Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Phú Lương là một huyện đông dân với tổng số dân là 109.653 người, trong đó nữ 56.085 người (chiếm 51,1%), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,18 % trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc được thể hiện qua hình 4.2. Mật độ dân số bình quân chung là 297 người/km², hàng năm dân số trên toàn huyện vẫn tăng từ 800 đến 1.000 người. Số người đang trong độ tuổi lao động là 61.732 người, chiếm khoảng 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lượng lao động xã hội chiếm 89,9%. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc. Diện tích, dân số của các xã, thị trấn được thể hiện qua hình 4.2 và bảng 4.1.
3,29% 5%
4,0%
8,05%
4,5%
54,2%
21,1%
Kinh Tày Nùng Sán Chày
Dao Sán Dìu Dân tộc khác
Hình 4.2. Cơ cấu dân số huyện Phú lương năm 2016
Bảng 4.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lương năm 2016
STT Tên xã, thị trấn Diện tích (Km2)
Số thôn (bản, tổ nhân dân)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/Km2)
1 Thị trấn Đu 9,41 13 8153 866
2 Thị trấn Giang Tiên 3,81 8 3792 995
3 Xã Sơn Cẩm 16,82 19 9015 536
4 Xã Cổ Lũng 16,97 18 8705 513
5 Xã Phấn Mễ 21,43 22 2736 128
6 Xã Vô Tranh 18,38 25 3090 168
7 Xã Tức Tranh 25,59 24 9110 356
8 Xã Phú Đô 22,59 25 5535 245
9 Xã Yên Lạc 42,88 23 3191 74
10 Xã Động Đạt 36,49 20 13206 362
11 Xã Ôn Lương 17,24 10 8004 464
12 Xã Phủ Lý 15,49 12 8760 566
13 Xã Hợp Thành 8,99 10 6386 710
14 Xã Yên Đổ 35,61 17 7017 197
15 Xã Yên Ninh 47,19 16 6809 144
16 Xã Yên Trạch 30,07 12 6144 204
Tổng số 368,96 274 109653 6528
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2016)
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông: Huyện có đường quốc lộ 3 chạy đi qua, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp thành đường nhựa và đường bê tông hoá theo tiêu chuẩn đường nông thôn cấp 6.
- Điện lưới: huyện Phú Lương có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95%. Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chương trình Nhà nước và cùng làm để đầu tư xây dựng các trạm điện, các đường dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo được hệ thống điện trong vùng.
- Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài ra còn có các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa nước đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.2.3. Văn hóa xã hội - Giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, gắn với các phong trào do ngành giáo dục phát động. Thực hiện giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức lối sống. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến nay toàn huyện đã có 48 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trường đạt chuẩn mức độ 2.
- Văn hóa
Công tác văn hoá, thể thao, phát thanh truyền hình ngày càng dược quan tâm. Chất lượng, tỷ lệ gia đình, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác bảo tồn di sản văn hóa được chú trọng, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm;
phục dựng thành công một số nghi thức, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc và các điểm di tích trên địa bàn.
- Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tích cực đôn đốc thực hiện xây dựng y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đến nay, có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Chính sách xã hội
Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Tích cực kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng, tổ chức hoạt động tại các cơ sở tôn giáo theo quy định.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai
- Huyện có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, môi trường trong lành là những lợi thế đáng kể để Phú Lương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
- Huyện đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của huyện, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ đến việc sử dụng quỹ đất trên địa bàn.
- Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, nghèo dinh dưỡng, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn nhưng đã ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Sản xuất công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh chưa cao, tương lai cần thiết phải có hướng đầu tư trọng điểm, thiết thực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, đòi hỏi phải có quỹ đất thích hợp cho các hoạt động này.
- Tiềm năng đất đai của huyện có hạn, phần lớn là đất đồi núi, yêu cầu của công nghiệp hoá, đô thị hoá càng mạnh sẽ gây áp lực càng lớn lên quỹ đất nói chung và đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện, xây dựng Phú Lương trở thành một khu kinh tế phát triển của tỉnh cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lý để vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa đảm bảo nâng cao đời sống dân cư phát triển ổn định lâu dài.