Mô hình quản trị RRTD tại một số NHTM lớn trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 35 - 39)

DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM

1.3.2. Mô hình quản trị RRTD tại một số NHTM lớn trong nước

Từ năm 2011 trở về trước, Vietinbank thực hiện theo mô hình quản trị tín dụng theo mô hình phân tán. Theo đó, các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh thực hiện tất cả các bước của quy trình đối với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (chi nhánh tìm kiếm, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ). Phòng Quản trị rủi ro tại chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trường hợp, chủ yếu ý kiến chỉ để cảnh báo và có tính chất tham khảo. Trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện chi nhánh sẽ trình Hội sở tái thẩm định. Phòng Quản trị rủi ro tại hội sở có vai trò như ở chi nhánh.

Bước sang Năm 2013 Vietinbank có sự chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Theo đó, phòng khách hàng tại chi nhánh và trụ sở chính chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng mà không còn chức năng thẩm định như trước. Trên cơ sở thu thập thông tin do phòng khách hàng cung cấp và các thông tin cần thiết khác, phòng Quản trị rủi ro tại chi nhánh đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh dạo Chi nhánh/Hội đồng tín dụng cơ sở/ trình Hội sở chính quyết định. Đối với trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện, chi nhánh trình Trụ sở chính, phòng đầu mối thực hiện tái thẩm định là phòng Quản trị rủi ro tín dung, đầu tư, phòng Khách hàng tại trụ sở chính có vai trò thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng làm cơ sở lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi phòng Quản trị rủi ro tín dụng, đầu

tư. Đây là bước đệm để tiến tới tách biệt hẳn chức năng quản trị rủi ro và tác nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Từ tháng 1/2013 Ngân hàng Vietinbank một lần nữa có sự chuyển đổi trong mô hình, tại đó có sự tách biệt hoàn toàn 3 chức năng: Kinh doanh, Tác nghiệp và Quản trị rủi ro. Phòng Khách hàng/ Phòng Giao dịch tại các chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp Giới hạn tín dụng tập trung lên phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt Giới hạn tín dụng Trụ sở chính., không còn phòng Quản trị rủi ro và Hội đồng tín dụng cơ sở. Việc kiểm soát thẩm định khoản tín dụng, giải ngân tập trung về Phòng kiểm soát và Phê duyệt tín dụng.

Từ tháng 4/2013 đến nay, toàn bộ việc kiểm soát thẩm định tập trung về phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng. Phòng kiểm soát và phê duyệt tín dụng đổi tên thành Phòng kiểm soát giải ngân, không còn chức năng kiểm soát thẩm định mà chỉ kiểm soát chứng từ và các điều kiện trước giải ngân

1.3.2.2. Quản trị rủi ro tại NHTCP Quốc tế Việt Nam VIB

Để có thể phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới, VIB đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau để nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng:

- Chia hoạt động tín dụng thành ba khối:Khối phát triển khách hàng cá nhân:

chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng cá nhân, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân; Khối phát triển khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng doanh nghiệp; Khối quản trị

tín dụng: chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách tín dụng chung cho ngân hàng, tái thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt của hoạt động tín dụng, tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ, xử lý nợ.

- Chia các giai đoạn của quy trình xử lý một hồ sơ tín dụng cho các bộ phận khác nhau:

+ Tiếp thị và lập tờ trình tín dụng: bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân;

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và các điều kiện vay vốn theo quy định: Giao dịch tín dụng;

+ Tái thẩm định và phê duyệt: Quản trị tín dụng;

+ Hoàn tất hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các giấy tờ khác cho việc giải ngân: Giao dịch tín dụng;

+ Kiểm tra, theo dõi khách hàng: bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp/cá nhân và bộ phận giao dịch tín dụng.

- Tiến hành phê duyệt tín dụng tập trung tại Hội sở cho tất cả khoản cấp tín dụng của tất cả các chi nhánh trên toàn quốc: việc phê duyệt được thực hiện thông qua Giám Đốc khối Quản trị tín dụng hoặc Ủy Ban Tín Dụng nếu vượt hạn mức phê duyệt của Giám Đốc khối Quản trị tín dụng.

- Xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp và hệ thống cho điểm khách hàng cá nhân để có những chính sách ưu đãi hoặc giám sát riêng cho từng khách hàng, tiến tới đánh giá chất lượng tổng thể của dư nợ tín dụng.

- Hoàn thiện các chính sách tín dụng để phản ánh và giám sát tốt hơn các rủi ro trong hoạt động tín dụng như chính sách lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động lãi suất đầu vào liên tục của thị trường, chính sách cho vay ngoài địa bàn, chính sách về hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, chính sách về đảm bảo tính xác thực của báo cáo tài chính doanh nghiệp, quy định thẩm định các khoản cấp tín dụng ngoại bảng được thực hiện tương tự như thẩm định tín dụng nội bảng….

- Thành lập các bộ phận phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, phát triển sản phẩm tín dụng doanh nghiệp để có thể cung cấp các sản phẩm tín dụng có chất lượng cao và được đánh giá nhiều mặt rủi ro.

- Xây dựng một hệ thống giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng thông qua phòng Giám sát tín dụng-xử lý nợ thuộc khối Quản lý tín dụng và thông qua hoạt động của phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ, nhằm đảm bảo mức độ tuân thủ cao nhất.

- Công khai trên báo cáo thường niên một số biện pháp phòng chống rủi ro mà VIB đang áp dụng.

Nhờ các biện pháp trên mà trong thời gian vừa qua Ngân hàng Quốc tế đã có những thành công rất đáng khích lệ qua việc gia tăng thị phần đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng nội và ngoại bảng.

1.3.2.3. Quản trị rủi ro tại NHTCP Đại chúng Việt Nam

NHTMCP Đại Chúng Việt Nam áp dụng mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị RRTD toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu.

Trong 3 tuyến phòng thủ thì tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở...

Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản trị rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Mô hình phòng thủ trên, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia, để

vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn thời gian. Điều quan trọng là, để thực hiện thành công, đòi hỏi phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh

đạo ngân hàng, bởi không ít người ngại những “quy định rối rắm” trong quản trị rủi ro làm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt.

Đánh giá về hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại PVcombank, sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp tại Ngân hàng là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNPTNT CN trung yên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)