DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra của NHNN
Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trọng tâm thanh tra của NHNN trong lĩnh vực tín dụng là: Việc kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh về cấp L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã được xác định cụ thể qua kết quả kiểm tra. Kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra từ Trung Ương xuống cơ sở. Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy Ban Basel.
Từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng thương mại, gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Pvcom Bank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB được NHNN yêu cầu thực hiện thí điểm triển khai Basel II. Theo lộ trình áp dụng, sau 3 năm thực hiện (đến cuối năm 2018), 10 ngân hàng này sẽ phải đáp ứng tuân thủ các chuẩn mực vốn theo Basel II và NHNN sẽ triển khai rộng rãi cho toàn hệ thống.
Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu năm 2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.
Trong đó, Thống đốc NHNN yêu cầu tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, áp dụng chuẩn mực vốn Basel II và các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đi đôi với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các biện pháp khuyến khích và bắt buộc (trong một số trường hợp cần thiết) tăng vốn điều lệ để cải thiện năng lực tài chính và mức độ an toàn.
Tại chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện theo các Nghị
quyết số 05/NQ-TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã yêu cầu NHNN tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).
Để chuẩn bị cho những mục tiêu trên, cuối năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở mức 8%. Như vậy, tỷ lệ này thấp hơn 1% so với hệ số CAR tối thiểu 9% quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng hiện tại. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 nhưng các ngân hàng có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn trước thời hạn có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước. Động thái này được các chuyên gia đánh giá là tín hiệu mở đường cho việc áp dụng theo chuẩn Basel II (hệ số CAR theo Basel II là 8%).
Đồng thời để góp phần hoàn thiện QTRR, NHNN cần phải cập nhật và tổng kết việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng đang thực hiện thí điểm, từ đó có cơ sở sớm triển khai trong toàn hệ thống ngân hàng.
NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin
Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là mạng CIC. Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện QLRR tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng như dư nợ, nhóm nợ, tài sản đảm bảo là gì, giá trị tài sản đảm bảo thời điểm đánh giá gần nhất là thời điểm nào, giá trị tài sản đảm bảo là bao nhiêu,….. và phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý, cảnh báo các NHTM. Bên
cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản trị mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khó khăn cho các NHTM tham khảo.
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.
Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
NHNN cần phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS): Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.
Hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình chuẩn bị thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính. NHNN tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác đa phương, song phương nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn từ các nước và tổ chức quốc tế như: Tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế về dịch vụ ngân hàng. Cải cách lại hệ thống kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Chú trọng đến việc đầu tư cho hạ tầng cơ sở của các ngân hàng như hệ thống
thông tin, mạng máy tính. Kết hợp với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, kế toán và xử lý thông tin kế toán ngân hàng, hệ thống chuyển tiền tự động.
Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp chuyển giao rủi ro
Hiện nay, các NHTM đều chưa thực hiện các biện pháp chuyển giao rủi ro vì nhiều lý do: Thị trường tài chính Việt Nam còn yếu kém, các ngân hàng không đủ thẩm quyền, nhân lực, công nghệ…để thực hiện. Vì vậy cần đơn vị có thẩm quyền lớn nhất trong thị trường tài chính là NHNN đứng ra nghiên cứu, tập huấn và bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có cơ sở để bước theo. Vì thực hiện các nghiệp vụ này ngày càng trở thành những nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động của mỗi ngân hàng.
Về nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng
NHNN cần có cơ chế để hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng trở thành đúng như chức năng của nó đặc biệt là các vấn đề cần sự đồng thuận trong ứng xử và hành động của các Ngân hàng, ví dụ: Các vấn đề về tăng giảm lãi suất; các vấn đề về ứng xử đối với các khách hàng đã vay vốn trong các đơn vị thành viên của hiệp hội; Vấn đề cầu nối tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho các hội viên trong quan hệ với NHNN và Chính phủ.