Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 23 - 29)

DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Phân tích RRTD là việc xác định mức độ RRTD của khách hàng trên cơ sở xử lý thông tin thu thập được từ hồ sơ tín dụng khách hàng, trao đổi trực tiếp hay điều tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng… Việc phân tích RRTD giúp ngân hàng hiểu, nắm bắt được thực trạng khách hàng, nhu cầu vốn vay thực sự của khách hàng, các phương án và khả năng trả nợ của khách hàng. Để

phân tích RRTD có thể sử dụng mô hình định tính như mô hình SWOT, mô hình CAMPARL, mô hình 6C… trong đó mô hình 6C đánh giá khách hàng toàn diện nhất.

Mô hình này nghiên cứu sự thiện trí và khả năng trả nợ ngân hàng của người đi vay để ngân hàng cân đối giữa mở rộng tín dụng và chấp nhận rủi ro để có quyết định cho phù hợp.

Mô hình 6C

Character (Tư cách người đi vay): Cán bộ tín dụng xem xét tinh thần trả nợ, tư cách đạo đức của người đi vay thông qua mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Mục đích sử dụng vốn vay, lịch sử đi vay và trả nợ ngân hàng trong quá khú như thế nào. Có người bảo lãnh hay không, khả năng dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp.

Capacity (Năng lực tài chính): Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và của người bảo lãnh. Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn. Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng và người cung cấp chính của doanh nghiệp.

Cash (Thu nhập của người đi vay): Cán bộ tín dụng xem xét thu nhập trong quá khứ, mức độ ổn định thu nhập trong tương lai để xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.

Collateral (Tài sản đảm bảo): Đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, khi đánh giá TSĐB cần đánh giá đến các yếu tố: Giá trị của tài sản, khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản, tình trạng bảo hiểm, đã được dùng để bảo lãnh cho người khác hay chưa…

Conditions (Các điều kiện khác): Cán bộ tín dụng cần dự đoán xu hướng ngành nghề mà người đi vay muốn kinh doanh và những biến động của nền kinh tế có khả năng tác động đến người đi vay. Xem xét thị phần dự kiến, tình hình cạnh tranh của sản phẩm, kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, tương lai của ngành…

Control (Kiểm soát): ngân hàng tập trung vào những vấn đề sự thay đổi quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét, mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, quy định của ngân hàng. Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên, ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm,về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.

Xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là sự tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để

chấm điểm khách hàng. Hệ thống này giúp cho ngân hàng quản trị RRTD bằng phương pháp tiên tiến, kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng. Thông qua xếp hang tín dụng nội bộ ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ và quy định nội bộ về quản trị chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần đảm bảo các yêu cầu:

- Phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng.

- Xây dựng trên cơ sở thông tin dữ liệu từng khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, quy mô, tính chất sở hữu, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực điều hành. Do các lĩnh vực khác nhau, chịu tác động của các yếu tố khác nhau, quy mô khác nhau dẫn đến hiệu quả kinh doanh khác nhau nên cần căn cứ vào các chỉ tiêu trên để dánh giá chính xác khách hàng.

- Thường xuyên theo dõi đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của khách hàng, kịp thời điều chỉnh chính xác kết quả phân loại nợ, có các biện pháp quản trị đối với khoản nợ xấu, giúp ngân hàng trong việc giám sát thu hồi howk đầy đủ và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

- Điều chỉnh bổ sung, sửa đổi các quy trình phân loại khách hàng, hệ thống chỉ tiêu và trọng số của từng chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để

chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo sự biến động của thị trường. Do thị trường biến động dẫn tới các doanh nghiệp biến động theo nên các bộ chỉ tiêu có thể không còn phù hợp khi doanh nghiệp thay đổi.

Sau khi xây dựng được một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của từng ngân hàng, nhân viên tín dụng sau khi thu thập và kiểm tra các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng thì nhân viên tín dụng nhập dữ liệu đầu vào. Trên cơ sở

chấm điểm từng khoản vay của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cán bộ tín dụng sẽ thu được dữ liệu đầu ra kèm một số báo cáo cần thiết. Hiện nay các ngân hàng đều xây dựng hệ thống XHTD nội bộ riêng nhằm đánh giá chính xác khách hàng dựa vào yếu tố mà ngân hàng cho là cần thiết và mức độ quan trọng của từng yếu tố theo quan điểm của ngân hàng.

1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Trên cơ sở số liệu thống kê về tín dụng kết hợp với lịch sử khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng đo lường tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến của danh mục tín dụng.

 Tổn thất dự kiến (Exprected loss – EL) là mức tổn thất mà ngân hàng có thể

tính toán và dự tính trước được tương ứng với mỗi khoản mục cho vay hay cho cả danh mục nên đã có kế hoạch dự phòng cho loại tổn thất này, do đó khi có rủi ro xảy

ra ngân hàng sẽ dùng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất dự kiến. Theo Basel II thì tổn thất dư kiến được xác định theo công thức:

Tổn thất dự kiến (EL) = Xác suất xảy ra rủi ro x Giá trị dư nợ khi xảy ra rủi ro x Giá trị tổn thất trong trường hợp rủi ro.

EL=PD x EAD x LGD Trong đó:

PD (Probability of default): Xác suất không trả được nợ, chỉ tiêu này được tính thông qua dãy số liệu lịch sử ít nhất 5 năm của ngân hàng về khoản nợ đã trả, khoản nợ đang trong hạn, khoản nợ không có khả năng thu hồi được.

EAD (Exposure at default): Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

LGD (Loss given default): Tỷ trọng tổn thất ước tính LGD = 1- Tỷ lệ thu hồi vốn

Số tiền thu hồi được bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp cầm cố.

 Tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected loss): là những tổn thất mà ngân hàng không thể dự tính trước được khi cho vay, ví dụ những tổn thất liên quan đến rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, là những biến động của thị trường trong tương lai mà tại thời điểm bắt đầu khoản vay ngân hàng không dự tính trước được. Vì vậy khi có rủi ro xảy ra ngân hàng sẽ sử dụng vốn tự có để bù đắp cho thiệt hại tổn thất xảy ra, tổn thất ngoài dự kiến được xác định theo công thức:

UL =

Sau khi xác định rõ từng loại tổn thất, nguồn bù đắp cho các loại tổn thất đó ngân hàng tiến hành đo lường RRTD. Đo lường RRTD là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro nhằm xác định mức bù rủi ro tương ứng trong lãi suất của một khoản vay, đo lường rủi ro theo phương pháp RAROC (Return adjusted return on capital);

tỷ suất sinh lời có điều chỉnh rủi ro. Hệ thống RAROC phân bổ theo hai nguyên tắc cơ bản là quản trị rủi ro và đánh giá hoạt động.

RAROC =

Trong đó thu nhập bao gồm thu từ hoạt động

kinh doanh và thu tài chính, thu nhập càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Vì vậy ngân hàng cần xác định mức lợi nhuận lớn nhất tại mức rủi ro có thể chấp nhận được. (Nguồn: http://bank.hvnh.edu.vn/)

1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Môi trường kinh doanh luôn luôn vận động nên RRTD cũng biến đổi không ngừng, vì vậy kiểm soát RRTD giúp đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng được cấp, theo dõi việc sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD. Để thực hiện tốt công tác kiểm soát RRTD ngân hàng cần:

(1) Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng là công việc sau khi giải ngân nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng, hiệu quả của phương án kinh doanh, tiến độ thực hiện dự án…thông qua công tác này ngân hàng có thể phát hiện rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn đồng vốn. ngân hàng thường giám sát khách hàng thông qua:

Thông qua tài khoản ngân hàng: ngân hàng giải ngân cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng hoặc người bán, nhà cung cấp của khách hàng. Kiểm soát bằng việc sử dụng tài khoản ngân hàng sẽ giúp nhà quản trị

nắm bắt được: Mục đích sử dụng vốn vay, thời điểm có doanh thu…

Tài liệu thu nhập và báo cáo tài chính: ngân hàng sẽ nắm bắt thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng, xác định khả năng trả nợ, có biện pháp thu hồi khoản vay một cách tốt nhất.

Đánh giá chất lượng và tình trạng TSĐB: Việc đánh giá đúng chất lượng TSĐB sẽ đảm bảo nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi khoản tín dụng có vấn đề.

Kiểm tra thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thu nhập – tổn thất dự kiến Tổn thất ngoài dự kiến

(2) Xếp hạng rủi ro tín dụng

Sau khi xếp hạng khoản vay ngân hàng cần tiếp tục thu thập thông tin của khách hàng để có điều chỉnh phù hợp và ngân hàng có thể sử dụng ma trận chuyển hạng hạng khoản vay chu mục đích này. Ma trận chuyển hạng khoản vay đo lường khả năng một khoản vay thăng hạng, xuống hạng hoặc không được hoàn trả. ngân hàng xây dựng ma trận này dựa vào số liệu trong quá khứ. Ví dụ ma trận chuyển hạng khoản vay:

Bảng 1.2. Ma trận chuyển hạng khoản vay

Hạng rủi ro vào thời điểm cuối năm

Hạng rủi ro vào thời điểm đầu năm

Hạng 1 2 3 D

1 0.85 0.1 0.04 0.01

2 0.12 0.83 0.03 0.02

3 0.03 0.13 0.8 0.04

(Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn/) (3) Dự phòng tồn thất tín dụng

Theo TT02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, các khoản vay sẽ được phân loại theo 5 nhóm:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn – trích lập 0%

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý – trích lập 5%

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn – trích lập 20%

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - trích lập 50%

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn – trích lập 100%

Số tiền dự phòng cụ thể được xác định bằng công thức:

R = ∑ni=1Ri Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

∑ni=1Ri : Là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ

1 đến thứ n

Ri: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai-Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i

Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính của khoản nợ thứ i

R: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 điều này

Trong trường hợp Ci> Ai thì Ri được tính bằng 0 (4) Giám sát và xử lý các khoản vay có vấn đề

Dù có hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng thì bất kỳ ngân hàng nào cũng tồn tại những khoản vay có vấn đề, với những dấu hiệu đã được nhận biết về các khoản tín dụng có vấn đề, ngân hàng cần tiến hành thu hồi các khoản vay dựa trên nguyên tắc:

- Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ các khoản vay đã cấp.

- Khẩn trương khám phá, phát hiện và cảnh báo kịp thời mọi vấn đề liên quan đến tín dụng, mọi sự chậm trễ đều làm tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. Tăng cường giám sát khoản vay và trích lập dự phòng đầy đủ.

- Trách nhiệm xử lý khoản tín dụng có vấn đề cần độc lập tách biệt với chức năng cho vay nhằm tránh các xung đột về lợi ích, đảm bảo tính khách quan cao nhất.

- Cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề bao gồm thay đổi kỳ hạn nợ nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời, tìm kiếm giải pháp tăng cường lưu chuyển tiền tệ hay bổ sung TSĐB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)