập, Công giáo dần hình thành tính bản địa và trở thành Công giáo Việt Nam với những biến đổi để phù hợp với nền văn hóa dân tộc, dẫn đến một quá trình “Công giáo hóa bản địa” diễn ra mạnh mẽ nhất là thời kỳ từ năm 1945 đến 1975. Song song với quá trình truyền bá và phát triển của Công giáo, đã kéo theo những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên các lĩnh vực kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống và giáo d ụ c . Với vai trò to lớn mà Công giáo Việt Nam đã để lại, đã có nhận định
“Riêng ít nhất từ nửa sau thế kỷ XIX, từ Nam Kỳ, văn hóa Công giáo đã trở thành cây cầu nối đầu tiên để du nhập văn minh phương Tây vào nước ta (nghề in, chữ Quốc ngữ, báo chí, văn học, kiến trúc, đội ngũ trí thức Tây học lớp đầu tiên,... và dần dần cho đến cả lối sống)” [88, tr.176]. Cụ thể Công giáo Việt Nam đã có những đóng góp tiêu biểu như:
Qua hoạt động của Công giáo đã góp phần về mặt giáo dục đạo đức. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Với lý tưởng hướng thiện, tinh thần bình đẳng - bác ái, giáo lý của Thiên Chúa giáo hướng con người đến những điều tốt
đẹp. Vì vậy, góp phần rao giảng và giáo dục lối sống cho các tín đồ Công giáo nói chung và ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa nước ta nói riêng bởi quá trình phúc âm hóa trong lòng dân tộc. Từ đó, hoạt động giáo dục của Công giáo góp phần tạo ra sự ổn định cho đời sống chính trị xã hội.
Tiếp theo, chính sự phát triển của Công giáo Việt Nam kéo theo ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc nhà thờ, tu viện trên khắp nước ta, góp phần truyền bá phong cách kiến trúc châu Âu đến Việt Nam bởi các kiểu kiến trúc điển hình. Trong đó, đặc trưng của lối kiến trúc theo phong cách châu Âu là kiểu kiến trúc gôtích với tháp chuông cao vút hình tiêm cũng đã du nhập vào Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này là nhà thờ Kẻ Sở (Ninh Phú, Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam) được xây dựng năm 1877 - 1882, chính Puginier - Giám mục địa phận Tây Bắc Kỳ là người đã vẽ mẫu thiết kế cho nhà thờ này. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng bắt đầu từ năm 1877 đến 1880 thì hoàn thành. Điển hình nhất cho sự giao thoa về văn hóa trong kiến trúc thể hiện qua công trình Nhà thờ Phát Diệm, một công trình đã trở thành di sản của kiến trúc Công giáo ở Việt Nam.
Một đóng góp to lớn cho ngôn ngữ của Việt Nam chúng ta ngày nay gắn liền với hoạt động truyền bá Công giáo đó chính là sự xuất hiện chữ Quốc ngữ. Với bản sắc nền văn hóa Việt Nam biết chọn lọc và phát huy những giá trị tốt đẹp, dân tộc ta đã có một quá trình tiếp thu và sử dụng một loại ngôn ngữ mới, thuận tiện và hữu ích chính là chữ Quốc ngữ. Từ chỗ ban đầu gắn liền với công cuộc truyền bá Công giáo của các giáo sĩ thừa sai, dân dần ngôn ngữ này được tiếp nhận và chính thức trở thành ngôn ngữ của nước ta thay thế cho chữ Nho là một cuộc cách mạng to lớn. Dù cho thứ ngôn ngữ này đã từng là công cụ cho mục đích truyền bá tôn giáo thì đây cũng là một đóng góp hết sức to lớn cho nền văn hóa Việt Nam.
Đối với Phật giáo, dưới tác động của chính sách đô hộ thời Pháp thuộc một phong trào Chấn hưng Phật giáo đã diễn ra mạnh mẽ góp phần tác động to lớn đến nền văn hóa dân tộc theo chiều hướng tích cực. Thứ nhất, góp phần bài trừ mê tín dị đoan, hướng con người đến giá trị nhân văn của cuộc sống; thứ hai, củng cố và phát huy giá trị truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần nâng cao tính bản địa cho Phật giáo nước ta; thứ ba, góp một phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ngoài ra, cùng với sự ra đời và hoạt động của các tôn giáo bản địa khác làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng, phong phú hơn. Quần chúng nhân dân có điều kiện để thể hiện đức tin của mình dẫn đến đời sống tinh thần ngày càng phong
phú hơn.
Thứ ba, cùng với sự phát triển nhộn nhịp của các tôn giáo trên nước ta, dưới tác động của các chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp cộng với truyền thống yêu nước của nhân dân ta, đã dẫn đến tính dân tộc của các tôn giáo ngày càng có điều kiện để khởi phát. Đây là nguyên nhân dẫn đến hoạt động tôn giáo ở nước ta thời thuộc địa không chỉ đơn thuần là hoạt động tín ngưỡng mà còn gắn với tinh thần nhập thế của các tôn giáo.
Các hoạt động tôn giáo có liên hệ mật thiết đến đời sống chính trị của một dân tộc thuộc địa. Từ tinh thần nhập thế của đạo Phật, cho đến các hoạt động chính trị của Cao Đài, Hòa Hảo, và ngay cả Công giáo cũng dần hình thành tính dân tộc trong hoạt động của mình. Qua đó, hoạt động tôn giáo không chỉ dừng lại ở đời sống tinh thần, bổn phận tôn giáo mà còn sống cho “tốt đời, đẹp đạo”, cùng chung với mục tiêu dân tộc, dân chủ. Lấy ví dụ điển hình để chứng minh cho nhận định này là thái độ của những người Công giáo khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Đại đa số bộ phận người Công giáo đã thể hiện ý thức dân tộc, lòng yêu nước trong việc tỏ thái độ ủng hộ đối với chính quyền cách mạng non trẻ và thành quả mà cách mạng dành được. Giám mục đầu tiên của người Việt Nguyễn Bá Tòng gửi cho Đức Giáo hoàng Piô XII trong một bản Sứ điệp ngày 23/9/1945 với nội dung: “Đứng trước những biến cố hết sức xúc động như thế này và bản thân chúng con cảm động đến tận trong lòng, vì ý thức bổn phận thiêng liêng đối với Tổ quốc chúng con, các giám mục người Việt Nam chúng con nài xin Đức thánh cha, Tòa thánh Rôma, các Hồng Y, các Đức Tổng giám mục, Giám mục và toàn thể anh chị em Công giáo khắp thế giới và đặc biệt là Công giáo Pháp, hãy hỗ trợ cho việc quyết định của Tổ quốc yêu quí chúng con” [94, tr.37].
Thứ tư, mặc dù nhìn chung chính sách của thực dân với các tôn giáo trừ Công giáo là kiểm soát chặt chẽ, trong đó có cả hoạt động báo chí, ngôn luận. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thực dân Pháp đã nới lõng cho các hoạt động truyền thông của các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài. Vì vậy, một tác động tích cực về mặt văn hóa xã hội đương thời và cũng như hiện nay. Cụ thể, với việc xuất hiện nhiều tờ báo tôn giáo, trong đó nội dung không chỉ đơn thuần đề cập đến tôn giáo và còn nhiều nội dung liên quan đến đời sống đã góp phần cho xã hội thời kì đó một đời sống tinh thần được phong phú hơn với nhiều tờ báo như: Nam Kỳ địa phận, Nống cổ mín đàm, Lục tĩnh tân văn của Công giáo, Bát nhã âm, Từ bi âm, Viên âm, Đuốc tuệ của Phật giáo, Đuốc chơn lý của Cao Đài, Thánh kinh báo của
Tin Lành.. .Đối với hiện nay, đây là nguồn tư liệu quý giá để giới nghiên cứu có thể hiểu sâu hơn về hoạt động tôn giáo, tư tưởng, chính trị xã hội thời Pháp thuộc.
Đồng thời, theo Giáo sư Đỗ Quang Hưng trong bài viết Báo chí tôn giáo ở Việt Nam trước năm 1945 có đoạn: “báo chí tôn giáo phản ánh “sự dung hòa Đông - Tây”, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và những biểu hiện thời cận đại về tâm thức tôn giáo của người Việt Nam”.
về tiêu cực:
Tác động tiêu cực nổi bật trước tiên đó chính là chính sách tôn giáo của thực dân đã góp phần cho công cuộc xâm lược và đô hộ nước ta. Chính sách này đã góp một phần biến nước ta từ một nước độc lập thành thuộc địa của thực dân. Trong đó, với chính sách lợi dụng các tôn giáo để phục vụ cho lợi ích chính trị đã giúp cho chế độ thực dân bình định và cai trị nước ta, đồng thời chống lại phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ của dân ta. Ngay từ đầu khi tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã triệt để lợi dụng Công giáo trong quá trình thâm nhập với các thông tin tình báo và lợi dụng cái cớ từ chính sách cấm đạo và giết đạo của triều Nguyễn để tiến hành xâm lược. Trong quá trình bình định, thực dân đã tận dụng tối đa các tín đồ Công giáo để phục vục dã tâm hoàn thành đặt ách thuộc địa với nước ta. Ngoài ra, sử dụng hoạt động tôn giáo như một công cụ để lôi kéo quần chúng ra khỏi các hoạt động dân tộc dân chủ cứu nước.
Thứ hai, với chính sách lợi dụng tôn giáo để tiến hành các mục đích chính trị, cũng như thực hiện chính sách tôn giáo bất bình đẳng đối với các tôn giáo đã đem lại một hệ lụy vô cùng to lớn trong đời sống chính trị xã hội cả trong quá khứ và ảnh hưởng đến hiện tại. Đó chính là làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, gia tăng mâu thuẫn giữa các tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, với việc lợi dụng Công giáo trong quá trình xâm lược cũng như đô hộ đã dẫn đến thái độ của nhân dân với tôn giáo này trải qua một thời kỳ dài không mấy thiện cảm. Hệ quả nguy hiểm hơn là ở những thời kỳ tiếp theo trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mâu thuẫn giữa lương giáo ngày càng được thực dân đế quốc lợi dụng để tiến hành chính sách dùng người Việt trị người Việt. Hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trầm trọng hơn sự rạn nứt trong khối đoàn kết toàn dân tộc, điển hình là vấn đề Công giáo sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Cùng là người máu đỏ da vàng, cùng là dân tộc Việt Nam, nhưng khi tự do tín ngưỡng bị lợi dụng đến một cách tàn nhẫn dẫn đến cảnh chia rẻ, nồi da xáo thịt để lại một bài học đau đớn trong lịch sử dân tộc.
Thứ ba, về mặt đạo đức tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm giảm tính chủ động, phản kháng của con người. Lợi dụng vào tính chất này của tôn giáo, thực dân Pháp cũng đã lợi dụng các hoạt động tôn giáo nhằm biến quần chúng nhân dân thành một đám đông tự ti, bạc nhược, xa rời với thực tế. Vì hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo.
Tôn giáo không đề cao cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị). Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan, thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng lòng với số phận, không tích cực đấu tranh trong phong trào dân tộc.
Thứ tư, sự xuất hiện cùng một lúc nhiều tôn giáo dẫn đến bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu ở trên cũng tồn tại những mặt hạn chế đó là tình trạng phân biệt, tranh giành, công kích giữa các tôn giáo với nhau trong việc gây ảnh hưởng đến các tín đồ hoặc tạo ra sự xung đột giữa một số tôn giáo mới với tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tình trạng này có ảnh hưởng tiêu cực đến truyền thống đoàn kết của toàn thể