Thực trạng rủi ro tính dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 48 - 52)

DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng rủi ro tính dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi

2.2.1. Nợ quá hạn và nợ xấu

Rủi ro tín dụng rất đa dạng, luôn ẩn chứa trong mọi lĩnh vực và có tác động ngược tới sự phát triển an toàn – hiệu quả của hoạt động tín dụng. Thước đo sử dụng phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Agribank Trung Yên giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)

Tổng dư nợ 1.625 1.602 2012 -23 -1.4 410 25.5

Nhóm 1 1.427 1.421 1.856 -6 -0.4 435 30.6

Nhóm 2 156 125 123 -31 -19.9 -2 -1.6

Nhóm 3 30 28 14 -2 -6.7 -14 -50

Nhóm 4 12 15 7 -3 -25 -8 -53.3

Nhóm 5 5 13 12 8 160 -1 -7.7

Nợ quá hạn (từ nhóm 2 - 5) 203 191 156 -12 -5.9 -35 -18.3

Tỷ lệ NQH (%) 12.5 11.3 7.7 -1.2 -9.6 -3.6 -31.9

Nợ xấu (từ nhóm 3 - 5) 47 66 33 -14 -29.8 -33 -50

Tỷ lệ Nợ xấu (%) 2.9 5 1.6 -1.3 -44.9 -3.4 -68

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Trung Yên giai đoạn 2015-2017)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh qua các năm từ 12.5 % vào năm 2015 xuống còn 11.3% vào năm 2016 và chỉ còn 7.7% vào năm 2017. Nguyên nhân là do trong năm 2016 tổng dư nợ của Agribank Trung Yên giảm, nợ quá hạn giảm nhưng tốc độ giảm của nợ quá hạn cao hơn tốc độ giảm của dự nợ.

Nếu so sánh năm 2016 và 2015 thì tỷ lệ nợ quá giảm 1.2% đồng đều với mức dư nợ cho vay giảm 1.4%.

Tỷ lệ nợ xấu lại biến động qua các năm, nếu như năm 2015 và 2017 tỷ lệ nợ xấu đều kiểm soát được ở mức tốt ( dưới 3%) thì năm 2016 tuy tổng dư nợ cho vay giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên đến mức 5% (tương đương 66 tỷ đồng),đa phần các nợ xấu này đều là các khoản vay cho nông nghiệp bởi năm này cũng là năm diễn ra trận mưa lụt lịch sử lớn nhất trong vòng 45 năm qua gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân đi vay vốn, đây thực sự là vấn đề rất đáng lưu tâm trong công tác thu hồi nợ xấu. Vì vậy Agribank Trung Yên phải có những điều chỉnh các chính sách tín dụng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường, cơ cấu tín dụng được chú trọng theo hướng phân tán bớt rủi ro ở ngành nghề nông nghiệp để chuyển sang cho vay ở

các ngành nghề khác như xây dựng và thương mại sản xuất, chế biến.

Trong năm 2016 và 2017, Agribank Trung Yên đã tích cực rà soát lại quy trình tín dụng, sửa đổi nâng cao yêu điều kiện cho vay, chất lượng tài sản đảm bảo, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo Agribank Trung Yên cũng tập trung lựa chọn phân khúc khách hàng, thực hiện mô hình 3 tầng bảo vệ rủi ro, các bộ phận kiểm soát độc lập với bộ phận điều hành và áp dụng công nghệ quản trị rủi ro - Top ngân hàng an toàn trên thế giới, thông qua mô hình này, Agribank Trung Yên sẽ tăng cường vai trò quản trị và kiểm tra hoạt động tại đơn vị kinh doanh nói riêng và toàn hệ thống nói chung.

Do đó tỷ lệ nợ xấu tính đến 6 tháng đầu năm 2018 mà tác giả thu thập được hiện đang được kiềm chế tại mức dưới 2%, đảm bảo cho hoạt động diễn ra an toàn và tính thanh khoản ổn định.

2.2.2. Cho vay

2.2.2.1.Cho vay có đảm bảo bằng tài sản

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay có TSBĐ tại Agribank Trung Yên giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm

2015

Năm

2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)

Tổng dư nợ cho vay 1.625 1.602 2012 -23 -1.4 410 25.5

Dư nợ có TSBĐ 1165 1162 1416 -2 -0.17 254 21.9

Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 71.7 72.5 70.4 0.8 1.2 -2.1 -2.9

Nợ xấu có TSĐB 239 209 227 -30 -12.6 18 8.6

Tỷ lệ nợ xấu có TSBĐ 2.05 3.8 1.2 1.75 85.3 -2.6 -68.4

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Trung Yên giai đoạn 2015-2017)

Dựa vào bảng trên có thể thấy, giai đoạn 2015-2017 Agribank Trung Yên luôn rất thận trọng trong công tác cho vay, biểu hiện ở tỷ lệ cho vay có TSĐB luôn ở mức cao (trên 70%) và tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát chặt chẽ ở mức cho phép ngoại trừ năm 2016 có hơi cao do nguyên nhân khách quan gây ra, điều này cho thấy Agribank Trung Yên luôn quan tâm tới rủi ro cho vay, thực hiện đụng quy trình cho vay và các điều kiện cho vay để đảm bảo giảm thiểu rủi ro tối đa cho Ngân hàng.

2.2.2.2. Cho vay không đảm bảo bằng tài sản

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay không có TSBĐ tại Agribank Trung Yên giai đoạn 2015 – 2017

Tiêu chí Năm

2015

Năm

2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)

Tổng dư nợ cho vay 1.625 1.602 2012 -23 -1.4 410 25.5

Dư nợ không có TSBĐ 460 440 596 -20 -4.3 156 35.5

Tỷ lệ dư nợ không có

TSBĐ(%) 28.3 27.5 29.6 -0.8 -2.8 2.1 7.7

Nợ xấu không có TSĐB 3.9 5.3 2.4 1.4 35.9 -2.9 -54.7

Tỷ lệ nợ xấu không có

TSBĐ(%) 0.85 1.2 0.4 0.35 41.2 -0.8 -66.7

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Trung Yên giai đoạn 2015-2017) Agribank Trung Yên chỉ thực hiện cho vay tín chấp không có TSĐB với một số khách hàng truyền thống tin cậy, có năng lực tài chính tốt hoặc là cán bộ nhân viên

của ngân hàng vì vậy mà số lượng khách hàng vay không có TSĐB ở chi nhánh là rất ít, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi tình trạng bị nợ xấu ở nhóm đối tượng khách hàng vay này bởi rủi ro trong làm ăn có thể đến từ những nguyên nhân không thể

lường trước được. Năm 2017 là năm có tỷ lệ nợ xấu đối với khoản vay không có TSĐB thấp hơn hẳn so với năm 2015 và 2016 điều này cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp để kiểm soát nợ xấu ở nhóm KH này rất có hiệu quả.

2.2.3. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Trung Yên

Bảng 2.7 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Agribank Trung Yên Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu Dư nợ Giá trị

TSĐB

Tỷ lệ trích lập (%)

DP cụ thể

cần trích

DP cụ thể đã trích

Chênh lệch DP cụ thể

DP chung cần trích

DP chung đã trích

Chênh lệch DP chung

2016

Nhóm 1 1427 1017 0 0

7,21 -0,62 11,53 12,76 -1,23

Nhóm 2 156 112 5 2,6

Nhóm 3 30 21,7 20 2,0

Nhóm 4 12 8,6 50 2,1

Nhóm 5 5 3,7 100 1,1

Tổng

cộng 1625 1162 7,83 7,21 -0.62 11,53 12,76 -1,23

2017

Nhóm 1 1421 1023 0 0

14,68 -3,42 16,64 19,16 -2,52 Nhóm 2 125 89,11 5 2,32

Nhóm 3 28 19,81 20 1,91 Nhóm 4 15 10,83 50 2,72 Nhóm 5 13 9,41 100 4,31 Tổng

cộng 1602 1246 11,26 14,68 -3,42 16,64 19,16 -2,52

T6/2018

Nhóm 1 1856 1336 0 0

11,23 -1,26 12,76 13,95 -1,22 Nhóm 2 123 87,56 5 3,79

Nhóm 3 14 10,51 20 0,96 Nhóm 4 7 5,27 50 1,26 Nhóm 5 12 8,93 100 3,96 Tổng

cộng 2012 1448 9,97 11,3 -1,26 12,76 13,95 -1,22 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Trung Yên giai đoạn 2015-2017)

Ngân hàng Agribank Trung Yên đã áp dụng chiến lược tăng trưởng thận trọng ngay từ bắt đầu thành lập. Trong 3 năm qua, nhờ định hướng phát triển theo tam giác chiến lược Quản trị tăng trưởng – Quản trị rủi ro – Quản trị hiệu quả mà Agribank Trung Yên đã có những bước tiến chắc chắn và rõ nét trên thị trường tài chính Việt Nam, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng đối với những khoản tín dụng có rủi ro, nâng cao mức trích lập dự phòng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống.

Trong 3 năm qua (2016-2018), số dự phòng chung và dự phòng cụ thể có sự biến động tăng giảm theo sự tăng giảm của dư nợ cho vay. Agribank Trung Yên đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro khá đầy đủ. Chênh lệch thiếu dự phòng chung và dự phòng cụ thể rất nhỏ, không đáng kể.

Bảng 2.8: Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 2017

DPRR đã trích 19,97 33,84 25,25

Tổng nợ xấu 47 66 33

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro 0,42 0,51 0,76 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Trung Yên giai đoạn 2015-2017) Từ bảng 2.7, ta thấy tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro từ dự phòng RRTD của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên nó luôn nhỏ hơn 1 do số lượng dư nợ có TSBĐ của Chi nhánh khá cao, hơn nữa DPRR chỉ là các khoản trích trước mang tính phòng ngừa rủi ro nên tỷ lệ này ở mức 0,76 được đánh giá là khá cao, nếu xảy ra rủi ro tỷ lệ bù đắp của ngân hàng khá tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)