Tổng hợp các điều kiện thực tế liên quan tới công tác chuyển mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 51 - 54)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, giai đoạn 2014 – 2016

4.3.1. Tổng hợp các điều kiện thực tế liên quan tới công tác chuyển mục đích sử dụng đất

4.3.1.1. Gia tăng dân số và việc làm

Việc gia tăng dân số là yếu tố đầu tiên tác động đến sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tại huyện Phú Lương, tỷ lệ tăng dân số ở mức trung bình, dân số biến động không quá nhiều qua ba năm (bảng 4.3). Cụ thể:

Bảng: 4.3. Cơ cấu dân số của huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014 2015 2016

1

Tổng số nhân khẩu Người 107.172 107.409 109.653

Nam Người 52.438 52.555 53.568

Nữ Người 54.734 54.854 56.085

2 Tổng số hộ Hộ 29.928 30.047 30.356

3 Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,39 1,36 1,18

4 Mật độ dân số Người/km² 290 291 297

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Lương)

- Năm 2015 tăng 237 người so với năm 2014 - Năm 2016 tăng 2244 người so với năm 2015

Song song với việc tăng dân số là tốc độ tăng số hộ, cụ thể:

- Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 119 hộ - Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 309 hộ

Rõ ràng đây là một áp lực tác động lên nhu cầu đất ở, trong khi quỹ đất chuyên dùng hầu như đã tới hạn. Vì vậy tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

Vấn đề việc làm cũng là một nguyên nhân gián tiếp làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Huyện Phú Lương tiếp giáp phía Bắc với thành phố Thái Nguyên có vị trí thuận tiện trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nới giải quyết bài toán về nhu cầu nhà ở khi thành phố Thái Nguyên có mật độ dân cư đông đúc, chính điều đó làm tăng dân số cơ học lên và tất yếu làm tăng yêu cầu đất ở.

4.3.1.2. Yếu tố đô thị hóa - Tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong 3 năm 2014 - 2016 tăng dần từ 15 %/năm đến 15,9%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người tăng theo năm từ 20,3 triệu đồng/người/

năm vào năm 2014 lên 32,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2016.

Khi kinh tế phát triển, thể hiện qua thu nhập GDP/đầu người tăng sẽ cuốn hút lao động từ nông thôn vào thành phố và làm tăng nhu cầu đất ở.

- Tăng các dự án đầu tư:

Tại huyện Phú Lương, việc thu hút các nhà đầu tư trong 3 năm trở lại đây có sự tăng lên, thể hiện ở số lượng các dự án đầu tư trong năm năm qua.

Tại bảng số liệu 4.4 về thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án đầu tư trên địa bàn huyện cho thấy: Tổng số dự án được giao đất tăng từ năm 2014 là 2 dự án lên 8 dự án vào năm 2016. Trong 3 năm đã có trên 125.921,80 m² đất nông nghiệp của 14 hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để cấp cho các dự án đầu tư. Tổng 125.921,80 m² này được thu hồi để cấp cho:

- Để xây dựng cụm công nghiệp, dịch vụ là 2 dự án với 23.482 m².

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: 10 dự án với 66.351,50 m² - Phát triển các khu đô thị: 2 dự án với 36.088,30 m².

Như vậy, rõ ràng việc tăng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xă hội là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và đất ở.

Bảng: 4.4. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn ( 2014 – 2016 )

Năm

Tổng diện tích (m²)

Số hộ (hộ)

Xây dựng cụm công

nghiệp, dịch vụ Xây dựng hạ tầng Phát triển đô thị Tổng số dự Số dự án

án Số dự

án Số dự

án

2014 12.923,0 13 1 4.979,90 1 7.943,10 0 0 2

2015 35.513,8 38 0 0 3 8.794,90 1 26.718,90 4

2016 77.485,0 69 1 18.502,10 6 49.613,50 1 9.369,40 8

Tổng 125.921,80 120 2 23.482 10 66.351,50 2 36.088,30 14

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương) - Công tác quy hoạch sử dụng đất:

Công tác quy hoạch sử dụng đất có tác động trực tiếp và lâu dài đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Huyện Phú Lương đã có bản quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011 – 2015). Kèm theo đó là bản kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng năm và giai đoạn. Khi bản quy hoạch sử dụng đất được xây dựng có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn thì tính khả thi sẽ rất lớn.

Theo bản quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện Phú Lương (bảng 4.5) cho ta thấy đến năm 2015 và 2020 tổng diện tích tự nhiên không thay đổi (36.894,65 ha). Xem xét 3 nhóm đất cho thấy trong quy hoạch có sự chuyển đổi lớn, đó là đất nông nghiệp giảm mạnh từ 30.536,25 ha (chiếm 82,7 %) năm 2010 xuống 30.070,28 ha (chiếm 81,50%) năm 2015 và giảm xuống 29.617,15 ha (chiếm 80,27 %) vào năm 2020.

Đât phi nông nghiệp tăng: Từ 15,56 % lên 17,04 % năm 2015 và đạt 19,12% năm 2020.

Đất chưa sử dụng giảm còn 224,27 ha vào năm 2020.

Bảng: 4.5. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích

ST T

Chỉ tiêu

Hiện trạng Các kỳ kế hoạch

Diện tích (ha)

cấu (%)

Kỳ đầu, đến năm 2015

Kỳ cuối, đến năm 2020

Diện tích (ha) cấu (%)

Diện tích (ha)

cấu (%) Tổng diện tích đất tự

nhiên 36.894,65 100 36.894,65 100 36.894,65 100

1 Đất nông nghiệp NNP 30.536,25 82,77 30.070,28 81,50 29.617,15 80,27 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.742,36 15,56 6.285,94 17,04 7.053,23 19,12 3 Đất chưa sử dụng CSD 616,04 1,67 538,43 1,46 224,27 0,61

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Lương)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)