CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.3 CÁC NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNN QUẢNG TRỊ
1.4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam để hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của một số nước trên thế giới trên các khía cạnh khác nhau, có thể rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào việc hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta như sau :
- Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của các nước là :séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu và các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ, lệnh thanh toán; các hệ thống thanh toán hướng tới giải quyết vấn đề tốc độ thanh toán, thuận lợi trong giao dịch, quản lý vốn hiệu quả. Vì vậy hệ thống thanh toán tức thời, trực tiếp theo từng món được áp dụng phổ biến.
- Những thành tựu về công nghệ đang góp phần đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Còn các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì không ngừng cải tiến các hệ thống truyền tải dịch vụ của mình đến khách hàng và không ngừng cải tiến các dịch vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện.Công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động TTKDTM qua ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển hoạt động thanh toán TTKDTM trong nền kinh tế. Trong đó việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đạitrong hoạt động của các ngân hàng sẽ đóng vai trò chủ đạo.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới đang bùng nổ, đáng chú ý là các giao dịch thanh toán điện tử, qua hệ thống máy tính. Thẻ trả trước là một phương tiện thanh toán phát
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
triển cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet. Loại thẻ này có thể phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương mại điện tử do khả năng giao dịch của các cá nhân có thẻ, qua Internet hoặc Mobiphone và không nhất thiết thông qua tài khoản ngân hàng. Thẻ có thể phát hành với mệnh giá nhỏ thích hợp với những khoản chi tiêu nhỏ, lẻ và việc phát hành không nhất thiết phải có tên chủ thẻ và tài khoản ở ngân hàng. Vì vậy loại thẻ này có tiềm năng rất lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà một bộ phận lớn dân cư chưa có tài khoản ở ngân hàng. Đặc điểm thẻ trả trước thanh toán nhanh chóng, tức thời khiến cho việc thanh toán thẻ trả trước thuận tiện gần như tiền mặt trong các giao dịch thanh toán tại điểm bán hàng.
- Để thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giữa các nền kinh tế thì cơ sở vật chất của hoạt động thanh toán mà đặc biệt là công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, bao gồm hệ thống mạng lưới viễn thông điện tử, đường truyền hệ thống tốc độ cao, các hệ thống mạng lưới chuyển tiền điện tử, các phương tiện truyền và sử lý số liệu khác.
- Khuôn khổ pháp lý vững chắc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển công nghệ thanh toán, đó là nhiệm vụ của Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính.
Cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, cơ chế chính sách một cách đồng bộ, nhất quán phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ thông tin.
- Chính sách đầu tư của Chính phủ có tính chất quyết định tới sự phát triển công nghệ thanh toán, thông qua việc xây dựng hệ thống mạng lưới hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho hệ thống thanh toán quốc gia bằng nguồn vốn Ngân sách hoặc bằng nguồn vốn nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và khu vực, hoặc khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư theo các chuẩn mực xác định hoặc thành lập các hệ thống liên kết chung.
Nghiệp vụ thanh toán là một trong 3 nghiệp vụ lớn của các Ngân hàng Thương mại và ngày càng được các Ngân hàng quan tâm nhằm thu hút khách hàng, trong đó, đặc biệt nhất vẫn là các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này, nhiều văn bản pháp luật và Đề án nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã được triển khai. Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình đề tài khoa học cũng như nhiều nghiên
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
cứu, bài viết liên quan đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nói chung và ở một số Ngân hàng thương mại nói riêng. Có thể thống kê một số đề tài như sau:
- Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Đề án nhằm mục đích đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
- Đề tài “Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh” của tác giả Lương Bích Ngọc. Luận văn đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống lý luận và thực tiễn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN Quảng Ninh phân tích, đánh giá thực trạng TTKDTM; chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân và hướng xử lý trong quá trình TTKDTM từ đó đề ra hệ thống giải pháp TTKDTM tại NHNN Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, có một số đề tài liên quan đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nói chung và ở một số Ngân hàng thương mại nói riêng như đề "Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình ” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh;đề tài“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng trên đại bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Biếc Linh, ….Những công trình trên đi sâu phân tích những vấn đề của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại.
Như vậy, tính đến nay, chưa có đề tài nào đưa ra những tiêu chí hoàn thiện công tác TTKDTM và ứng dụng thực tiễn NHNN Quảng Trị. Vì vậy, đề tài nghiên cứu hoàn thiện công tác TTKDTM tại NHNN Quảng Trị chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng nhằm phục vụ cho việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TTKDTM tại NHNN Quảng Trị.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
CHƯƠNG 2